Giá đóng cửa điều chỉnh: tầm quan trọng và cách tính

Giá đóng cửa điều chỉnh: tầm quan trọng và cách tính

(ĐTCK-online) Bài viết "VN-Index ở đâu trên đồ thị tỷ suất lợi nhuận và độ rủi ro thế giới?” đăng trên ĐTCK-online ngày 28/7 vừa qua có nói rõ giá đóng cửa điều chỉnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu.

Nếu sử dụng giá đóng cửa chưa điều chỉnh, tức là giá được đăng trên bảng niêm yết giá tại sàn chứng khoán, hoặc được cung cấp bởi các công ty chứng khoán, chúng ta đã bỏ qua lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ cổ tức và việc tách/thưởng cổ phiếu, vốn đóng vai trò rất quan trọng. Khi đó, việc phân tích hiệu quả đầu tư, cũng như việc so sánh giữa các cổ phiếu với nhau, việc thành lập danh mục đầu tư, hay ngay cả việc phân tích kỹ thuật, sẽ mất tính chính xác. Trong bài tiếp theo này, Thạc sỹ Lâm Minh Chánh sẽ trình bày tầm quan trọng và cách tính giá đóng cửa điều chỉnh của các cổ phiếu.

Trước hết chúng ta hãy quan sát bảng giá của cổ phiếu Microsoft Corporation - MSFT trong nhiều ngày khác nhau, do finance.yahoo.com cung cấp vào ngày 6/8/2007 (xem bảng 1).

Bảng 1: Giá cổ phiếu Microsoft Corporation

Date
Ngày

Open
Giá mở cửa

High
Cao nhất

Low
Thấp nhất

Close
Giá đóng cửa

Volume
Luợng GD

Adj Close
Giá đóng cửa điều chỉnh

01/08/2007

28,95

29,55

28,82

29,30

80.006.300

29,30

31/07/2007

29,71

29,72

28,98

28,99

66.554.000

28,99

03/08/1998

109,12

110,87

107,37

108,44

73.566.400

23,25

31/07/1998

112,94

113,52

109,94

109,94

53.705.200

23,58

03/08/1992

72,75

74,25

72

73,75

31.516.800

1,98

31/07/1992

73,5

73,5

72,25

72,75

35.312.000

1,95

14/03/1986

28

29,5

28

29,00

308.160.000

0,09

13/03/1986

25,5

29,25

25,5

28,00

1.031.788.800

0,08

Ngoài 2 ngày gần nhất, có sự tương đồng giữa giá đóng cửa (Close Price) và giá đóng cửa điều chỉnh (Adjusted Close Price), còn lại những ngày khác, sự khác biệt là khá lớn. Khi tính tỷ suất lợi nhuận, độ rủi ro để phân tích đầu tư hay thành lập danh mục, chúng ta không thể dùng giá đóng cửa chưa điều chỉnh, mà phải sử dụng giá đóng cửa điều chỉnh. Bài viết sẽ làm rõ sự quan trọng của giá này và hướng dẫn cách tính loại giá này trên chương trình Excel.

Cổ phiếu chúng ta lấy ra minh họa là một cổ phiếu ABC nào đó, có bảng giá đóng cửa chưa điều chỉnh trong 16 kỳ như bên dưới. Dùng  16 kỳ giá đóng cửa chưa điều chỉnh này, chúng ta tính ra  kết quả tỷ suất lợi nhuận, độ lệch chuẩn của cổ phiếu như sau (xem bảng 2):

Bảng 2: Giá đóng cửa chưa điều chỉnh của cổ phiếu ABC

 

 

A

B

C

1

Kỳ

Giá đóng cửa chưa điều chỉnh

(Close Price)

Tỷ lệ lãi suất/kỳ
C9=(B9-B8)/B8*100%

2

1

17.000

 

3

2

20.000

17,65%

4

3

23.500

17,50%

5

4

26.000

10,64%

6

5

27.000

3,85%

7

6

25.000

-7,41%

8

7

14.000

-44,00%

9

8

17.000

21,43%

10

9

18.000

5,88%

11

10

19.000

5,56%

12

11

21.000

10,53%

13

12

23.500

11,90%

14

13

24.000

2,13%

15

14

18.000

-25,00%

16

15

17.000

-5,56%

17

16

19.000

11,76%

18

 

 

 

19

 

TL lãi suất
trung bình
C19=AVERAGE(C3:C17)

2,46%

20

 

Độ lệch chuẩn
C20=STDEVP(C3:C17)

16,78%

Việc tính toán như trên - vốn chỉ dựa vào giá đóng cửa chưa điều chỉnh -  thật sự không chính xác và không thể hiện được tỷ suất lợi nhuận và độ lệch chuẩn, cũng như xu hướng giá của cổ phiếu ABC vì đã bỏ qua lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được từ việc chia cổ tức và tách thưởng cổ phiếu.

Cổ phiếu ABC có lịch chia cổ tức và cổ phiếu thưởng như sau: cuối kỳ 3, cổ tức tiền mặt 5.000; cuối kỳ 7, thưởng bằng cổ phiếu: tách 1 cổ phiếu thành 2, cuối kỳ 13, cổ tức tiền mặt 4.000; cuối  kỳ 14, thưởng bằng cổ phiếu: 2 cổ phiếu tặng 1 cổ phiếu (tức 2 thành 3).

Dựa vào những dữ liệu đó, chúng ta sẽ xác định giá đóng cửa điều chỉnh của ABC theo 2 bước như sau:

Bước 1: Tính tỷ suất lợi nhuận thật sự của cổ phiếu ABC theo từng kỳ

Thể hiện tất cả những hệ số này vào cột C (hệ số tách/thưởng cổ phiếu), cột F (cổ tức) và sử dụng những công thức thể hiện bằng chữ màu xanh trong các tiêu đề, chúng ta sẽ tìm ra được tỷ suất lợi nhuận chính xác theo từng kỳ, ở cột I. Từ đó sẽ tính được tỷ suất lợi nhuận trung bình và độ lệch chuẩn trong các ô I19 và I20 theo như bảng sau (xem bảng 3):

Bảng 3: Tính tỷ suất lợi nhuận thật của cổ phiếu ABC

A

B

C

D

E

F

G

H

I

Kỳ

Giá
đóng cửa
đơn thuần

Hệ số tách/ thưởng cp

Hệ số tách
tích lũy
D9 =C9* D8

Giá đóng cửa
điều chỉnh theo
hệ số tách
E9 = B9* D9

Cổ tức

Cổ tức
điều chỉnh theo
hệ số tách
G9 = D9*F9

Giá để tính
tỷ lệ lãi suất thật từng kỳ
H9 = E9+G9

Tỷ lệ lãi suất/

Kỳ
I9 = (H9 -E8)/ E8*100%

1

17.000

1

1

17.000

0

0

17.000

 

2

20.000

1

1

20.000

0

0

20.000

17,65%

3

23.500

1

1

23.500

0

0

23.500

17,50%

4

26.000

1

1

26.000

5.000

5.000

31.000

31,91%

5

27.000

1

1

27.000

0

0

27.000

3,85%

6

25.000

1

1

25.000

0

0

25.000

-7,41%

7

14.000

2

2

28.000

0

0

28.000

12,00%

8

17.000

1

2

34.000

0

0

34.000

21,43%

9

18.000

1

2

36.000

0

0

36.000

5,88%

10

19.000

1

2

38.000

0

0

38.000

5,56%

11

21.000

1

2

42.000

0

0

42.000

10,53%

12

23.500

1

2

47.000

0

0

47.000

11,90%

13

24.000

1

2

48.000

4.000

8.000

56.000

19,15%

14

18.000

1,5

3

54.000

0

0

54.000

12,50%

15

17.000

1

3

51.000

5.000

15.000

66.000

22,22%

16

19.000

1

3

57.000

0

0

57.000

11,76%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TL Lãi Suất
Trung Bình
I19=AVERAGE(I3:I17)

13,10%

Độ Lệch Chuẩn
I20=STEVP(I3:I17)

8,98%

Như vậy chúng ta đã tính được tỷ lệ lãi suất thật sự từng kỳ của cổ phiếu  ABC. Việc còn lại là chúng ta phải thể hiện giá đóng cửa điều chỉnh như thế nào? Chúng ta không thể dùng giá tại cột H để biểu diễn giá của cổ phiếu ABC. Tại kỳ 16, giá cổ phiếu này là 19.000 chứ đâu phải 57.000.

Chúng ta sẽ tính ra giá đóng cửa điều chỉnh của cổ phiếu ABC trong vòng 16 kỳ theo cách tính ngược như sau:

 

Bước 2: Tính giá đóng cửa điều chỉnh của cổ phiếu ABC

Trước hết, cho giá đóng cửa điều chỉnh (ĐCĐC) cuối kỳ 16 bằng với giá đóng cửa chưa điều chỉnh cuối kỳ 16. Trên Excel D17=B17. Chúng ta biết tỷ suất lợi nhuận kỳ 16 được xác định bằng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận kỳ 16 = (Giá ĐCĐC kỳ 16 - Giá ĐCĐC kỳ 15)/Giá ĐCĐC kỳ 15*100%.

 Từ công thức đó ta suy ra: Giá đóng cửa kỳ 15 = Giá ĐCĐC kỳ 16 *(1+tỷ suất lợi nhuận kỳ 16).

Áp dụng công thức này, chúng ta sẽ tính được giá đóng cửa điều chỉnh của các kỳ trước đó theo bảng sau (xem bảng 4):

Bảng 4: Giá đóng cửa điều chỉnh của cổ phiếu ABC

 

A

B

C

D

E

1

Kỳ

Giá đóng cửa

Tỷ lệ lãi suất/kỳ

Giá đóng cửa điều chỉnh*

Giải thích cách tính

2

1

 

 

3.148

D2 = D3/(1+C3)

3

2

 

17,65%

3.703

D3 = D4/(1+C4)

4

3

 

17,50%

4.351

D4 = D5/(1+C5)

5

4

 

31,91%

5.740

D5 = D6/(1+C6)

6

5

 

3,85%

5.961

D6 = D7/(1+C7)

7

6

 

-7,41%

5.519

D7 = D8/(1+C8)

8

7

 

12,00%

6.182

D8 = D9/(1+C9)

9

8

 

21,43%

7.506

D9 = D10/(1+C10)

10

9

 

5,88%

7.948

D10 = D11/(1+C11)

11

10

 

5,56%

8.390

D11 = D12/(1+C12)

12

11

 

10,53%

9.273

D12 = D13/(1+C13)

13

12

 

11,90%

10.377

D13 = D14/(1+C14)

14

13

 

19,15%

12.364

D14 = D15/(1+C15)

15

14

 

12,50%

13.909

D15 = D16/(1+C16)

16

15

 

22,22%

17.000

D16 = D17/(1+C17)

17

16

19.000

11,76%

19.000

D17 = B17

18

 

 

 

 

 

19

 

TL Lãi Suất
Trung Bình

13,10%

 

 

20

 

Độ Lệch Chuẩn

8,98%

 

 

Như vậy chúng ta đã có giá đóng cửa điều chỉnh trong 16 kỳ.

Minh hoạ dưới nay sẽ giúp chúng ta một lần nữa nhận rõ sự khác nhau của giá đóng cửa điều chỉnh và chưa điều chỉnh.

Giả sử chúng ta có 1.000.000 và đầu tư vào cổ phiếu ABC trong đủ 16 kỳ. Với giá đóng cửa chưa điều chỉnh, chúng ta chỉ nhận được 1.117.647 sau 16 kỳ, trong khi đó với giá đóng cửa điều chỉnh, số tiền nhận được là 6.035.800 và đây mới là con số chính xác thu được từ khoản đầu tư này - xem bảng 5.  

 

Bảng 5: Kết quả đầu tư theo 2 cách tính giá

 

A

B

C

D

E

F

G

1

 

Giá đóng cửa
chưa điều chỉnh

Giá đóng cửa
điều chỉnh

2

Kỳ

Giá
đóng cửa
chưa điều chỉnh

Tỷ suất lợi nhuận

1 triệu đầu tư trong 16 kỳ
D9 = D8* (1+C9)

Giá
đóng cửa
điều chỉnh

Tỷ suất lợi nhuận

1 triệu đầu tư trong 16 kỳ
F9 = F8* (1+E9)

3

1

17.000

 

1.000.000

3.148

 

1.000.000

4

2

20.000

17,65%

1.176.471

3.703

17,65%

1.176.471

5

3

23.500

17,50%

1.382.353

4.351

17,50%

1.382.353

6

4

26.000

10,64%

1.529.412

5.740

31,91%

1.823.529

7

5

27.000

3,85%

1.588.235

5.961

3,85%

1.893.665

8

6

25.000

-7,41%

1.470.588

5.519

-7,41%

1.753.394

9

7

14.000

-44,00%

823.529

6.182

12,00%

1.963.801

10

8

17.000

21,43%

1.000.000

7.506

21,43%

2.384.615

11

9

18.000

5,88%

1.058.824

7.948

5,88%

2.524.887

12

10

19.000

5,56%

1.117.647

8.390

5,56%

2.665.158

13

11

21.000

10,53%

1.235.294

9.273

10,53%

2.945.701

14

12

23.500

11,90%

1.382.353

10.377

11,90%

3.296.380

15

13

24.000

2,13%

1.411.765

12.364

19,15%

3.927.602

16

14

18.000

-25,00%

1.058.824

13.909

12,50%

4.418.552

17

15

17.000

-5,56%

1.000.000

17.000

22,22%

5.400.452

18

16

19.000

11,76%

1.117.647

19.000

11,76%

6.035.800

19

 

 

 

 

 

 

 

20

 

TL lãi suất
trung bình

2,46%

 

TL lãi suất
trung bình

13,10%

 

21

 

Độ lệch chuẩn

16,78%

 

Độ lệch chuẩn

8,98%

 

Trước khi kết thúc, người viết xin lưu ý bạn đọc ba điểm. Thứ nhất, có một vài phương cách tính giá điều chỉnh khác , tuy vậy  chúng cho kết quả tương tự. Thứ hai, giá đóng cửa điều chỉnh của một cổ phiếu sẽ thay đổi khi có sự kiện chia cổ tức hay tách/thưởng cổ phiếu. Tuy vậy, tỷ suất lãi suất của từng kỳ là không thay đổi và giá điều chỉnh cuối kỳ bao giờ cũng bằng với giá đóng cửa cuối kỳ chưa điều chỉnh. Thứ ba, trong khi chờ đợi một tổ chức tại Việt Nam cung cấp giá này, từng cá nhân chúng ta có thể tính giá đóng cửa điều chỉnh để sử dụng. Điều quan trọng cần phải để ý là chúng ta phải chọn điểm xuất phát. Tốt nhất là từ ngày đầu giao dịch của cổ phiếu. Nếu không có đủ số liệu trong quá khứ, thì có thể sử dụng một ngày nào đó gần hơn, chẳng hạn 2/1/2007.  Điều cần ghi nhớ là nên chọn một điểm xuất phát giống nhau cho các cổ phiếu mà chúng ta định phân tích hay thành lập danh mục đầu tư.

Trong số báo kế tiếp, dựa vào kết quả tính toán giá đóng cửa điều chỉnh, tác giả sẽ trình bày đồ thị tỷ lệ lãi suất và độ lệch chuẩn của một số cổ phiếu tiêu biểu các ngành trong thời gian từ tháng 1/2007 đến cuối tháng 7/2007. Đối với những cổ phiếu có độ rủi ro cao, tác giả sẽ đề nghị một số  số danh mục nhằm giảm mức độ rủi ro.

 

Rõ ràng tỷ lệ lãi suất thực tính theo giá điều chỉnh đóng cửa (13,10%) cao hơn nhiều so với tỷ lệ lãi suất chỉ tính theo giá đóng cửa chưa điều chỉnh (2,46%). Độ lệch chuẩn đo mức độ rủi ro tính theo giá điều chỉnh (8,96%) cũng thấp hơn so với độ lệch chuẩn khi tính theo giá đóng cửa chưa điều chỉnh (16,78%)