Giao dịch chứng khoán phiên chiều 10/3: Dòng tiền mất hút, VN-Index hạ thấp độ cao

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 10/3: Dòng tiền mất hút, VN-Index hạ thấp độ cao

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dòng tiền đột ngột chững lại trong phiên chiều khiến các bluechip không giữ được sức bật như phiên sáng, VN-Index theo đó cũng thu hẹp đà tăng, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày và lấp gab ngay trong phiên.

Trong phiên sáng, với bùng nổ với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng và nhóm Vingroup, đã kéo VN-Index tạo một gab hơn 3 điểm khi mở cửa phiên, trở lại trên vùng 1.485 điểm.

Bước sang đến phiên chiều, quán tính của phiên sáng giúp VN-Index nới rộng đà tăng tiến lên thử thách vùng 1.490 điểm. Tuy nhiên, lực bán gia tăng kể cả ở nhóm ngân hàng, chứng khoán vốn vừa le lói trở lại phiên sáng, trong khi dòng tiền đột ngột chững lại khiến nhiều mã hạ nhiệt hoặc quay đầu, qua đó kéo VN-Index rơi dần đều và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày, lấp xong gab đã tạo ra đầu phiên sáng, dù vẫn giữ được sắc xanh nhạt. Thanh khoản sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất 2 tuần.

Đóng cửa, VN-Index tạo cây nến đỏ phiên thứ 5 liên tiếp và là phiên thứ 4 liên tiếp chỉ số này đóng cửa dưới đường trung bình MA20 và 3 phiên liên tiếp dưới đường MA50. Ngưỡng 1.480 điểm đang trở thành ngưỡng kháng cự khó chịu của VN-Index trong ngắn hạn khi 2 phiên liên tiếp đều thất bại mỗi lúc test lại ngưỡng này.

Có thể nói, dù hồi phục trở lại, nhưng việc dòng tiền đột ngột chững lại cho thấy chủ yếu là do áp lực bán giá thấp được tiết giảm, chứ không phải do lực cầu. Đây chính là điểm trừ đáng kể trong phiên hôm nay.

Đóng cửa, sàn HOSE có 295 mã tăng và 164 mã giảm, VN-Index tăng 5,34 điểm (+0,36%), lên 1.479,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 650 triệu đơn vị, giá trị 21.175,7 tỷ đồng, giảm 30% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 20,8 triệu đơn vị, giá trị 789,3 tỷ đồng.

Nhóm bluechip, cổ phiếu VNM bật tăng và trở thành mã tăng tốt nhất +2,7% lên 77.100 đồng.

Nhóm Vingroup với VHM tăng không đáng kể so với cuối phiên sáng, +1,6% lên 75.200 đồng, còn VRE và VIC đều chỉ còn tăng nhẹ, lần lượt +1,3% và 1,4%.

Các mã tăng khá phần lớn chỉ nhích nhẹ với BVH +1,8% lên 57.400 đồng, SAB +1,3% lên 157.000 đồng.

Nhóm ngân hàng BID và MBB cũng hạ nhiệt chỉ còn tăng hơn 1%, các mã TCB, CTG, TPB, VCB, ACB tăng không đáng kể, trong khi STB là cổ phiếu tăng tốt nhất, nhưng cũng chỉ +1,4% lên 31.550 đồng, còn HDB và VPB đảo chiều giảm nhẹ.

Ở nhóm giảm điểm đáng kể có MSN, khi nới rộng đà đi xuống, đóng cửa mất 3,5% xuống 150.000 đồng. Tương tự là cặp đôi dầu khí GAS và PLX, với GAS -3% xuống 118.500 đồng, PLX -61.300 đồng. Ở các mã khác, PNJ -2% HPG -1,4% GVR -1,3%...

Trong đó, HPG vẫn là cổ phiếu giao dịch sôi động nhất và cũng lớn nhất HOSE về thanh khoản với 26,8 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dòng tiền chảy mạnh vào một số cổ phiếu như FCM TEG, SKG, CMX, HDC, TGG, DQC, SJF, TCD, SVD, DAG, PIT, khi đều tăng kịch trần, với thanh khoản tương đối cao.

Đáng chú ý khác là BCG khi tăng hết biên độ +6,8% lên 26.550 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau HPG trên sàn với 19 triệu đơn vị khớp lệnh.

Có khối lượng giao dịch tương đối cao trên sàn và đóng cửa tăng điểm còn HAG, HNG, DCM, HVN và nhóm bất động sản, xây dựng FLC, HQC, HNG, DXG, ASM, TTF, SCR, CII, DLG, NLG…nhưng phần lớn mức tăng chỉ trên dưới 1%, trừ DXG và ASM, với DXG +3,2% lên 40.1000 đồng, ASM +3,7% lên 18.150 đồng…khớp lệnh nhóm này từ 4 triệu đến 18,37 triệu đơn vị.

Tăng mạnh hơn có DIG +3,3% lên 91.000 đồng, VNE +3,6%, HT1 +3,7%, TNI +3,9%, DAH +4,1%, ACC +4,8%, ITD +5%, KOS +5,2%, DXS +5,7%, CTR +5,9%...và HDC tăng trần +6,9% lên 101.600 đồng.

Ở các nhóm ngành, nhóm thực phẩm, thủy sản đứng vững với hai mã ANV và VHC tăng trần tại 41.350 đồng và 79.600 đồng, IDI cũng lên giá trần +6,9% lên 20.850 đồng, tương tự là AAM +6,7% lên 16.750 đồng, GIL +6,9% lên 81.000 đồng, Các mã khác như ACL +6,5% lên 23.850 đồng, FMC +5,1% lên 62.000 đồng, ABT +4,3% lên 43.500 đồng.

Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, VND vẫn là cái tên nổi bật nhất khi giữ giá trần +6,9% lên 31.850 đồng, khớp 2 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 14 triệu đơn vị. Các mã khác trong nhóm như TVB +4,6% lên 22.550 đồng, BSI +3,1% lên 41.250 đồng, còn lại biến động nhẹ với CTS +1,3%, AGR +0,5%, HCM +0,5%, VIX +0,2%, trong khi FTS -2%, VCI -0,5%.

Nhóm dầu khí đều giảm, ngoài GAS và PLX nêu trên, thì ASP -5,3% xuống 16.000 đồng, PXI -3,7% xuống 7.900 đồng, GSP -3,5% xuống 16.450 đồng, PGD -3,2%, PXS -3,1%, PVD -3%, PVT -2,8%, CNG -2,5%, PGC -2,4%...

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng nhích thêm đôi chút sau giờ nghỉ trưa và cũng bị đẩy nhẹ xuống sau đó tương tự như VN-Index.

Đóng cửa, sàn HNX có 149 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index tăng 3,04 điểm (+0,68%), lên 447,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 118,6 triệu đơn vị, giá trị 3.069,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,2 triệu đơn vị, giá trị 386,4 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu BII, KVC, ITQ, VKC giữ sắc tím từ cuối phiên sáng, và có thêm PV2, SD5, SD9 gia nhập.

Các cổ phiếu tăng mạnh khác có TVC +6,2% lên 23.900 đồng, HHG +6,3% lên 8.400 đồng, BCC +6,5% lên 22.800 đồng, VC2, KSQ SD5 nhích hơn 5%.

Cổ phiếu CEO hạ nhiệt, chỉ còn +2,3% lên 66.600 đồng, SRA +3,5% lên 11.800 đồng, APS +1,5%, DIC +0,7%...

Nhóm cổ phiếu dầu khí giảm mạnh với PVS -3% xuống 38.200 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với 14,1 triệu đơn vị khớp lệnh. Cổ phiếu PVC -4,7% xuống 32.800 đồng, khớp 5,1 triệu đơn vị, PVG -3,6% xuống 18.500 đồng, khớp 1,28 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lại đi ngược xu hướng, khi tiếp tục nhích dần lên trong phiên chiều và đóng cửa ở mức cao nhất ngày.

Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 1,93 điểm (+1,7%), lên 115,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 91,6 triệu đơn vị, giá trị 2.038,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,12 triệu đơn vị, giá trị 82,1 tỷ đồng.

Trong số các cổ phiếu thanh khoản cao nhất, các mã giảm điểm chỉ còn BSR, OIL, DDV và BOT, trong đó BSR -1,7%, OIL -3,2% và DRI -8% xuống 19.600 đồng.

Còn lại đều kết phiên trong sắc xanh với những mã tăng cao như VHG +8,2% lên 10.600 đồng, KHB +7,6% lên 8.500 đồng, SDD +9% lên 8.500 đồng.

Đáng kể nhất là hai mã GEG và CDO, khi đều tăng hết biên độ lên 46.200 đồng và 7.900 đồng.

Phiên này, BSR khớp lệnh dẫn đầu với 14,67 triệu đơn vị, VHG khớp 14,2 triệu đơn vị, GEG khớp 5 triệu đơn vị, OIL khớp 3,82 triệu đơn vị, CDO khớp 3,26 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng VN302203 đáo hạn gần nhất giảm nhẹ 0,8 điểm (-0,05%), xuống 1.490 điểm, khớp lệnh hơn 104.700 đơn vị, khối lượng mở hơn 36.000 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, trong đó, CHPG2203 và CHPG2201, CMSN2110 khớp lệnh cao nhất, với 1,1 triệu đến 1,55 triệu đơn vị và cả ba đều giảm.

Tin bài liên quan