Giao dịch chứng khoán phiên sáng 23/6: Thiếu động lực, nhà đầu tư giao dịch thận trọng

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 23/6: Thiếu động lực, nhà đầu tư giao dịch thận trọng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường tiếp tục cho thấy sự phân hóa cao, trong khi việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ cũng như nhóm dẫn dắt khiến giao dịch đang trở nên khá nhàm chán.

Trong phiên hôm qua, thị trường mở cửa với đà tăng khá tốt với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán và ngân hàng, nhưng áp lực đè nặng nhóm dầu khí, phân bón, cùng một số mã bluechip như VCB, VNM, VHM, VIC, MSN khiến VN-Index bị đẩy dần về tham chiếu và giằng co trong suốt phần còn lại của phiên.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 23/6, thị trường phân hóa từ sớm, nhưng cả bên mua và bên bán đều chưa mạnh tay, trong khi nhóm bluechip cũng chia đôi ngả, dao động trong biên độ hẹp khiến VN-Index trồi sụt nhẹ quanh tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.

Một số cổ phiếu đáng chú ý như nguyên vật liệu, hóa chất với DGC, HCD tăng kịch trần, nhóm công ty chứng khoán có VIX, FTS tăng hơn 4%, bất động sản, xây dựng với DIG, CKG, HDC, LDG cũng tăng hơn 4%, hai cổ phiếu thủy sản ACL, ANV cũng giao dịch khởi sắc, trong đó ANV tăng hơn 6%.

Trái lại, cũng là những cổ phiếu ở các nhóm trên, với VND, ORS, VCI ở nhóm công ty chứng khoán đang giảm khá sâu, cặp đôi hóa chất DCM và DPM đang gặp khó.

Nhà đầu tư phần lớn đứng ngoài khiến thanh khoản thị trường mất hút, trong khi những người tham gia thị trường cũng không quá hào hứng với việc mua bán, khiến VN-Index gần như chỉ đi ngang ở ngay trên tham chiếu trong suốt cả phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 202 mã tăng và 235 mã giảm, VN-Index tăng 0,64 điểm (+0,05%), lên 1.169,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 193 triệu đơn vị, giá trị 4.839,6 tỷ đồng, giảm tới hơn 40% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 9,5 triệu đơn vị, giá trị 418,5 tỷ đồng.

Thị trường phân hóa mạnh, ngay cả ở nhóm bluechip, trong rổ VN30 có 14 sắc xanh, 13 mã giảm, cùng HPG, MBB và STB đứng tham chiếu.

Ở những mã tăng, GAS là cổ phiếu tăng tốt nhất, nhưng cũng chỉ +2,5% lên 114.000 đồng. Các cổ phiếu VNM, CTG, MSN, FPT, SSI, MWG, BVH nhích từ 1% đến 1,7%.

Ở chiều ngược lại, SAB là cổ phiếu giảm sâu nhất, nhưng cũng chỉ -1,9% xuống 153.100 đồng, nhóm HDB, VJC, ACB, VHM, VIC, VRE giảm từ 1% đến 1,8%.

Thanh khoản trong nhóm, POW cao nhất với 9,83 triệu đơn vị và cũng là lớn nhất HOSE, giá cổ phiếu nhích nhẹ 0,8%. Theo sau là SSI với 8,66 triệu đơn vị, STB khớp 4,73 triệu đơn vị, MWG khớp 4,09 triệu đơn vị, HPG khớp hơn 2,81 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, không nhiều cổ phiếu hút lực mua và gần như chỉ là ở những cổ phiếu đơn lẻ, như DGC, FTS, HCD, HTN, khi đều tăng kịch trần.

Các cổ phiếu khác như HDC +6,4% 33.850 đồng, VOS +6,3% lên 15.300 đồng, DIG +5,9% lên 35.700 đồng, ABS +5,8% lên 10.950 đồng, TEG +4,7% lên 9.300 đồng, VIB +4,4% lên 20.100 đồng, LDG +4,2% lên 8.000 đồng. Các cổ phiếu AMD, NT2, VIX, TNI, PXS, CKG nhích từ 3% đến 4%.

Trong đó, DIG thuộc top thanh khoản cao nhất sàn, với hơn 5,57 triệu đơn vị khớp lệnh.

Một số cổ phiếu quen thuộc ở nhóm thủy sản có phần vượt trội hơn như phiếu ANV chạm gần giá trần +6,7% lên 57.000 đồng, ACL +3% lên 23.700 đồng, VHC +3,1% lên 90.200 đồng.

Các sắc xanh khác đáng kể có SCR, CII, PC1, GEG, ASM, DXG, HQC, IDI, GEX, HCM, PVD, khớp lệnh từ 1 triệu đến 4,38 triệu đơn vị, nhưng ngoài HCM và PVD tăng hơn 2%, thì còn lại đều chỉ nhích nhẹ.

Ở chiều ngược lại, hai đại diện giảm giá đáng chú ý có VND và HAG, khi có khối lượng giao dịch lớn, với VND khớp 8,5 triệu đơn vị, giá cổ phiếu giảm 3,8% xuống 16.350 đồng, HAG khớp 5,48 triệu đơn vị, giảm 3,6% xuống 7.710 đồng.

Các sắc đỏ khác có tại SSB, NKG, BAF, TCH, HBC, ITA, HSG, DPM, VCI, DCM, nhưng đa số chỉ giảm nhẹ trên dươi 1%.

Trên sàn HNX, đà tăng tốt của một số cổ phiếu lớn đã giúp HNX-Index tăng từ sớm và giữ vững sắc xanh, dù áp lực phân hóa cũng rất cao trên bảng điện tử.

Chốt phiên, sàn HNX có 80 mã tăng và 73 mã giảm, HNX-Index tăng 1,83 điểm (+0,68%), lên 271,21 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28,8 triệu đơn vị, giá trị 533,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,46 triệu đơn vị, giá trị 132,6 tỷ đồng.

Các lực đỡ chính cho chỉ số đến từ PVS +4,9% lên 23.600 đồng, CEO +5,9% lên 26.900 đồng, L14 +4% lên 122.600 đồng.

Bên cạnh đó, các mã nổi bật khác còn có HHG tăng trần +8% lên 2.700 đồng, KVC tăng trần +6,9% lên 3.100 đồng, PVL +6% lên 5.300 đồng, PVC +3,9% lên 16.100 đồng, trong khi TNG, HUT, HDA, IDJ, SCG chỉ có sắc xanh nhạt.

Trái lại, MST -5,7% xuống 8.300 đồng, BCC -4,1% xuống 14.000 đồng, MBS -2,4% xuống 16.400 đồng, ART -2,2% xuống 4.400 đồng, còn SHS, APS, TVC giảm nhẹ, trong khi BII, KLF, VKC, LAS đứng tham chiếu.

Thanh khoản phiên này PVS cao nhất với 5,27 triệu đơn vị, SHS khớp 3,38 triệu đơn vị, TNG khớp 2,26 triệu đơn vị, CEO khớp 2,18 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, sau những phút đầu giằng co, chỉ số UpCoM-Index đã lên hẳn trên tham chiếu, trước khi bị đẩy ngược trở lại và kết phiên chỉ còn tăng nhẹ.

Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,11%), lên 85,73 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 17,8 triệu đơn vị, giá trị 402,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,47 triệu đơn vị, giá trị 88,6 tỷ đồng.

Sắc xanh ở nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất có phần lấn át với BSR, VHG, PAS, SSH, OIL, LMH, VTP, DDV, BOT, CDO, QTP, VTD…

Trong đó, một số tăng khá mạnh và phần lớn là các cổ phiếu nhỏ như VTD +8,4% lên 16.800 đồng, CDO +7,1% lên 3.000 đồng, VHG +6,3% lên 3.400 đồng, LMH +5,9% lên 9.000 đồng.

Phiên này, BSR vẫn là cổ phiếu hút giao dịch nhất với hơn 9 triệu đơn vị khớp lệnh, giá cổ phiếu nhích 1,5% lên 27.100 đồng.

Tin bài liên quan