Giao dịch chứng khoán phiên sáng 5/4: Nhóm FLC hạ nhiệt, VN-Index rung lắc ở vùng đỉnh

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 5/4: Nhóm FLC hạ nhiệt, VN-Index rung lắc ở vùng đỉnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tâm lý nhà đầu tư tương đối thận trọng ngay khi mở cửa, nhưng không phải do vụ việc liên quan đến Tân Hoàng Minh, mà quan trọng hơn là bởi yếu tố kỹ thuật khi VN-Index đang cách vùng đỉnh lịch sử không xa.

Trong phiên hôm qua, thị trường mở cửa tăng tốc, VN-Index vượt đỉnh lịch sử mọi thời đại và chạm 1.530 điểm khi có thêm sự góp mặt của nhóm cổ phiếu chứng khoán.

Dù vậy, sự đuối sức của nhóm cổ phiếu bluechip nói chung sau giờ nghỉ trưa, cùng nhiều mã vừa và nhỏ quay đầu điều chỉnh, đã khiến VN-Index đóng cửa không thể giữ được mốc điểm trên khi đóng cửa.

Thông tin chiều muộn đáng chú ý sau khi thị trường đóng cửa là việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra thông báo, hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt; CTCP Cung điện Mùa Đông và CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil. Cả ba doanh nghiệp đều là thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Dù rằng các công ty trên và Tập đoàn Tân Hoàng Minh không niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng dư âm từ vụ việc bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm đã gây nên đợt sóng gió đối với nhóm cổ phiếu bất động sản trên sàn và sự việc lần này còn có thể liên quan đến một số tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu và các trái chủ (vốn không được Tân Hoàng Minh công bố, nhưng có tổ chức tín dụng) có thể ảnh hưởng liên đới đến chứng khoán.

Tuy nhiên, thông tin trên dường như không hoặc chưa tạo tác động đáng kể nào đến thị trường, khi mở cửa sáng nay 5/4, giao dịch dù có phần chậm lại và giằng co, rung lắc quanh tham chiếu, nhưng việc VN-Index đã tăng ba phiên liên tiếp và chạm gần tới vùng đỉnh lịch sử là diễn biến bình thường.

Về diễn biến các cổ phiếu, họ FLC vẫn là tâm điểm, với FLC và ROS đang dẫn đầu về khối lượng khớp lệnh trên sàn, dù vậy, sức nóng đã giảm bớt so với phiên bùng nổ hôm qua, khi FLC không giữ được sắc tím trong phiên sáng nay, còn ROS có thời điểm lùi về giá đỏ, tương tự là AMD và HAI, khi cũng sớm đảo chiều xuống dưới tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu tạo động lực lớn trong phiên hôm qua là công ty chứng khoán cũng đã chững lại và phân hóa cao, trừ VND khi tiếp tục bứt phá và tăng thêm gần 5%, thanh khoản cũng chỉ đứng sau cặp đôi FLC-ROS trên sàn HOSE.

Giao dịch cầm chừng trong suốt cả phiên khiến thanh khoản giảm mạnh, VN-Index gần như dao động nhẹ ở ngay dưới tham chiếu trước khi có nhịp bật lên ở những phút cuối nhờ bảng điện tử cân bằng hơn.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 204 mã tăng và 212 mã giảm, VN-Index tăng 2,56 điểm (+0,17%), lên 1.527,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 402,3 triệu đơn vị, giá trị 12.336,48 tỷ đồng, giảm 18% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 19,8 triệu đơn vị, giá trị 602,8 tỷ đồng.

Nhóm bluechip biến động không đáng kể do sự dè dặt của dòng tiền với đa số chỉ tăng, giảm dưới 1%, như TPB, PDR, VJC, VCB, HPG, MBB, NVL, BVH nhích lên từ 0,1% đến 0,5% và ngược lại là VRE, SSI, nhóm ngân hàng STB, VPB, ACB, HDB, TCB, CTG giảm từ 0,1% đến 0,8%.

Một vài cổ phiếu biên độ giá cao hơn là PNJ +2,3% lên 119.300 đồng, POW +1,5% lên 16.450 đồng, FPT +1,4%, MSN +1,2%, và BID -1,6% xuống 43.550 đồng, VNM -1,5% xuống 81.000 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, chỉ một số ít nổi lên như CNG, TRC và CSM khi đều tăng trần, dù khớp lệnh cao nhất là CNG cũng chỉ có hơn 0,57 triệu đơn vị khớp lệnh.

Nhích lên đáng kể khác có VCG, HBC, PGC, CIG, FCN, NHA, IDI, ITD, DBC, TGG LCG khi tăng từ 2,4% đến 5,5%, trong đó, LCG khớp hơn 10,3 triệu đơn vị, VCG khớp hươn 4,5 triệu đơn vị, FCN khớp hơn 4,27 triệu đơn vị, IDI khớp hơn 2,2 triệu đơn vị.

Cổ phiếu LPB trong ngày giao dịch không hưởng quyền bán ưu đã cổ phiếu với giá 10.000 đồng đã tăng vọt 4,54% lên 20.700 đồng, khớp 5,22 triệu đơn vị.

Tương tự, cổ phiếu DBC trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 1:1 đã tăng 5,21% lên 39.350 đồng, khớp gần 3,7 triệu đơn vị.

Ở những nơi khác, nhà FLC suy yếu nhanh. Trong đó, FLC từ sắc tím chỉ còn +1,7% lên 11.800 đồng khi kết phiên, khớp hơn 30,2 triệu đơn vị, cao nhất thị trường.

Trong khi đó, ROS, AMD và HAI đều giảm, với ROS, HAI giảm nhẹ, còn AMD -3,1% xuống 5.940 đồng, khớp lệnh ROS chỉ đứng sau FLC với hơn 14,2 triệu đơn vị.

Cổ phiếu VND sau phiên bùng nổ hôm qua đã chững lại và +3,8% lên 35.200 đồng, khớp hơn 12,3 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu khác như ở nhóm thép, bất động sản, phân bón, với HSG, NKG, PDR, NLG, LDG, HHV, SCR, CII, DIG, BCG, DXG, HQC, DCM, DPM chỉ nhích nhẹ, khớp từ 2,1 triệu đến 7,1 triệu đơn vị.

Trái lại, VGC, CTD, KDC, KBC, JVC, TCH, TSC…chìm trong sắc đỏ, khớp từ hơn 1 triệu đến 3 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến tương tự, khi HNX-Index gần như chỉ giằng co nhẹ quan tham chiếu trong suốt cả phiên và bật nhẹ lên sắc xanh ở những phút cuối.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 97 mã tăng và 112 mã giảm, HNX-Index tăng 0,89 điểm (+0,19%), lên 459,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,33 triệu đơn vị, giá trị 1.487,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,45 triệu đơn vị, giá trị 234,7 tỷ đồng.

Bảng điện tử chia đôi ngả, trong đó, đáng chú ý là cả 5 cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn đều giảm là KLF, ART, IDC, SHS và HUT.

Trong đó, KLF giảm 1,7% xuống 5.900 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với gần 10 triệu đơn vị, trong khi ART giảm mạnh 4,2% xuống 9.200 đồng, khớp 3,38 triệu đơn vị, HUT -3,2% xuống 36.800 đồng, khớp 1,96 triệu đơn vị.

Ở phía sau lại là các sắc xanh tại TAR, PVS, CEO, TNG, IDJ, MBG, IPA, dù mức tăng chỉ khiêm tốn, trừ IPA nhích hơn 2% lên 57.400 đồng, khớp từ 0,88 triệu đến 1,9 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM cũng chịu áp lực cao và phần lớn thời gian giao dịch ở dưới tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất có BSR, LMH, C4G, VGI, DRI, LTG, AAS tăng, trong đó, BSR +1,9% lên 26.800 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với 5,11 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, VGT, BOT, SBS, ABB, DDV, MSR, QNS giảm, khớp từ 0,29 triệu đến 1,99 triệu đơn vị.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,16 điểm (-0,14%), xuống 117,51 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28,2 triệu đơn vị, giá trị 676,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 25 triệu đơn vị, giá trị 434,7 tỷ đồng, với chủ yếu là hơn 23,8 triệu cổ phiếu DVN, trị giá hơn 401,6 tỷ đồng.

Tin bài liên quan