Giao dịch chứng khoán sáng 17/2: Lực cầu yếu, VN-Index rung lắc và giảm nhẹ

Giao dịch chứng khoán sáng 17/2: Lực cầu yếu, VN-Index rung lắc và giảm nhẹ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cũng như xu hướng gần đây, những con sóng dệt may, thép được hình thành trong phiên hôm qua đã nhanh chóng bị dập tắt. Thị trường giao dịch khá ảm đạm bởi lực cầu yếu khiến VN-Index biến động rung lắc và điều chỉnh nhẹ.

Thị trường đã có phiên hồi phục thứ 2 và chỉ số VN-Index kết phiên hôm qua ngày 16/2 với cây nến tăng điểm dạng bullish hammer với giá đóng cửa cao nhất ngày, củng cố cho việc tiếp diễn đà hồi phục trở lại. Tuy nhiên, việc tăng điểm với thanh khoản không cải thiện và đà tăng giá mạnh nhất ngày lại tập trung nhiều ở nhóm cổ phiếu midcaps và smallcaps cũng tiềm ẩn rủi ro đà giảm có thể tiếp diễn trở lại.

Theo SHS, vận động hiện tại vẫn chỉ là kênh hồi phục ngắn hạn, về trung và dài hạn, thị trường đang trong khu vực phục hồi sau đáy với biên độ rộng và cần thêm một giai đoạn chặt chẽ trở lại với khối lượng giao dịch thấp (tích lũy cạn kiệt), thì mới có thể tạo nền tảng để hình thành uptrend mới.

Quay lại phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 17/2, áp lực bán gia tăng sau 2 phiên tăng điểm khiến thị trường rung lắc và chớm đỏ ngay khi mở cửa.

Tuy nhiên, VN-Index nhanh chóng đảo chiều hồi phục và biến động nhẹ quanh vùng giá 1.060 điểm khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục.

Lực cầu vẫn thận trọng khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm và chỉ số VN-Index chỉ duy trì đà tăng nhẹ trên mốc tham chiếu. Điểm đáng chú ý là bên cạnh trạng thái phân hóa của nhóm cổ phiếu bluechip, dòng tiền vẫn tiếp tục hướng đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ giúp nhiều mã giao dịch sôi động và duy trì đà tăng tích cực.

Điển hình như IBC, MCG, ST8 tăng kịch trần, OGC dù không giữ được sắc tím nhưng vẫn tăng trên dưới 5%, NVL tiếp tục tăng trên dưới 4%...

Ở nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng, chủ yếu các mã chỉ biến động tăng giảm trong biên độ khá hẹp trên dưới 1%, ngoại trừ một số mã với thông tin đáng chú ý từ Ngân hàng như STB, EIB đang tăng hơn 3%.

Cụ thể, STB tăng 3,14% với câu chuyện đang nóng tại Ngân hàng là khối ngoại đã liên tục mua ròng mạnh mẽ thời gian gần đây và thực hư về room ngoại tại Sacombank; còn EIB tăng 3,27% khi Ngân hàng tổ chức ĐHCĐ bất thường để thông qua bầu bổ sung thành viên HĐQT… Ngoài ra, LPB cũng đang có mức tăng vượt trội hơn 3%, cùng thanh khoản dẫn đầu thị trường.

Thị trường rung lắc nhẹ trong suốt cả phiên sáng và với diễn biến không mấy khả quan từ nhóm cổ phiếu bluechip, chỉ số VN-Index đã tạm dừng phiên sáng trong sắc đỏ.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 145 mã tăng và 210 mã giảm, VN-Index giảm 0,84 điểm (-0,08%) xuống 1.057,45điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 204,1 triệu đơn vị, giá trị 3.614,2 tỷ đồng, tăng 3,97% về khối lượng và giảm 5,97% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 12,44 triệu đơn vị, giá trị 264,42 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30, ngoại trừ duy nhất STB duy trì đà tăng tốt hơn 3% và EIB tăng 2,6%, còn lại các mã khởi sắc chỉ tăng nhẹ trên dưới 1%. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu có biên độ giảm cũng không quá lớn, chỉ quanh mức 1%. Do đó, chốt phiên, chỉ số VN30 chỉ giảm nhẹ 2,42%.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là tâm điểm của dòng tiền. Trong đó, NVL thu hẹp biên độ khi chỉ còn tăng nhẹ 1,3% lên 11.650 đồng/CP, nhưng vẫn có thanh khoản tốt nhất thị trường với hơn 10,56 triệu đơn vị khớp lệnh.

Các mã khác như DXG, NKG, VIX, PDR cũng chốt phiên tăng nhẹ với thanh khoản đều thuộc top 10 trên sàn HOSE.

Xét về nhóm ngành, sau phiên nổi sóng hôm qua, nhóm cổ phiếu thép đã hạ nhiệt với cặp HSG và HPG đảo chiều giảm hơn 1%, trong khi NKG may mắn giữ được nhịp tăng nhưng chưa tới 1%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng nhẹ, với cặp đôi lớn VCB và BID tăng nhẹ, trong khi các mã ở top sau đó là STB, VIB, LPB, EIB tăng tốt hơn với biên độ trên 2-3%. Trái lại, CTG, VPB, TCB, ACB, HDB, SHB giảm nhẹ chủ yếu chỉ trên dưới 0,5%.

Nhóm bất động sản thoát khỏi trạng thái điều chỉnh nhờ diễn biến đảo chiều của các mã Vingroup với VHM tăng 1,5%, VRE nhích nhẹ, đặc biệt là pha đảo chiều cuối phiên của VIC giúp mã này lấy lại mốc tham chiếu.

Trên sàn HNX, thị trường cũng chuyển sang trạng thái rung lắc và liên tục đổi sắc trong nửa cuối phiên sáng.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 64 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index giảm 0,14 điểm (-0,07%) xuống 210,7 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31,49 triệu đơn vị, giá trị 437,43 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 12,33 tỷ đồng.

Cổ phiếu bất động sản CEO tiếp tục có thêm phiên tăng điểm nhưng độ rộng không còn lớn như phiên hôm qua. Chốt phiên, CEO tăng 1,9% lên 21.700 đồng/CP với thanh khoản sôi động nhất sàn HNX, đạt gần 5,1 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, mã bất động sản khác là TIG chốt phiên tăng 3,6% lên 8.700 đồng/CP với thanh khoản thuộc top 5 khi đạt gần 1,8 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trái lại, SHS rung lắc và chốt phiên giảm 1,2% xuống mức 8.500 đồng/CP và khớp lệnh 3,47 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu nhỏ, KLF chốt phiên giảm 11,1% xuống mức giá sàn 800 đồng/CP, thanh khoản chỉ thua CEO với hơn 4,26 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trên UPCoM, thị trường quay đầu giảm điểm ngay từ thời điểm mở cửa.

Chốt phiên sáng, UPCoM-Index giảm 0,87 điểm (-1,09%), xuống 78,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 21,78 triệu đơn vị, giá trị 137,82 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,62 triệu đơn vị, giá trị 33,65 tỷ đồng.

Các cổ phiếu có thanh khoản tốt trên thị trường chỉ đạt hơn 1 triệu đơn vị. Trong đó, BSR dẫn đầu với gần 1,9 triệu đơn vị giao dịch thành công và chốt phiên đứng tại mốc tham chiếu 16.300 đồng/CP.

Các mã nhỏ DPS, DCS, KSH đứng ở vị trí tiếp theo đó khi khớp trên dưới 1,5 triệu đơn vị, chốt phiên DPS đứng giá tham chiếu, còn DCS và KSH giảm sàn/

Tin bài liên quan