Giới đầu tư tiếp tục gom cổ phiếu công nghệ

Giới đầu tư tiếp tục gom cổ phiếu công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq trên Phố Wall đã tăng điểm trong phiên thứ Hai (12/6) lên mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 4/2022, trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi dữ liệu CPI và quyết định của Fed về lãi suất trong tuần này.

Thị trường đã kỳ vọng rằng Fed sẽ bỏ qua việc nâng lãi suất trong cuộc họp tuần này, với nhà đầu tư dự báo khả năng khoảng 72% sẽ không có quyết định nâng lãi suất nào, theo công cụ FedWatch của CME Group.

Nâng đỡ thị trường phiên này là các cổ phiếu công nghệ như Amazon, Apple và Tesla. Chỉ số S&P 500, một thước đo rộng nhất của giá cổ phiếu ở Phố Wall đã đã phục hồi 21% kể từ mức đáy thiết lập vào tháng 10/2022.

Cổ phiếu Tesla tăng 2,2%, đánh dấu phiên tăng thứ 12 liên tiếp, một kỷ lục đối với hãng xe điện Mỹ. Apple và Microsoft tăng 1,5% mỗi cổ phiếu, với mức tăng từ đầu năm đến nay của hai hãng này đã đạt tương ứng 41% và 38%.

Dữ liệu CPI tháng 5 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày thứ Ba có thể giúp củng cố lập trường rằng lạm phát đang suy giảm, khi các chuyên gia kinh tế kỳ vọng chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm xuống mức 4% trong tháng 4, giảm so với mức 4,9% trong tháng trước. Ngày thứ Ba cũng là ngày đầu tiên của cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ của Fed.

Kết thúc phiên 12/6, chỉ số Dow Jones tăng 189,55 điểm (+0,56%), lên 34.066,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 40,07 điểm (+0,93%), lên 4.338,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 202,78 điểm (+1,53%), lên 13.461,92 điểm.

Chỉ số DAX của Đức dẫn đầu mức tăng trong số chỉ số chính tại châu Âu, được thúc đẩy bởi cổ phiếu Adidas, trong khi sự tập trung của nhà đầu tư chủ yếu vào các cuộc họp chính sách lớn của ngân hàng trung ương dự kiến trong tuần.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,16% lên 460,73 điểm.

Cổ phiếu nhà sản xuất đồ thể thao Đức Adidas đã tăng 5,5%, sau khi Bernstein nâng xếp hạng đối với cổ phiếu lên " outperform" từ mức "market perform", do kỳ vọng các yếu tố như sự trở lại của thị trường Trung Quốc và việc Lionel Messi chuyển đến Inter Miami "có khả năng thúc đẩy thị phần Mỹ" cho Adidas.

Các cổ phiếu xa xỉ cũng hỗ trợ thị trường như LVMH và Hermes tăng lần lượt 1,8% và 3%.

Hiện giới đầu tư đang tập trung vào các cuộc họp của Fed, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tuần này.

Fed được cho là sẽ giữ lãi suất ổn định vào cuối cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Tư, trong khi ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào thứ Năm để chế ngự lạm phát.

Kết thúc phiên 12/6: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 8,33 điểm (+0,11%), lên 7.570,69 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 148,03 điểm (+0,93%), lên 16.097,87 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 37,21 điểm (+0,52%), lên 7.250,35 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng, được thúc đẩy bởi đà phục hồi của cổ phiếu các nhà sản xuất dược phẩm và các công ty liên quan đến chip.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,52% lên 32.434,00 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,65% lên 2.238,77 điểm

Các quyết định chính sách còn bỏ ngỏ từ Fed và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào thứ Sáu đã ngăn cản các nhà giao dịch mua đuổi cổ phiếu cao hơn.

Các nhà đầu tư cũng đang cố gắng đánh giá xem liệu đà tăng của Nikkei 225 có trở nên quá nóng sau khi tăng gần 23% kể từ giữa tháng 3 hay không.

Phiên này, cổ phiếu chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực hoạt động tốt nhất trên Nikkei 225, tăng 1,59%, sau khi thuốc trị Alzheimer Leqembi của Eisai nhận được sự ủng hộ nhất trí của một hội đồng gồm các chuyên gia của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Cổ phiếu Eisai tăng 1,94%, trong khi các công ty cùng ngành Daiichi Sankyo và Chugai Pharmaceutical tăng lần lượt 4,11% và 2,12%.

Cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn cũng thúc đẩy chỉ số, với Advantest tăng 2,89% và Renesas Electronics tăng 1,85% và Tokyo Electron tăng 0,24%.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi, khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho dữ liệu kinh tế mới dự báo sẽ còn ảm đạm trong tuần này, điều này có thể sẽ làm tăng thêm lo ngại về sức khỏe kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,08% xuống 3.228,83 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,20% lên 3.844,43 điểm.

Khẩu vị rủi ro đã bị kiềm chế bởi các dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế hậu COVID của Trung Quốc đang mất đà sau dữ liệu lạm phát thấp trong tháng 5.

Một bộ dữ liệu mới được công bố trong tuần này cũng có thể sẽ thấp hơn dự báo. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc có thể tăng 3,5% trong tháng 5, theo Goldman Sachs, tương tự như dự báo của thị trường và tiếp tục đánh dấu sự chậm lại từ mức tăng 5,6% của tháng 4. Thêm vào đó, doanh số bán lẻ dự kiến cũng chỉ tăng 14%, thấp hơn con số 18,4% của tháng trước.

Các nhà đầu tư cũng theo dõi chặt chẽ các cuộc họp của ngân hàng trung ương từ châu Âu, Nhật Bản và Mỹ trong tuần này.

Đáng chú ý là cổ phiếu ngân hàng của Trung Quốc giảm hơn 1%, trong bối cảnh kỳ vọng ngày càng tăng rằng nước này sẽ cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn trong tháng này, tiếp tục làm xói mòn lợi nhuận của các nhà băng.

Chứng khoán Hồng Kông nhích nhẹ, với kỳ vọng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc sắp được công bố sẽ chậm lại và có thể khiến Bắc Kinh tung ra thêm các chính sách hỗ trợ. Trong khi các nhà giao dịch cũng đặt cược cao hơn về việc Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tuần này.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,07% lên 19.404,31 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,05% xuống 6.585,68 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi tâm lý giới đầu tư phần lớn là thận trọng trước các dữ liệu kinh tế lớn và các sự kiện chính sách tiền tệ trong tuần này, đáng chú ý nhất là quyết định lãi suất của Fed.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 11,81 điểm, tương đương 0,45% xuống 2.629,35 điểm.

Thị trường hiện chờ đợi cuộc họp của Fed và các chỉ số kinh tế của Trung Quốc cũng như các quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản.

"Hầu hết các sự kiện có thể sẽ có tác động đến trên thị trường, nơi áp lực chốt lời đã cao", Seo Sang-young, nhà phân tích tại Mirae Asset Securities, cho biết.

Ở trong nước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết một chính sách tiền tệ tinh vi hơn là cần thiết trong năm nay, với lý do rủi ro đối với tăng trưởng và ổn định tài chính.

Kết thúc phiên 12/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 168,83 điểm (+0,52%), lên 32.434,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 2,57 điểm (-0,08%), xuống 3.228,83 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 14,36 điểm (+0,07%), lên 19.404,31 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 11,81 điểm (-0,45%), xuống 2.629,35 điểm.

Giá dầu thô lao dốc sau khi các nhà phân tích nhấn mạnh lo ngại về tăng trưởng nhu cầu, ngay trước thềm công bố dữ liệu lạm phát quan trọng và cuộc họp của Fed trong tuần này.

Kết thúc phiên 12/6, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 3,05 USD/thùng (-4,4%), xuống 67,12 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 2,95 USD/thùng (-3,9%), xuống 71,84 USD/thùng.

Tin bài liên quan