FPT IS giúp kết nối toàn diện và giải quyết nhiều bài toán trọng yếu đa lĩnh vực

FPT IS giúp kết nối toàn diện và giải quyết nhiều bài toán trọng yếu đa lĩnh vực

Hiện thực hóa giấc mơ chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chuyển đổi số đã trở thành điều doanh nghiệp bắt buộc phải làm ngay lúc này để không chỉ thích ứng với thời đại 4.0, mà còn thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội, doanh thu và giá trị thực chất.

Công nghệ cần “tận dụng”, chứ không chỉ “sử dụng”

Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới phát triển nền kinh tế số, công nghệ là “xung lực” quan trọng cho mỗi tổ chức, cá nhân để thực hiện hóa mục tiêu này. Khi các công ty và doanh nghiệp cùng chuyển đổi số, nền kinh tế theo đó cũng sẽ được chuyển đổi, tạo ra các lợi thế cạnh tranh rõ rệt.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong hành trình lựa chọn con đường chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Ví dụ, đứng trước bài toán chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp thường bắt tay ngay vào việc mua sắm giải pháp, mà không xác định rõ bài toán kinh doanh. Điều này dẫn tới việc không tận dụng được sức mạnh công nghệ và khai phá tiềm năng của tổ chức.

“Chuyển đổi số thành công cần tìm ‘đúng thầy - đúng thuốc - đúng bệnh’”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc FPT IS

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc FPT IS

Một minh chứng điển hình là Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) khi song hành cùng doanh nghiệp đã biến công nghệ thành lợi thế kinh doanh, không chỉ là đối tác cung cấp giải pháp, mà thực sự nắm rõ, hiểu sâu bài toán của khách hàng.

Hợp tác cùng FPT IS, Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và Công ty Dược phẩm Boston Pharma Việt Nam là hai trong số nhiều hình mẫu chuyển đối số thành công, đưa công nghệ trở thành lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Rạng Đông, chuyển đổi số chính là đòn bẩy tạo cho Rạng Đông mô hình “bánh đà tăng trưởng” mới. Theo đó, Công ty đang liên tục tạo nên những kỳ tích với mặt bằng tăng trưởng mới lên tới 15-20% trong giai đoạn từ năm 2019 tới nay, gấp đôi quá trình dài trước đó nhờ tiến trình chuyển đổi số.

Minh chứng tiếp theo cho sức mạnh công nghệ với bài toán kinh doanh, ông Lương Đăng Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Boston Pharma chia sẻ: “Yếu tố giúp Boston Pharma số hóa thành công được khởi nguồn từ 3 động lực: Tư duy và sự quyết tâm của người lãnh đạo, sự sẵn sàng của đội ngũ nhân sự, và cuối cùng là đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp”.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc FPT IS chia sẻ: “Trong bức tranh chuyển đổi số quốc gia, dự kiến tới năm 2025, nền kinh tế số Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng và chiếm tới 20% GDP. Như vậy, sẽ không còn bao lâu nữa từng đồng GDP của chúng ta sẽ trở thành GDP số, từng đồng doanh thu của doanh nghiệp sẽ trở thành doanh thu số và cũng rất nhanh các lãnh đạo doanh nghiệp cũng sẽ trở thành lãnh đạo số”.

Giải bài toán thiết lập mạng lưới

Chuyển đổi số trong mỗi doanh nghiệp không còn đủ, mà cần giải quyết bài toán thiết lập mạng lưới kinh doanh rộng khắp các lĩnh vực, từ ngân hàng, nhà phân phối, tới tổ chức và người dân.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc FPT IS

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, 2023 là một năm nhiều khó khăn với những áp lực đến từ lạm phát, chuỗi cung ứng và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm… Do vậy, doanh nghiệp cần có xu hướng thay đổi quan điểm từ chuyển đổi tập trung vào tăng trưởng sang tiết kiệm chi phí và xu hướng chuyển đổi số sẽ được thúc đẩy, bởi điều đó khi chuyển từ cạnh tranh công nghệ sang cạnh tranh về dịch vụ hệ sinh thái, nền công nghiệp 4.0 và máy học…

Một nghiên cứu của PwC Singapore khi phân tích kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong chuyển đổi số cho thấy có 3 yếu tố thành công giúp đẩy nhanh tiến trình này. Đầu tiên là các doanh nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái của riêng mình và nhanh nhạy áp dụng công nghệ đang có triển vọng.

Theo ông Minh, việc chuyển đổi số riêng rẽ trong mỗi doanh nghiệp không còn đủ, mà cần giải quyết bài toán thiết lập mạng lưới kinh doanh rộng khắp các lĩnh vực, từ ngân hàng, nhà phân phối, tới tổ chức và người dân.

Một trong những yếu tố quan trọng nữa là việc chọn nhà cung cấp với một hệ sinh thái chuyển đổi số phù hợp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có một mô hình chuyển đổi cần thiết. Với hành trình gần ba thập kỷ đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên đa lĩnh vực, giải quyết các bài toán trọng yếu của ngành, FPT IS đã phát triển hệ sinh thái giải pháp “Made by FPT IS”, tạo nền tảng quan trọng kết nối giao dịch nhanh chóng, an toàn.

“Các giải pháp như Chữ ký số từ xa - FPT.eSign, Hợp đồng điện tử - FPT.eContract, Giải pháp chống giả mạo xác thực số - FPT.IDCheck, các nền tảng tài trợ thương mại, quản lý chuỗi cung ứng… đã và đang được FPT IS nghiên cứu, phát triển với sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp tại mọi lĩnh vực, giải quyết các vấn đề xương sống trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam”, ông Minh chia sẻ.

Cũng theo ông Minh, nếu xây dựng và tận dụng được những điểm chạm trên các hệ thống này, kết hợp cùng công nghệ, FPT IS có thể sát cánh cùng doanh nghiệp Việt tạo lập mạng lưới kết nối đa bên. Nhờ đó, các đơn hàng cần 1 tuần vận chuyển được rút ngắn xuống còn 2 giờ, các khoản vay trước tốn 1 - 2 tuần phê duyệt thì nay chỉ cần 1 giờ... Điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao nhất sẽ đến với người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.

Ông Văn Ngọc Anh, chuyên gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: “Chuyển đổi số sẽ thành công khi 3 nhân tố Con người - Công nghệ - Doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với nhau. Doanh nghiệp bước đầu chuyển đổi cần phải đầu tư nguồn lực, phải nghĩ lớn, nhưng khi thực hiện cần lựa chọn bài toán phù hợp. Điều quan trọng là chọn được đối tác tin cậy, thấu hiểu bài toán của doanh nghiệp, triển khai số hóa từ phạm vi nhỏ để dễ dàng quản lý và kiểm soát, rồi mới tính đến việc nhân rộng”.

Về quan điểm chỉ đạo chuyển đổi số trong thời gian tới, tại Hội nghị của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, phải xác định chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động… Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể, làm mục tiêu, làm động lực nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, người dân, doanh nghiệp có thể thụ hưởng thành quả một cách thực chất và hiệu quả, hướng tới việc hình thành công dân số, xã hội số…

Tin bài liên quan