IMF: Các ngân hàng trung ương nên duy trì lộ trình thắt chặt cho đến khi giá cả được kiểm soát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải duy trì cảnh giác cho đến khi lạm phát được kiểm soát chặt chẽ.
IMF: Các ngân hàng trung ương nên duy trì lộ trình thắt chặt cho đến khi giá cả được kiểm soát

“Tôi muốn nói rõ rằng chúng ta vẫn chưa thấy lạm phát giảm đủ nhanh để đạt mục tiêu”, bà Kristalina Georgieva cho biết bên lề cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 ở Bengaluru, Ấn Độ vào cuối tuần này.

“Các ngân hàng trung ương cần tiếp tục hành động cho đến khi chúng tôi cảm thấy thoải mái rằng sự ổn định về giá đang quay trở lại”, bà cho biết.

Khi nhiều ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ ở tốc độ chậm lại, dữ liệu lạm phát trên toàn thế giới vẫn còn dai dẳng. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại với tốc độ vượt quá mong đợi, bà Georgieva kỳ vọng rằng tiêu dùng trong nước vẫn là động lực tăng trưởng cho thế giới mà ít có nguy cơ bùng phát thêm lạm phát.

Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu của IMF.

Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu của IMF.

Tại Mỹ, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 5,4% trong tháng 1 so với một năm trước đó và chỉ số cơ bản tăng 4,7%, cả hai đều đánh dấu sự phục hồi sau nhiều tháng sụt giảm. Ở châu Âu, lạm phát cơ bản được dự báo sẽ duy trì ở mức kỷ lục 5,3% và ở nhiều khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Ấn Độ và Úc vẫn đối mặt với lạm phát cơ bản ở mức cao.

Theo người đứng đầu IMF, các nhà chức trách không nên mất cảnh giác vì sự ổn định giá cả là điều cần thiết để các nhà đầu tư và người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu, vốn là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.

Trong khi sự hồi sinh của Trung Quốc trong năm nay là một lợi ích, thì xung đột Nga-Ukraine “vẫn đang phủ bóng đen dài lên nền kinh tế toàn cầu”, bà Kristalina Georgieva cho biết.

“Khi chúng ta có sự không chắc chắn, điều đó tác động đến các nhà đầu tư và tác động đến khả năng phát triển của các nền kinh tế. Tất nhiên, cuộc chiến là khủng khiếp đối với người dân Ukraine và thật là khủng khiếp cho nền kinh tế thế giới”, bà cho biết thêm.

Bà Georgieva cho biết, ngoài xung đột và lạm phát kéo dài, những rắc rối về nợ bủa vây các quốc gia nghèo hơn như Zambia, Sri Lanka và Pakistan đang làm tăng thêm những bất ổn.

“Tôi lo ngại về các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển có rất ít dư địa tài chính hoặc hầu như không có. Đồng thời, họ phải chịu tác động phần lớn từ những ảnh hưởng đó, trong đó là đồng đô la tăng giá và lãi suất cao hơn”, bà cho biết.

Tin bài liên quan