IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Ba (19/10), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 cho khu vực châu Á sau khi biến thể Delta gây ra sự gia tăng đột biến số ca nhiễm ở các nền kinh tế trong khu vực.
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho châu Á

IMF dự kiến ​​nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2021, so với dự báo hồi tháng 4 là tăng trưởng 7,6%.

“Đại dịch Covid-19 vẫn đang tàn phá khu vực”, IMF cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Các nước châu Á đã tương đối thành công trong việc kiểm soát Covid-19 vào năm ngoái nhưng một số quốc gia trong khu vực đã phải chiến đấu với làn sóng lây nhiễm mới trong khi các đợt triển khai tiêm chủng chậm được triển khai trong năm nay.

Sự bùng phát trở lại của làn sóng lây nhiễm Covid-19 đã thúc đẩy các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, điều này làm ảnh hưởng đến lĩnh vực dịch vụ và khiến một số nhà máy phải tạm thời đóng cửa. IMF cho biết điều đó đã làm giảm triển vọng kinh tế của châu Á ngay cả khi nhu cầu xuất khẩu rất mạnh.

Trong khu vực châu Á, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế lớn nhất ở các nền kinh tế đang phát triển.

IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Myanmar sẽ giảm 17,9% trong năm nay, nhiều hơn 9% so với dự báo trước đó. IMF dự báo tăng trưởng của Philippines giảm 3,7% xuống còn 3,2%, trong khi IMF dự báo tăng trưởng của Malaysia giảm 3% xuống 3,5%.

Trong khi đó, IMF nâng dự báo tăng trưởng cho một số nền kinh tế tiên tiến của châu Á. Hồng Kông dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 6,4% vào năm 2021, tăng từ 4,3% trước đó trong khi dự báo về tăng trưởng của Singapore đã tăng từ 5,2% lên 6%.

IMF cho biết, mặc dù bị tụt hạng, châu Á sẽ vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu trong năm nay.

IMF cho biết, tăng trưởng của khu vực sẽ do Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu. IMF dự kiến ​​Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8% trong năm nay và Ấn Độ tăng 9,5% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm sau.

Các yếu tố như làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới có thể đe dọa các dự báo kinh tế của IMF đối với khu vực.

“Các dự báo có độ không chắc chắn cao liên quan đến sự xuất hiện của các biến thể mới, triển vọng về gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát, cũng như sự thay đổi trong điều kiện tài chính toàn cầu”, IMF cho biết.

IMF cũng cảnh báo: “Việc bình thường hóa chính sách không kịp thời hoặc thông tin chính sách được hiểu sai ở Mỹ". IMF cho biết, điều đó có thể gây ra dòng vốn bị rút ròng đáng kể khỏi khu vực châu Á và dẫn đến chi phí vay vốn cao hơn cho các thị trường mới nổi ở châu Á.

Tin bài liên quan