Các trung tâm bán lẻ đang đứng trước đòi hỏi thay đổi phương pháp tiếp cận để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ảnh: Thành Nguyễn.

Các trung tâm bán lẻ đang đứng trước đòi hỏi thay đổi phương pháp tiếp cận để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ảnh: Thành Nguyễn.

Khảo sát của WGSN: 76% người tiêu dùng Việt Nam thích hàng nội địa

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thống kê này mới được WGSN - công ty toàn cầu về dự báo xu hướng công bố trong báo cáo mới nhất có tiêu đề “Châu Á: Các thị trường cần theo dõi năm 2023".

Theo WGSN, 5 thị trường trọng điểm ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có tiềm năng tăng trưởng cho các thương hiệu và nhà bán lẻ trong năm 2023. Trong số 5 thị trường này, Việt Nam được coi là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực và lạc quan nhất về tương lai kinh tế của đất nước với khoảng 70% người trẻ thế hệ Millennials tỏ ra lạc quan về tăng trưởng tích cực.

Một điều đặc biệt, theo WGSN, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa với 76% số người thích hàng hóa mang thương hiệu nội địa và “Made in Vietnam” hơn các thương hiệu nước ngoài.

WGSN cho rằng, với việc thế hệ Millennials và Z chiếm gần một nửa dân số Việt Nam, dự kiến người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục lối sống ưu tiên kỹ thuật số với mong muốn có được trải nghiệm đa kênh ngày càng linh hoạt và thuận tiện cũng như thanh toán số dễ dàng. Tuy nhiên, trong khi chi tiêu hộ gia đình năm nay được dự báo sẽ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, người tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng cường tiết kiệm trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Năm 2023, mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam sẽ bao gồm hai yếu tố đặc trưng: một mặt là theo đuổi sự hài lòng ngay tức thì, một mặt là nỗ lực tăng cường tiết kiệm.

Theo WGSN, để giữ chân người mua sắm trong năm 2023, các thương hiệu và doanh nghiệp nên kết hợp các kênh trực tiếp và trực tuyến một cách liền mạch bằng cách đầu tư vào hiện diện trực tuyến, khám phá hình thức dịch vụ “click and collect” (đặt hàng trực tuyến và nhận tại cửa hàng), thanh toán tại cửa hàng cho các đơn hàng trực tuyến và nâng cấp đa dịch vụ.

Người tiêu dùng Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi và dễ dàng của thanh toán số, các thương hiệu cần bắt đầu tích hợp thanh toán số và các phương thức thanh toán đa dạng trên các kênh để giảm thiểu những vấn đề phát sinh và tăng tỉ lệ chuyển đổi, vì xu hướng sử dụng tiền mặt sẽ giảm trong những năm tới.

“Ngoài ra, việc tăng giá trị của một thương hiệu thông qua các chương trình thành viên hoặc quan hệ đối tác khách hàng thân thiết với các thương hiệu liên quan cũng sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp đáp ứng mô hình chi tiêu bán lẻ của người tiêu dùng Việt Nam”, báo cáo của WGSN cho biết.

Tin bài liên quan