“Khi vào lệnh, phải nghĩ ngay đến thoát ra như thế nào”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ông Trần Việt Hưng - Nhà sáng lập, Giám đốc Học vụ Trung tâm 7Astar Tutoring, kỷ luật rất quan trọng trong đầu tư, nhưng nếu chỉ có kỷ luật, nhà đầu tư có thể mất đi nhiều cơ hội khác, bởi kỷ luật nghĩa là luôn ở thế "thủ".

Ông Hưng được là người đỗ nhiều chứng chỉ quốc tế nhất Việt Nam, một trong những người trẻ nhất Việt Nam đỗ tất cả các kỳ thi yêu cầu cho chứng chỉ CFA, FRM, CMT và có tham gia vào các khóa giảng dạy... đã nhắc lại một kỷ niệm khi còn là sinh viên trong chương trình Bí mật đồng tiền số 42. Ông Hưng kể về luận án tốt nghiệp hồi năm 3 đại học có tên: "Kiếm soát bản thân, mô hình đa bản thể và chính sách quản lý kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Trung ương".

“Bản chất là câu chuyện mà trong mỗi chúng ta luôn có sự đấu tranh, giữa cảm xúc ngắn hạn và mối quan ngại, suy nghĩ logic của dài hạn. Việc đấu tranh này thường xuyên, và ta sẽ gặp lỗi lầm, hối hận, rồi lặp lại lỗi lầm đấy. Đây là vấn đề của nhiều người trong xã hội và liên quan nhiều hơn về tâm lý”, ông Việt Hưng nói.

Các NHTW khi đó đưa ra những giải pháp kiểm soát lạm phát. Trong đó, Bank of England là một trong những đơn vị đưa ra chính sách kiểm soát với phong cách: Lạm phát cao quá sẽ tăng lãi suất, lạm phát thấp quá sẽ giảm lãi suất, đảm bảo sẽ nằm trong biên nhất định, tránh trường hợp siêu lạm phát hay giảm phát đều không tốt cho nền kinh tế.

Ông Việt Hưng nhận ra mô hình này sử dụng một vấn đề rất vĩ mô lại có thể ứng dụng được cho câu chuyện cá nhân mỗi con người. Tương tự như các NHTW, mỗi người cũng luôn cố gắng dựng ra những ranh giới và theo dõi bản thân, nếu vượt quá ranh giới cần kìm chế lập tức nhưng khi ở giữa lại có thể thả lỏng bản thân.

"Sau khoảng 15 năm, tới năm 2022, trùng hợp, tôi gặp lại những vấn đề của cả Bank of England – hiện là tâm điểm của các NHTW đứng giữa câu chuyện, một là câu chuyện lạm phát phát phi mã thì phải tăng lãi suất, nhưng hai là nếu không in tiền và cứu hệ thống trái phiếu Chính Phủ của nước Anh thì ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng khi những bước đi của NHTW Anh sẽ quyết định các bước đi tiếp theo các NHTW trên thế giới", ông Việt Hưng chia sẻ thêm.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng SSI Research cho rằng: "NHTW Anh thì những vấn đề họ gặp không riêng của NHTW. Riêng ở Anh, với việc chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa chạy mỗi bên một hướng, chi tiêu mà không có nguồn của Chính phủ thì rất khó cho NHTW đưa ra chính sách. Bởi vậy, mới thấy lâu lắm rồi các quỹ pension fund (quỹ hưu trí) bị call margin. Những Chính Phủ khác mà có chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phối hợp với nhau tốt hơn, không phải “khổ” như NHTW Anh trong chuyện này".

Chia sẻ bài học lớn nhất đã trải qua để vận dụng trong câu chuyện đầu tư, ông Việt Hưng cho biết, CFA thường được xem là chuẩn mực, khi học thì sẽ biết được phải có góc nhìn dài hạn, học logic và cơ bản khi phân tích cổ phiếu, trái phiếu thì nguyên tắc là phải chiết khấu dòng tiền, là so sánh P/E, P/B... hợp lý, nếu là nhà đầu tư dài hạn, buy and hold, và đang ở trong chu kỳ đi lên của thị trường. Vì vậy, sẽ có nhược điểm nhất định.

Nhưng sau khi học xong, có những lúc ông Việt Hưng thấy càng học càng thấy tự ti hơn khi vào lệnh.

"Đúng là phân tích cơ bản bảo rằng dưới giá trị thì mua vào, thì sẽ gặp tình huống, giá cổ phiếu đã xuống dưới giá trị thực rồi vẫn xuống tiếp nữa, thì làm thế nào? Sách dạy thì mua vào tiếp, bình quân giá, nhưng sau một thời gian trạng thái quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mình", theo ông Việt Hưng.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp, họ nói câu chuyện đầu tư giá trị có nhược điểm lớn, là câu chuyện không cho chúng ta biết được thời điểm vào lệnh, timing không chuẩn. Hai là bình quân giá – về cơ bản là đi ngược với quản trị rủi ro, khi bạn bị lỗ thì nguyên tắc phải giảm thiểu rủi ro chứ không phải tăng thêm rủi ro. Nên không phải ai cũng có khả năng chờ đợi như Warren Buffett.

“CMT giải quyết được vấn đề gốc của CFA, họ nói với chúng ta câu chuyện vào lệnh – ra lệnh lúc nào, tất nhiên câu chuyện này rất ngắn hạn, sẽ là biểu đồ, chỉ báo…, nhưng ít ra sẽ dạy cho chúng ta suy nghĩ lúc vào lệnh thì thoát ra như thế nào, thậm chí còn phải nghĩ đến thoát trước khi vào lệnh, tức là vào lệnh là đặt ngưỡng cắt lỗ trước, chốt lời sau.”, ông Việt Hưng chia sẻ.

CMT là phân tích kỹ thuật, có nhiều trường phái khác nhau, nhiều chỉ báo, câu chuyện thị trường, cả câu chuyện phân tích về Market Sentiment (tâm lý thị trường) đang theo chiều nào. Chẳng hạn, thị trường đang quá tiêu cực thì khả năng bật lên của thị trường mạnh hơn là đi xuống, ngược lại thị trường quá tích cực, câu chuyện trong ngắn hạn hoàn toàn có thể ngược lại với câu chuyện dài hạn.

Nhưng nếu chỉ nhìn biểu đồ, thì không hiểu các vấn đề đang diễn ra trên thế giới, nên cần cả hai, ông Việt Hưng kết luận.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng SSI Research chia sẻ không quan tâm lắm đến biến động ngắn hạn, không bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu giảm 5-10%, việc bắt buộc phải xem phân tích kỹ thuật để xem điểm ra vào không quan trọng bằng việc có thấy cơ hội và được mua cổ phiếu với giá rất rẻ không. Khi bán, cũng không cần nhìn bảng hay nhìn đồ thị, mà nhìn xem triển vọng không còn nhiều như mình phân tích nữa thì sẽ bán. Cái này là tùy vào quan niệm, gu đầu tư.

Đặc điểm khá thú vị của ông Việt Hưng khi phân bổ tài sản là luôn có một phần gửi tiết kiệm và chỉ tập trung đầu tư phái sinh.

Bí kíp đầu tư của ông Việt Hưng là thích đơn giản hóa những điều phức tạp, và phức tạp hóa những điều tưởng chừng như đơn giản. Trong câu chuyện đầu tư, mọi người thường hay nghĩ đến việc phân bổ tài sản gì, mối liên quan giữa các lớp tài sản với nhau.

“Với tôi, chẳng hạn đầu tư cơ sở, tôi không biết mã ngành nghề, tương lai ra sao thì mình chọn các mã trong VN30 – có tính đại diện trong nền kinh tế. Sách vở cũng có dạy là không thắng được thị trường, thì cứ mua chỉ số chung là hợp lý, và hiệu quả nhất thì tôi mua VN30 Future vì thanh khoản, trong khi mua ETF thì mất thêm các chi phí và chắc chắn không giao dịch T0 được”, ông Việt Hưng chia sẻ.

Quan trọng hơn là phức tạp hóa những điều đơn giản, như việc đi gửi tiết kiệm, đa phần mọi người nghĩ là đơn giản, nhưng tôi lại cho là phức tạp. Chẳng hạn, gửi tiết kiệm kỳ hạn dài hay ngắn, không rõ dòng tiền cá nhân sẽ như thế nào, khi chưa dùng đến thì gửi tiết kiệm nhưng lăn tăn gửi nhiều hay ít, vậy mình phân bổ các kỳ hạn 1-3 tháng.

Nhưng lại không đúng, ông Việt Hưng tính toán, phải gửi dài mới được lãi suất cao, còn khi cần tiền thì đi vay ngược lại. Có nghĩa rằng, vì sao có tiền tiết kiệm lại phải đi vay, sao không phá sổ, phá sổ thì không kì hạn... Như 2019, nhiều ngân hàng huy động lãi suất cao, tất nhiên tôi cũng phải đọc báo cáo của từng ngân hàng để biết có khỏe mạnh không. Gửi tiết kiệm là trụ cột vững chắc nhất của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nên ông Việt Hưng không sợ khi gửi tiết kiệm.

Ông Hưng tới ngân hàng, gửi tiết kiệm 5 năm, chứng chỉ tiền gửi 5 năm. Vì sao gửi 5 năm? vì lãi suất 9,7%/năm, gửi 2 năm thì 9,3%. Sau 2020 thì lãi suất hạ, vậy rõ ràng không đơn giản để tính toán hiệu quả việc gửi tiền vào kênh tiết kiệm.

"Vậy giả định tôi đang có 300 triệu đồng, chia thành 3 chứng chỉ tiền gửi, mọi người cứ thắc mắc sao lại phải chia thế. Năm sau, tôi đem chứng chỉ tiền gửi đó cho các giáo viên khác, bảo rằng lãi suất 9,7% này, trên thị trường thì 3 tháng có mặt bằng lãi suất 5% rồi, giờ họ cho mình vay trả lãi suất 8%, còn chứng chỉ tiền gửi của mình thì họ cầm về. Vậy rõ ràng, câu chuyện không hề đơn giản như ta nghĩ, kể cả gửi tiết kiệm có khi phức tạp nhất, hiểu vĩ mô mới quyết định gửi dài hay ngắn, ông Hưng diễn giải.

Nói về bối cảnh hiện nay, Fomo thường được cho là sai lầm trong đầu tư của các nhà đầu tư. Vậy ở thời điểm này là sai lầm hay là bỏ lỡ cơ hội?

Ông Việt Hưng cho rằng, trong ngắn hạn không fomo là thiệt, trong dài hạn là quá tầm kiểm soát của Việt Nam vì không thể đi ngược với thế giới, nhưng Việt Nam cũng hoàn toàn đi cùng với thế giới trong giai đoạn nhất định.

Tôi cho rằng, thế giới đang trong sóng hồi rất lớn từ nay cho đến cuối năm”, ông Việt Hưng nói.

Nói về các sự kiện, con số khiến nhà đầu tư băn khoăn có nên đầu tư vào những lĩnh vực liên quan. Chẳng hạn, thông tin tổng sản lượng hành khách bay cao kỷ lục trong quý III/2022, sản lượng mùa cao điểm bay mùa hè tích cực khi đạt 12 triệu và 10 triệu lượt trong tháng 7-8/2022.

Ông Lưu Hưng cho rằng, khách nội địa đang có những kỷ lục, cao hơn thời kỳ Covid, nhưng cần hiểu thời điểm số lượng khách kỷ lục thì hơi buồn là giá xăng dầu cũng cao, nên các hãng hàng không sẽ không có lợi nhuận cao. Theo đó, cơ hội chủ yếu đến từ sân bay như ACV (các khoản vay Yên Nhật – đợt vừa qua tương đối yếu), còn hãng hàng không vẫn đang khó khăn và chờ đợi thêm thời gian tới về khách du lịch nước ngoài (mới mang lại lợi nhuận tốt hơn). Các hãng hàng không thế giới đều đang trông chờ Trung Quốc mở cửa trở lại.

Với thông tin Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 và rất chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh để xử lý vi phạm và nâng cao minh bạch của ngành, ông Lưu Hưng nhìn nhận đây là câu chuyện dài hạn, còn giao thông thông minh thì nhiều khi phần triển khai phải sau khi hạ tầng xây xong, còn khá là xa. Các ngành tham gia xây dựng dự án thì tốt hơn.

Liên quan đến phái sinh “thao túng” cơ sở, ông Việt Hưng cho rằng, góc nhìn này hơi tiêu cực, và từ “thao túng” là không đúng. Có ảnh hưởng là có. Trên thế giới họ hiểu câu chuyện này là bình thường, có thể hiểu theo hướng tích cực là phái sinh có thể kéo thị trường lên chứ không chỉ đạp thị trường xuống.

Phong trào Game Stop năm 2021, các nhà đầu tư nhỏ lẻ F0 bên Mỹ sử dụng các quyền phái sinh gồm option, call để mua quyền chọn đối với cổ phiếu Game Stop, họ làm thành thạo và, gom mua cùng nhau, quy mô lớn. Họ kéo hẳn cổ phiếu Gamestop này lên và dẫn đến hiện tượng short squeeze của toàn bộ các hedge fund – quỹ đầu cơ nhiều tiền, cá mập.

“Vì nhỏ lẻ không nhiều tiền, nhưng họ có niềm tin. Vậy quay ngược lại, nếu chúng ta có niềm tin, tin vào hệ thống ổn định, ta góp chung câu chuyện về việc mua phái sinh, thì sẽ kéo cả thị trường cơ sở lên, vì hai thị trường có sự liên thông 2 chiều”, ông Việt Hưng nói.

Cá nhân ông Việt Hưng cho rằng, có lúc muốn đầu tư dài hạn thì mua phái sinh, để đó, đến khi đáo hạn thì nhảy sang hợp đồng tiếp theo mua. "Về cơ bản tôi đang đầu tư dài hạn vào hợp đồng VN30, còn lại đi gửi tiết kiệm. Tổng 2 cái này không khác gì chỉ số ETF, nhưng rất linh hoạt hơn".

Tin bài liên quan