Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C trình bày tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn

Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C trình bày tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn

‘Không quá lo lắng về quỹ đất Khu công nghiệp cho thuê”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIPF) lần thứ 3 năm 2023, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C cho rằng, có 4 động lực quan trọng để Việt Nam thu hút vốn FDI, bao gồm tham gia nhiều hiệp định thương mại, làn sóng đầu tư lớn từ Trung Quốc +1, mức giá đất vừa phải trong khu vực và đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo ông Bruno Jaspaert, có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng tăng trưởng về dòng vốn FDI vào Việt Nam khi số lượng nhà đầu tư tăng dần qua các năm, và nếu xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì thì “không có gì là giới hạn”. Tuy nhiên, sự tăng trưởng sẽ khó đều đặn qua các năm và để đảm bảo vẫn tiếp tục thu hút đầu tư thì cần tập trung vào việc cải thiện, gia tăng các cơ sở sản xuất và cơ sở chế biến tại Việt Nam.

Nguồn DEEP C
Nguồn DEEP C

“Thu hút nhà đầu tư nước ngoài là quan trọng và Việt Nam chỉ cần đảm bảo có đủ quỹ đất sẵn sàng, đảm bảo đủ năng lượng cung cấp và đủ nước - là mỏ vàng mới tại Việt Nam. Nhưng góc nhìn của tôi, Việt Nam chưa có sự chăm sóc đúng mực cho nguồn nước. Ngoài ra, vấn đề về con người Việt Nam tạo ra sự khác biệt. Bằng quan sát sau 5 năm đến và làm việc tại Việt Nam, tôi thấy họ có đức tính trung thành, chăm chỉ và sáng tạo, đây là điểm cộng lớn cho Việt Nam”, ông Bruno Jaspaert nói.

Theo ông Bruno Jaspaert, có 4 động lực quan trọng để thúc đẩy thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam là trong những quốc gia cởi mở trong Đông Nam Á nhờ tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Nhưng cũng lưu ý, Việt Nam cũng cần cần đảm bảo các hiệp định này mang lại tác động to lớn, vì đôi khi mất thời gian khá dài để các hiệp định có hiệu lực và vào thị trường.

Thứ hai là yếu tố về giá. Có nhiều so sánh trong khu vực và đưa ý kiến cho rằng mức giá cả ở Việt Nam khá đắt, nhưng nếu nhìn con số thống kê về giá ở trong các khu công nghiệp thì không quá đắt.

Ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C trao đổi tại phiên thảo luận thứ nhất. Ảnh: Lê Toàn

Ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C trao đổi tại phiên thảo luận thứ nhất. Ảnh: Lê Toàn

Động lực thứ ba là Chiến lược “Trung Quốc +1" sẽ mở ra cơ hội cho bất động sản công nghiệp, Việt Nam như ngôi sao đang lên. “Trung Quốc +1" đang trở thành kênh quan trọng đối với Việt Nam, khi mà con số ước tính thu hút khoảng 10% doanh nghiệp sản xuất chuyển ra nước ngoài. Nếu Việt Nam có thể phục vụ được con số này thì sẽ phủ hết toàn bộ đất công nghiệp. Nhưng tài nguyên như đất, năng lượng là giới hạn, nên bài toán sẽ là “ai” sẽ có khả năng phục vụ được các nhà đầu tư sẽ chớp được cơ hội.

Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng từ Chính phủ đang rất mạnh mẽ; đồng thời Chính phủ cũng có những nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư tốt - là những yếu tố quan trọng để thu hút FDI.

“Tiếp tục làm tốt 4 điểm này, Việt Nam sẽ gia tăng khả năng thu hút vốn FDI”, Bruno Jaspaert nhìn nhận.

Theo ông Bruno Jaspaert, có 3 xu hướng chính tác động đến bất động sản công nghiệp. Trước hết là khí thải carbon, nhiều công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hiện được yêu cầu đo lường và cải thiện lượng khí thải carbon của họ. Đã có một số tiêu chuẩn báo cáo về các chỉ số phi tài chính mới đã được áp dụng trong những năm gần đây; các tiêu chuẩn về ESG (môi trường – xã hội - quản trị công ty) sẽ có tác động tới phát triển của khu công nghiệp. Khi có tiêu chuẩn mới được áp dụng sẽ dẫn dắt nguồn vốn đầu tư mới.

Thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, bắt đầu từ năm 2024, các quốc gia trong OECD sẽ áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% với các công ty có doanh thu từ 750 triệu EUR (800 triệu USD) một năm trở lên.

Việt Nam đang sử dụng ưu đãi thuế như một công cụ để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, với mức thuế phổ biến từ 10 - 17%. Một số trường hợp đặc biệt được áp dụng mức thuế từ 5 - 9%.

Ông Bruno Jaspaert cho rằng, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và phản ứng của Việt Nam sẽ có tác động đến dòng vốn của các nhà đầu tư thứ cấp, do các ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm đi. Nên nhìn về tương lai, cần kết nối với chiến lược phát triển bền vững như thế mạnh của mình, trong đó không nhất thiết là “thế mạnh cạnh tranh” về thuế. Chẳng hạn, Việt Nam có mức giá điện thấp trong khu vực Đông Nam Á, giá đất cũng đang ở mức phù hợp và lực lượng lao động tốt. Dĩ nhiên, Việt Nam cũng cần có “sự đứng lên và tạo sự khác biệt”.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ “vàng”, đó là xu hướng “xanh”, với các đơn vị áp dụng tốt, làm đúng, “sẽ có phần thưởng”. Chẳng hạn, có chính sách thuế mới cho những khu công nghiệp có chiến lược phát bền vững theo tiêu chuẩn ESG; hay việc phát triển các khu công nghiệp sinh thái là cốt lõi cũng sẽ thu hút được nhà đầu tư muốn tuân thủ ESG, kết hợp khích lệ từ thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo ông Bruno Jaspaert, không cần quá lo lắng về quỹ đất có thể cho thuê hiện nay, nhưng con số tốc độ tăng trưởng 8% khá đáng chú ý, bởi cho thấy quỹ đất sẽ ngày càng khan hiếm theo thời gian, từ đó sẽ có mức giá đắt đỏ hơn. Đồng nghĩa, theo thời gian, “giá đất” sẽ là yếu tổ rất quan trọng để thu hút nhà đầu tư tới Việt Nam trong tương lai. Còn hiện nay, giá đất vẫn đang khá ổn định.

Tin bài liên quan