Không thể ngồi trói tay, Con Cưng tìm 200 mặt bằng lớn để mở shop

0:00 / 0:00
0:00
Chuỗi bán lẻ mẹ và bé Con Cưng đang thay đổi phương thức tiếp cận trong giai đoạn giãn cách xã hội để tăng trưởng nhanh.
Thời điểm này, doanh số bán hàng online của chuỗi Con Cưng tăng vọt lên hơn 30%. Tuy nhiên khâu logictic khó khăn và chi phí tăng tối thiếu 20%. Đối với khách hàng thì chi phí không thay đổi vì họ sẽ mua nhiều hàng hơn trong một lần mua.

Thời điểm này, doanh số bán hàng online của chuỗi Con Cưng tăng vọt lên hơn 30%. Tuy nhiên khâu logictic khó khăn và chi phí tăng tối thiếu 20%. Đối với khách hàng thì chi phí không thay đổi vì họ sẽ mua nhiều hàng hơn trong một lần mua.

Chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và bé này đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong một vài năm trở lại đây.

Ông Lưu Anh Tiến, Tổng giám đốc Con Cưng đăng trên facebook cá nhân về việc Con Cưng cần thuê 200 mặt bằng để mở rộng chuối cửa hàng bán lẻ mẹ và bé trong năm nay.

Theo đó, các mặt bằng ưu tiên đàm phán gồm: gần cạnh bệnh viện, chợ, khu đông dân cư. Đặc biệt, ưu tiên ngay vòng xoay, ngã 3/4, góc hẻm, ngay đèn xanh đỏ… là những điểm dễ nhìn thấy và tiện mua sắm cho người dân. Yêu cầu mặt tiền của các mặt bằng phải từ 8 m trở lên (nếu góc có thể nhỏ hơn).

"Những mặt tiền này nếu đáp ứng đủ các tiêu chí có thể thuê kinh doanh ngay, không lo giãn cách", ông Tiến khẳng định.

Thực tế, mặt bằng lý tưởng cho Con Cưng là mặt tiền dài 10 m, rộng 100 - 150 m2, ở vị trí thu hút được chú ý. Suất đầu tư mỗi cửa hàng Con Cưng khoảng 1 tỷ đồng, kể cả tiền sửa chữa, biển hiệu, kệ hàng và các trang thiết bị.

Ông Tiến cho rằng, do giãn cách xã hội, đội ngũ của Con Cưng khó đi tìm kiếm, đàm phán trực tiếp việc thuê mặt bằng để đáp ứng nhu cầu mở rộng. Do đó, ông đăng facebook để các chủ nhà và môi giới tìm đến.

“Có điểm nào đẹp là chúng tôi sẽ mở hết. Việc này nằm trong kế hoạch từ nay đến cuối năm sẽ mở 200 điểm, và năm 2022 sẽ thêm 400 điểm”, ông Tiến cho biết.

Trong một vài năm trở lại đây, Con Cưng được coi là hiện tượng nổi danh trên thị trường chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm cho mẹ và bé.

Lộ diện trên thị trường từ năm 2011, nhưng 4 năm sau, tên tuổi này mới thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Con Cưng (CCI) để sở hữu chuỗi cửa hàng Con Cưng.

1 năm sau công ty này huy động vốn từ các quỹ đầu tư, đến năm 2017, quy mô chuỗi của Con Cưng tăng nhanh lên 178 điểm, 1 điểm có thể có nhiều chuỗi cửa hàng như: ToyCity, CF 0-12 – thời trang trẻ em…

So với BiboMart, Kids Plaza, Shoptretho, Con Cưng đang dẫn đầu thị trường về điểm bán và doanh thu

Sau khi tái cơ cấu sở hữu và nhận khoản đầu tư từ các quỹ trong và ngoài nước năm 2016, trong đó có quỹ Quỹ Daiwa - SSIAM Vietnam Growth Fund II L.P, Con Cưng bắt đầu đẩy mạnh mở rộng sự hiện diện với 100 cửa hàng năm 2016. Đến năm 2019, số điểm cửa hàng 331, với doanh số gần 100 triệu USD. Năm 2020, Con Cưng đã đạt 375 cửa hàng, doanh số khoảng 150 triệu USD. Năm nay Con Cưng đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.751 tỷ đồng, tăng 91,2% so với năm 2020, lợi nhuận gộp 1.752 tỷ đồng

Trước đó, lãnh đạo công ty dự kiến phát triển chuỗi Con Cưng lên 1.200 cửa hàng vào năm 2023, doanh thu cán mốc 1 tỷ USD.

So với BiboMart, Kids Plaza, Shoptretho, Con Cưng đang dẫn đầu thị trường về điểm bán và doanh thu. Hiện công ty này quản lý ba thương hiệu riêng biệt: Con Cưng - hệ thống cửa hàng đồ mẹ bầu và em bé với 485 cửa hàng, ToyCity - đồ chơi với 58 cửa hàng và CF 0-12 - thời trang trẻ em với 36 cửa hàng. Trong đó, riêng thị trường TP.HCM, chuỗi này có tới 150 cửa hàng.

Nhiều người cho rằng, tốc độ mở nhanh của Con Cưng vì áp lực của các quỹ đầu tư và tận dụng giá thuê mặt bằng tốt đang giảm. Song ông Tiến cho rằng, Cong Cưng hoàn toàn tăng trưởng tự nhiên.

“Mình bán nhu yếu phẩm nên những lúc này cố gắng tăng trưởng nhanh hơn”, ông Tiến nói và khẳng định đối với những mặt bằng tốt, đảm bảo đủ tiêu chí của Cong Cưng thì chủ nhà vẫn kiên định với mức giá. Họ sẽ giảm hỗ trợ tuỳ chuỗi.

Hồi đầu năm nay, Con Cưng phát hành 50 tỷ đồng trái phiếu, nhằm bổ sung vốn lưu động cho công ty mẹ và các công ty con trực thuộc (sở hữu gián tiếp, trực tiếp). Theo đó, 50% vốn này sẽ đầu tư mở cửa hàng mới, 30% đầu tư cửa hàng hiện hữu, 20% đầu tư khác.

Tin bài liên quan