Khủng hoảng năng lượng do thiếu than đang dần lắng xuống

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Rủi ro từ cuộc khủng hoảng năng lượng ở hai trong số các nền kinh tế chủ chốt của châu Á đang bắt đầu giảm bớt trong khi thời tiết mùa đông khắc nghiệt sẽ đặt ra nhiều thách thức hơn nữa.
Khủng hoảng năng lượng do thiếu than đang dần lắng xuống

Nguồn cung cấp than để sản xuất điện quan trọng ở Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt đầu tăng trở lại sau khi các chính phủ thúc đẩy các công ty khai thác tăng nhanh sản lượng cũng như cho phép các nhà máy điện và các nhà sản xuất công nghiệp tiêu thụ điện lớn bắt đầu khôi phục lại các kho dự trữ.

Trong khi đó, chỉ có một số tỉnh ở Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng mất điện do nguồn cung cấp nhiên liệu bị thắt chặt và số tỉnh bị mất điện tại Trung Quốc đã giảm so với khoảng 20 tỉnh vào giữa tháng 10, trong khi giá điện giao ngay tại Ấn Độ đã giảm do tình trạng thiếu điện đã được giải quyết.

Xizhou Zhou, Giám đốc điều hành năng lượng và năng lượng tái tạo toàn cầu tại IHS Markit cho biết: “Cả hai quốc gia tiếp tục đối mặt với một số rủi ro về nguồn cung mùa đông, nhưng tình trạng thiếu hụt điện đã được giải quyết”.

Giá than nhiệt chất lượng cao tại Newcastle ở Úc – chỉ số chuẩn ở châu Á và đây cũng là thị trường lớn nhất cho nhiên liệu - đã giảm hơn 33% kể từ tháng trước. Giá than nhiệt giao sau ở Trung Quốc đã mất gần 50% kể từ khi tăng mạnh vào giữa tháng 10.

Sự thay đổi nguồn cung cấp năng lượng của khu vực châu Á diễn ra sau một loạt biện pháp can thiệp của chính phủ. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều thúc đẩy các công ty khai thác được nhà nước hậu thuẫn tăng tốc sản lượng than. Các nhà chức trách ở Bắc Kinh cũng chuyển sang đặt giới hạn giá nhiên liệu, bãi bỏ một số mức giá cố định đối với điện, hạn chế xuất khẩu nhiên liệu và tăng cường mua khí đốt và dầu diesel từ nước ngoài.

Sản lượng than hàng ngày của Trung Quốc đã tăng hơn 1 triệu tấn trong những tuần gần đây lên 11,67 triệu tấn và có khả năng sẽ vượt qua mục tiêu của chính phủ về sản lượng 12 triệu tấn/ngày. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết trong báo cáo nghiên cứu tuần này rằng, việc gia tăng sản lượng than đang vượt quá kỳ vọng và đã góp phần giảm thâm hụt nguồn cung.

Tồn kho than tại các nhà máy điện của Ấn Độ đã tăng lên 11,2 triệu tấn hôm 2/11 từ mức thấp của tháng trước là 7,2 triệu tấn. Các công ty sản xuất công nghiệp tiêu thụ điện năng lớn và cũng thuộc đối tượng có nguồn cung cấp than hạn chế do chính quyền ưu tiên các nhà máy điện cũng đang thấy điều kiện được cải thiện.

Michelle Leung, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cho biết: “Tình trạng thiếu điện đã giảm bớt. Mọi người đang tăng cường sản xuất than. Tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng”.

Vẫn còn nhiều thách thức khác

Cuộc khủng hoảng năng lượng được kích hoạt do hoạt động công nghiệp phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch đã làm tăng thêm nhu cầu về điện, cũng như nguồn cung than giảm ở hai quốc gia tiêu thụ nhiều nhất. Sản lượng bị hạn chế ở Ấn Độ do mưa lớn làm ngập các trung tâm sản xuất chính, trong khi Trung Quốc giảm công suất và áp đặt các tiêu chuẩn an toàn khắt khe hơn khiến tỷ lệ sản xuất giảm.

Tuy nhiên, vẫn có những thách thức đang diễn ra. Bộ trưởng Than Ấn Độ Pralhad Joshi đã yêu cầu công ty khai thác nhà nước Coal India đảm bảo lượng nhiên liệu tồn kho tại các nhà máy điện đạt mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 18 ngày vào cuối tháng này, tăng so với nguồn cung 6 ngày kể từ hôm 2/11.

Theo A.S. Mehta, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất giấy Ấn Độ cho biết: “Trong khi hoạt động không bị gián đoạn, các công ty phải đối mặt với tác động đáng kể về chi phí do nhu cầu cạnh tranh trong các cuộc đấu giá của Coal India hoặc chuyển sang hàng nhập khẩu đắt đỏ”.

Tại Trung Quốc, một số công ty nhiệt điện vẫn chưa hoàn thành việc dự trữ hàng tồn kho trong mùa đông và khẳng định chỉ có nguồn cung bổ sung hạn chế. Một số lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng tiếp tục bị cắt giảm nguồn cung cấp điện, hoặc phải đối mặt với chi phí điện cao hơn đáng kể.

Theo dự báo của Trung Quốc, nhu cầu sưởi ấm sẽ tăng lên trong những ngày tới khi nhiệt độ có thể giảm từ 8 đến 10 độ C. Khu vực miền Trung và miền Đông cũng được dự báo sẽ lạnh hơn vào tháng 1 và tháng 2 so với một năm trước do hiện tượng La Nina.

“Các biện pháp chính sách đang giảm thiểu nguy cơ thiếu điện. Vẫn còn phải xem liệu nguy cơ có thể được loại bỏ hoàn toàn trong mùa đông này hay không”, Lara Dong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu năng lượng tái tạo và năng lượng tái tạo của IHS Markit của IHS cho biết.

Tin bài liên quan