Kỷ nguyên lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang gây lo lắng trên diện rộng

Kỷ nguyên lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang gây lo lắng trên diện rộng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khi kỷ nguyên lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đã đến, các quan chức tài chính toàn cầu đang lo lắng về hậu quả.

Lợi suất trái phiếu dài hạn tăng báo hiệu các nhà đầu tư ngày càng tin rằng việc vay lãi suất thấp đã kết thúc. Các quan chức tham dự cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần này cảnh báo rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ trên quy mô toàn cầu hiện có nguy cơ gây sốc cho nền kinh tế thế giới trong bối cảnh xung đột địa chính trị bùng phát ở Trung Đông.

Gita Gopinath, quan chức tại IMF cho biết: “Mức nợ đang ở mức cao kỷ lục cùng lúc với việc chúng ta đang ở trong môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Có rất nhiều thứ chúng ta phải theo dõi cẩn thận – và nhiều yếu tố có thể sai lầm”.

Cuộc họp thường niên lần này đã đánh dấu lần đầu tiên các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tập hợp để thảo luận về triển vọng kể từ hội nghị chuyên đề của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tại Jackson Hole vào tháng 8 khiến các nhà đầu tư lưu ý rằng chính sách tiền tệ hạn chế có thể cần phải được duy trì lâu hơn.

Kể từ đó, những biến động của thị trường dầu mỏ và xung đột Hamas-Israel chỉ càng củng cố thêm ấn tượng về một bối cảnh đầy biến động, vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu vẫn đang điều chỉnh theo tốc độ thắt chặt đồng bộ chưa từng có trong năm qua.

Tại cuộc họp, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã trích dẫn thách thức mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt khi đánh giá hậu quả của nhiều cú sốc trong những năm gần đây, cùng với tác động chưa được biết đến từ lãi suất tăng nhanh.

Một đánh giá chung từ các bộ trưởng tài chính của G20 đã đồng tình với quan điểm đó. Thông cáo chung của họ nhấn mạnh các rủi ro từ “căng thẳng địa kinh tế, hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai và việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu có thể làm trầm trọng thêm khả năng nợ nần”.

Một trong những mối đe dọa đó là giá dầu tăng đủ để đẩy giá tiêu dùng trở lại - mối nguy hiểm nếu xung đột Israel-Hamas gây ra xung đột khu vực rộng lớn hơn.

Giáo sư Jason Furman, cựu cố vấn Nhà Trắng cho biết: “Tôi luôn lo lắng về Iran, tình hình biến động như thế nào cũng như vị trí của nước này trong nền kinh tế toàn cầu. Chắc chắn ngày nay chúng ta cần lo lắng hơn bao giờ hết”.

Trong khi đó, có nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, đây cũng là một quan điểm đã được phê chuẩn trong thông cáo chung của G20.

“Tôi tin rằng về tổng thể, chúng tôi thấy rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Đó là điều mà khách hàng của chúng tôi cần phải khẳng định vị trí của mình”, Giám đốc điều hành Deutsche Bank, Christian Stitch cho biết.

Bloomberg Economics ước tính chi phí đi vay của các nền kinh tế

Bloomberg Economics ước tính chi phí đi vay của các nền kinh tế

Ông cảnh báo rằng, tác động của chi phí đi vay cao hơn đối với bất động sản thương mại có nghĩa là lĩnh vực này sẽ gặp khó khăn trong vài năm tới – một rủi ro mà các cơ quan quản lý cũng đang theo dõi.

Đầu tuần này, các quan chức của Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo rằng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn có thể chưa có tác động đúng mức, nhất là do tác động tiêu cực đến tăng trưởng ở các nước có thu nhập thấp hơn.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cũng đã cảnh báo rằng các mối đe dọa đối với sự ổn định có nhiều khía cạnh.

“Rõ ràng chúng ta đang phải đối mặt với một kỷ nguyên lãi suất cao hơn và lâu dài hơn. Việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính có thể ảnh hưởng đến thị trường, các ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng”, bà cho biết.

Tin bài liên quan