Ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP).

Ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP).

Lùm xùm ở VATAP: Ông Lê Thế Bảo nói gì khi bị tố làm trái luật?

Ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã có báo cáo giải thích về việc mình bị tố cáo làm sai trong quản lý điều hành.

Lùm xùm kiện cáo

Ông Lê Thế Bảo – Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) vừa có giải trình gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương liên quan tới đơn tố cáo Hiệp hội và cá nhân ông Bảo của ông Nguyễn Thành Tuân mới đây.

Ông Bảo cho biết, ông Lê Quốc Chí và ông Nguyễn Thành Tuân nguyên là Giám đốc và Phó giám đốc đã bị bãi miễn của Trung tâm công nghệ kỹ thuật chống giả (Actech) do Hiệp hội thành lập.

“Từ khi thành lập, Trung tâm này không liên hệ và cũng không báo cáo Hiệp hội bằng văn bản hay điện thoại về hoạt động của Trung tâm hay thực hiện bất kỳ nghĩa vụ gì với Hiệp hội.

Trung tâm còn giả mạo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, tổ chức hội thảo, in các giao dịch mạo danh Ban chỉ đạo 389 để lừa đảo. Hiệp hội đã mời ông Chí và cán bộ trung tâm lên giải trình nhưng ông Chí không giải trình được”, ông Bảo cho biết.

Theo ông Bảo, sau đó đa số cán bộ Trung tâm kiến nghị chỉ miễn nhiệm Giám đốc, còn lại cho phép Trung tâm tổ chức lại và hoạt động và đề cử ông Nguyễn Minh Vỹ - Phó giám đốc lên làm Giám đốc.

Liên quan đến trường hợp ông Nguyễn Thành Tuân, ông Bảo cho biết: Ông Tuân cùng ông Nguyễn Minh Vỹ và bà Hoàng Thị Oanh trước đây là cán bộ Trung tâm phát triển công nghệ kỹ thuật chống hàng giả Actech do ông Lê Quốc Chí làm Giám đốc.

Sau khi giải thể Trung tâm Actech, cán bộ viên chức của Trung tâm đã kiến nghị với Hiệp hội cho phép tổ chức lại và thành lập Trung tâm công nghệ chống làm giả để hỗ trợ các doanh nghiệp, đồng thời đề cử bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Vỹ làm Giám đốc Trung tâm, ông Nguyễn Thành Tuân, bà Hoàng Thị Oanh làm Phó giám đốc Trung tâm công nghệ chống làm giả.

“Sau 3 tháng hoạt động trở lại thì vợ ông Vỹ bị ung thư nên ông Vỹ giao con dấu và quyền điều hành Trung tâm cho ông Tuân. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng được uỷ quyền, ông Nguyễn Thành Tuân đã có nhiều hành vi sai phạm”, ông Bảo nói.

Doanh thu 20 triệu, chi 970 triệu

Cụ thể, theo báo cáo của ông Bảo, ông Nguyễn Thành Tuân và bà Hoàng Thị Oanh – Phó giám đốc (phụ trách kế toán và thủ quỹ) đã lạm dụng sự uỷ quyền của Giám đốc Trung tâm, thông đồng, hoạt động sai nguyên tắc.

Doanh thu của Trung tâm nửa năm chỉ được 20 triệu đồng mà chi ra gần 970 triệu đồng. Trong đó, theo báo cáo bao gồm tiền vay, tiền thu của các chi nhánh, văn phòng đại diện mang tính lừa đảo hàng trăm triệu đưa vào tài khoản cá nhân của bà Oanh.

“Ông Tuân và bà Oanh đã không báo cáo Giám đốc về thu, chi, tất cả đều tự quyết, tự thu, tự chi. Hành vi này có dấu hiệu biển thủ công quỹ, chiếm đoạt tài sản của trung tâm. Nhiều đơn khiếu nại tố cáo của các căn phòng đại diện gửi Công an Hà Nội, sau đó Công an chuyển về Hiệp hội. Ông Tuân còn khai báo ký nhiều hợp đồng trị giá hàng tỷ nhưng thực tế không có”, ông Bảo cho biết.

Trước tình hình phức tạp như trên, ông Nguyễn Minh Vỹ - Giám đốc Trung tâm đã tìm mọi biện pháp thu hồi được con dấu trả về gửi Hiệp hội bảo quan nhưng đến nay vẫn không thu được hoá đơn, mã số thuế, giấy phép hoạt động. Giám đốc đã đề nghị hiệp hội cho tạm đình chỉ hoạt động để trung tâm kiểm điểm làm rõ sai phạm.

Trước đó, ông Nguyễn Thành Tuân, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam Actech đã có đơn tố cáo các lãnh đạo của VATAP và Actech có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn làm trái pháp luật trong điều hành quản lý VATAP và Actech.

Theo đơn của ông Nguyễn Thành Tuân, 3 người có tên bị tố cáo trên là ông Lê Thế Bảo, bà Trần Mai Khanh - Viện trưởng Viện Công nghệ chống làm giả, ông Nguyễn Minh Vỹ - Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam đã điều hành hoạt động hiệp hội trái với quy định của pháp luật:

Hành vi thu tiền của các đơn vị trực thuộc và tổ chức tôn vinh cấp giấy chứng nhận thương hiện sản phẩm cho hàng trăm doanh nghiệp đều không lập phiếu thu…

Không chỉ được dư luận quan tâm liên quan tới lùm xùm về đơn thư tố cáo nội bộ nói trên, VATAP mới đây còn được biết đến trong vụ việc trao chứng nhận cho Công ty TNHH Vinaca, doanh nghiệp vừa bị khởi tố sản xuất thuốc trị ung thư từ than tre.

Liên quan đến vấn đề này, trong đơn giải trình, ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch VATAP tiếp tục khẳng định Hiệp hội không tổ chức sự kiện này. Hiệp hội không được báo cáo về chương trình, đồng thời từ lãnh đạo đến cán bộ hiệp hội không ai tham dự.

Trả lời báo chí hồi đầu tháng 5/2018, ông Bảo nói: "Họ (Viện Công nghệ chống làm giả - PV) tự tổ chức các phong trào xây dựng thương hiệu với mục đích cổ vũ các doanh nghiệp làm thương hiệu.

Mặc dù tổ chức các chương này nhưng khi họ họp hành có mời tôi đâu! Viện Công nghệ chống làm giả hoạt động không liên quan đến VATAP nhưng sau các sự việc lùm xùm thuốc Vinaca làm bằng bột than tre, chúng tôi yêu cầu Viện Công nghệ chống làm giả báo cáo”.

Tin bài liên quan