Một góc nhìn khác về phái sinh hàng hóa

Một góc nhìn khác về phái sinh hàng hóa

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự tăng trưởng đầu tư vào thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh những năm gần đây tại Việt Nam ngoài vai trò thể hiện rõ sự chú ý nhiều hơn tới vai trò bảo hộ giá cả hàng hóa của các nhà xuất nhập khẩu, mà còn cho thấy sự bứt tốc trở thành một trong những kênh đầu tư mới đầy triển vọng.

Sức nóng giao dịch hàng hóa phái sinh

Làn sóng giảm lãi suất trong suốt năm vừa qua lan rộng là một trong những động lực hỗ trợ tích cực cho các kênh đầu tư trên thị trường, trong đó bao gồm cả chứng khoán, vàng, bất động sản và cả những kênh đầu tư mới nổi như phái sinh hàng hóa. Trong năm 2020, lãi suất huy động của ngân hàng giảm mạnh, trong đó lãi suất kỳ hạn 1, 2 tháng đã về mức thấp chưa từng có 2,55%/năm.

Lợi nhuận từ hợp đồng phái sinh không phụ thuộc vào một chiều tăng hay giảm, mà đến từ biên độ dao động và việc dự đoán xu hướng trên nhiều loại mặt hàng cùng tính đa dạng trong việc lựa chọn các loại hợp đồng khác nhau với cả tỷ lệ đòn bẩy ở mức hấp dẫn là những lợi thế của kênh đầu tư phái sinh hàng hóa.

Một trong những diễn biến đáng chú ý thời gian gần đây là việc các nhà đầu tư đang đẩy mạnh nắm giữ các hợp đồng kỳ hạn thuộc mặt hàng vàng và đặc biệt là bạc.

Giá bạc kỳ hạn trên các thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế đã tăng khá mạnh trong hơn một năm qua và đã đạt vượt mốc 30 USD/ounce cách đây vài hôm, đạt mức đỉnh kỷ lục từ năm 2013 trở lại đây. Đà tăng đột biến của giá bạc diễn ra trong bối cảnh các trang giao dịch hàng hóa nhỏ lẻ ghi nhận nhu cầu tăng đột biến đối với bạc thỏi và đồng bạc.

Biến động giá bạc thời gian vừa qua (Nguồn: FTV)

Biến động giá bạc thời gian vừa qua (Nguồn: FTV)

Trong khi đó, các mặt hàng khác như Đồng, nhóm sản phẩm từ Đậu tương, ngô, lúa mì cũng có biến động mạnh về giá cả giao dịch trong bối cảnh những bất định về tăng trưởng kinh tế vẫn chưa dừng lại bởi tình hình phức tạp của Covid-19. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc những nhà đầu tư phái sinh hàng hóa thế giới và tại Việt Nam có lợi thế trong việc tính toán xu hướng đầu tư các loại hàng hóa cơ sở niêm yết trên thị trường, đồng thời chú tâm hơn vào thị trường này.

Thống kê từ Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cho thấy, dù còn mới mẻ, nhưng hoạt động giao dịch hàng ngày trên thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh của các nhà đầu tư tại Việt Nam đã lên tới con số trung bình hơn 2.000 tỷ đồng/phiên, đồng thời vẫn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Trong khi đó, thống kê của nhóm nghiên cứu thuộc FTV cho thấy, trong 21 nhóm hàng hóa thuộc 4 ngành cấp phép hiện nay, mặt hàng được nhà đầu tư quan tâm và chú trọng đầu tư nhiều nhất là nhóm nông sản với các sản phẩm Ngô, đậu tương, lúa mì; tiếp sau đó là mặt hàng Đường thuộc nhóm Nguyên liệu công nghiệp. Số lượng giao dịch các hợp đồng kỳ hạn được thực hiện trên 3 nhóm ngành trên chiếm từ 70 - 80% tổng giao dịch thị trường.

Sở dĩ các mặt hàng này được quan tâm nhiều hơn ngoại trừ đây là nhóm mặt hàng đang có diễn biến giao dịch mạnh trên thế giới thì đây cũng là nhóm mặt hàng mới mà nhiều nhà đầu tư còn chưa có thời gian tìm hiểu. Đồng thời, các mặt hàng này cũng đòi hỏi các chiến lược đầu tư theo các dạng hợp đồng khác phức tạp hơn nhưng lại có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn, do đó, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có xu hướng thận trọng chờ đợi thêm các tín hiệu từ thị trường.

Tuy nhiên, nó cũng phản ánh sức hút khi nhà đầu tư có thể đạt kỳ vọng lợi nhuận tốt nếu có chiến thuật đầu tư đúng đắn. Chưa kể, thị trường giao dịch liên thông 23-24h/ngày với các Sở giao dịch trên toàn cầu từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ phù hợp với các nhà đầu tư bận rộn giúp tạo nguồn thu thụ động.

Trạng thái “bình thường mới” của phái sinh hàng hóa

Cuối năm 2020, đầu 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam được chứng kiến điều thú vị mà chỉ thấy trên VOV giao thông “tắc đường”. Việc treo hệ thống ở một góc nhìn cho thấy sự hạn chế về mặt hệ thống của chứng khoán so với thế giới, và ở góc độ khác lại cho thấy “cơn khát” đầu tư tài chính tại Việt Nam lớn như thế nào.

Không giống với tâm trạng cách đây 10 năm khi đầu tư tài chính trở thành nỗi sợ hãi với phần lớn người dân, hiện nay, đầu tư tài chính chân chính không chỉ là kênh gia tăng thu nhập mà còn có thể trở thành các kênh đầu tư trú ấn an toàn trong bối cảnh hoạt động kinh tế bị đình trệ.

Các kênh đầu tư khác như giao dịch hàng hóa phái sinh tuy chưa thể cạnh tranh hoặc thay thế với các kênh đầu tư tài chính chính thống như chứng khoán, bất động sản, vàng hay gửi tiết kiệm, thế nhưng cũng dần trở thành kênh đầu tư bổ sung hữu hiệu.

Một điểm cộng so với nhóm các nhà đầu tư cách đây hơn 10 năm là khả năng tiếp cận, thích nghi cùng kiến thức nền tảng đủ tốt của nhóm các nhà đầu tư hiện nay giúp thị trường phái sinh hàng hóa trở nên sôi động và hấp dẫn hơn rất nhiều. Việc giao dịch hàng hóa trực tiếp qua hệ thống liên thông quốc tế với hơn 45 sở giao dịch sở giao dịch hàng hóa trên toàn thế giới được cấp phép thay vì phải qua các sàn giao dịch hàng hóa “chui” cũng giúp các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc đổ vốn vào kênh đầu tư tương đối hấp dẫn này.

Ở các thị trường có nền tài chính phát triển, giao dịch hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư có cơ hội hưởng chênh lệch giá khi canh thời điểm mua ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn tại các nhịp hồi phục trong phiên. Bởi lẽ, cơ chế giao dịch đối ứng cho phép nhà đầu tư mua bán liên tục và ghi nhận lãi/lỗ ngay lập tức, còn giá cả thì luôn “nhấp nhô” trong phiên, nên chỉ cần ra/vào lệnh hợp lý, “mua thấp, bán cao” và “bán cao, mua thấp” là giá trị tài khoản gia tăng.

Nhận thức chung của những nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa cho thấy các nền tảng giao dịch qua Web, desktop và app mobile tại Việt Nam có mức độ trực quan và tính ổn định không kém so với việc tham gia giao dịch hàng hóa quốc tế ở các nước trên thế giới. Thống kê cho thấy, với việc giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, nhà đầu tư còn được bảo vệ nếu tài khoản bị thua lỗ dưới 40%.

Lúc này, ngoài việc công ty môi giới như FTV có trách nhiệm thông báo trực tiếp đến khách hàng, thì Sở giao dịch cũng sẽ thực hiện việc cắt lệnh giao dịch thua lỗ để đảm bảo tài khoản của khách hàng không bị cháy. Và công ty thành viên cũng sẽ bị phạt nếu không kịp thời hoặc có phương pháp thông báo đến khách hàng.

Tuy nhiên, cũng cần nói thêm, cùng với thanh khoản cao, giao dịch lớn, thị trường hàng hóa phái sinh cũng là một kênh đầu tư đòi hỏi tính chuyên môn cao cũng như bề dày kinh nghiệm trong đầu tư tài chính nhất định. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần không ngừng bổ sung và tích lũy kiến thức mới đảm bảo “thắng lớn” trên sân chơi cấp quy mô toàn cầu này.

Liên hệ hỗ trợ:

Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV

Hotline: 0983 668 883

Website: hanghoa24.com

Tin bài liên quan