Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Ngân hàng Standard Chartered thúc đẩy phát triển bền vững và số hóa tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) tổ chức Hội nghị thường niên Nhóm thông lệ thị trường năm 2023 lần thứ 10 tại TP. Hồ Chí Minh.

Các đại biểu tham dự sự kiện gồm đại diện từ Bộ Tài chính, VSDC, các nhà quản lý và chuyên gia từ ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và công ty tài chính công nghệ.

Hội nghị tập trung vào kế hoạch phát triển thị trường giao dịch tín chỉ các-bon Việt Nam, ESG trong chiến lược đầu tư, và việc ứng dụng công nghệ mới trong định hình mô hình hoạt động tương lai của ngành dịch vụ chứng khoán.

Tại buổi khai mạc, Tiến sĩ Nguyễn Sơn, Phụ trách Hội đồng thành viên VSD chia sẻ: “Hội nghị Nhóm thông lệ thị trường được tổ chức hàng năm là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đối với ngành dịch vụ chứng khoán. Số lượng thành viên tham gia ngày càng đa dạng về loại hình tổ chức đã góp phần khẳng định tầm quan trọng của Nhóm thông lệ thị trường đối với thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Bà Michele Wee, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam chia sẻ, Việt Nam là thị trường tăng trưởng mạnh về công nghệ cao và tính bền vững – thị trường tăng trưởng quan trọng trên thế giới và đối với Standard Chartered. Ngân hàng Standard Chartered đã hoạt động tại Việt Nam 119 năm. Cam kết vững chắc của Standard Chartered không chỉ thể hiện qua việc tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh mà còn song hành cùng với chương trình mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam.

Số hóa là một trong những ưu tiên chính tại Standard Chartered, ông Francois Verlaine, Giám đốc điều hành Khối Dịch vụ chứng khoán, Khu vực Đông Nam Á và Nam Á, Ngân hàng Standard Chartered trình bày về Mô hình Hoạt động tương lai. Đồng thời, chia sẻ các xu hướng chính tác động đến ngành dịch vụ chứng khoán, những thách thức các công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư phải đối mặt, và mô hình hoạt động đa dạng đang được áp dụng từ các ứng dụng nội bộ đơn giản cho đến mã hóa tài sản.

Về sự phát triển thị trường các-bon, bà Lucy Palairet, Giám đốc phụ trách Phát triển Thị trường Các-bon, Standard Chartered cho biết, ngoài khí hậu, thị trường các-bon tự nguyện cũng có thể mang lại sự phát triển kinh tế xã hội quan trọng đồng thời hỗ trợ quá trình hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, nhưng những lợi ích đồng thời bổ sung này thường bị bỏ qua. Các nước đang phát triển sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc phát triển thị trường các-bon, mà đây có thể là nguồn đầu tư rất cần thiết vào hoạt động giảm thiểu và thích ứng.

Tại phiên thảo luận về chiến lược đầu tư ESG, các đại biểu đã có thảo luận thú vị và tương tác xoay quanh những trải nghiệm trên hành trình ESG, nâng cao nhận thức về đầu tư ESG ở mọi cấp độ, thách thức xung quanh việc tích hợp quan điểm ESG vào hoạt động kinh doanh và đầu tư chiến lược, cũng như các rủi ro liên quan, từ quan điểm của nhà đầu tư (Buy-side).

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Bộ Tài nguyên và Môi trường (MoNRE) về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển thị trường các-bon vào tháng 9/2022.

Ngoài ra, Ngân hàng đang hợp tác với MoNRE và Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Ngân hàng cũng luôn dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán, cung cấp dịch vụ cho quỹ ESG trong nước đầu tiên, đóng góp chuyên môn, và đầu tư tối đa hóa lợi ích giải pháp kỹ thuật số toàn diện cho khách hàng.

Tin bài liên quan