Người mua trái phiếu đang kỳ vọng Fed sẽ đưa kỷ nguyên lãi suất thấp quay lại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hai năm sau khi lạm phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đạt được những tiến bộ hạn chế trong việc kiểm soát lạm phát. Một nhóm các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu không chỉ đang kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ thắng mà còn dự đoán kỷ nguyên lãi suất thấp dài hạn sẽ quay trở lại.
Người mua trái phiếu đang kỳ vọng Fed sẽ đưa kỷ nguyên lãi suất thấp quay lại

“Tôi cho rằng Fed đang dần lấy lại được uy tín về lạm phát. Khi họ đưa lạm phát đến gần mục tiêu hơn, lãi suất dài hạn của họ sẽ lại đóng vai trò là mỏ neo đáng tin cậy cho lợi suất”, Gene Tannuzzo, người đứng đầu toàn cầu về thu nhập cố định tại Columbia Threadneedle Investments cho biết.

Một cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy suy nghĩ đó có thể được nhìn thấy trong các dự báo đồng thuận cho thấy lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm sẽ giảm dần theo thời gian, từ mức hiện tại khoảng 3,69% xuống gần 3% vào năm 2024 và 2025. Tuy nhiên, sự đồng thuận đã sai trong quá khứ. Chỉ mới hơn một năm trước, các nhà dự báo cho rằng lợi suất 10 năm hiện sẽ dưới 3%.

Hiện tại, thước đo lạm phát ưa thích của Fed đang ở mức cao hơn gấp đôi mục tiêu 2%. Tốc độ tăng lạm phát trong tháng 4 ở mức 4,4% nếu được duy trì, sẽ khiến các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu kỳ hạn 10 năm có mức lợi suất dưới 4% trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Lợi suất dài hạn và trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Lợi suất dài hạn và trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm

Donald Ellenberger, nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại Federated Hermes cho biết: “Trong vài năm tới, chúng tôi nghĩ rằng lãi suất dài hạn sẽ thấp hơn. Nếu Fed thực sự nghiêm túc về việc giảm lạm phát xuống 2% thì sẽ cần đến một cuộc suy thoái để làm điều đó. Và các cuộc suy thoái thường dẫn đến việc mua trái phiếu Kho bạc chất lượng cao”.

“Cục Dự trữ Liên bang có thể miễn cưỡng cắt giảm lãi suất trong năm nay nếu những lo ngại về lạm phát vẫn còn và thị trường lao động vẫn đủ kiên cường để hạn chế những lo ngại về suy thoái kinh tế kéo dài. Quan điểm của chúng tôi phù hợp với Bloomberg Economics, vốn tin rằng Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm nay”, Ira Jersey, chiến lược gia lãi suất trưởng tại Bloomberg Intelligence cho biết.

Trong khi đó, không phải tất cả đều tin rằng lợi suất đang giảm xuống. Jim Grant, người sáng lập Grant's Interest Rate Observer cho biết ông nhìn thấy một "chu kỳ tăng lãi suất dài hạn" phía trước.

Hôm thứ Ba (6/6), Goldman Sachs đã hạ ước tính về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế của Mỹ trong 12 tháng tới xuống 25% dựa trên tình hình căng thẳng của ngành ngân hàng đang giảm và thỏa thuận lưỡng đảng về việc đình chỉ trần nợ, điều này sẽ chỉ ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng kinh tế.

Hôm thứ Hai (5/6), Jonathan Pingle, nhà kinh tế học của UBS đã cập nhật lời kêu gọi của Fed về việc tăng lãi suất vào tháng 7 – vốn được kỳ vọng là mức lãi suất cao nhất trong chu kỳ này. Ông cũng đẩy lùi thời gian cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sang tháng 12 so với dự đoán trước đó là vào tháng 9.

Fed đã giữ nguyên dự báo lãi suất dài hạn của mình bất chấp thực tế là nền kinh tế đã trải qua những thay đổi to lớn trong bối cảnh đại dịch và xung đột Nga-Ukraine. Tỷ lệ tham gia thị trường lao động vẫn ở dưới mức tiền Covid, chuỗi cung ứng đang chuyển sang nhấn mạnh khả năng phục hồi hơn là hiệu quả thuần túy và gánh nặng nợ của chính phủ hiện lớn hơn nhiều.

Mặt khác, một số câu hỏi về việc liệu lãi suất trung lập dài hạn, được các nhà nghiên cứu gọi là R-star, có khả năng được giải quyết hay không. Về cơ bản, lãi suất này là lãi suất cân bằng tổng cầu với tổng cung của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, chính mức lãi suất do ngân hàng trung ương ấn định sẽ cho phép nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng lao động và giá cả ổn định.

Matthew Luzzetti, nhà kinh tế trưởng tại Deutsche Bank AG cho biết: “Quan điểm bao quát của tôi đối với R-star là tất cả những ước tính này đều thực sự không chắc chắn”.

Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng khó ước tính theo thời gian thực và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như ước tính mức độ khởi đầu của tự động hóa thông minh và tiết kiệm lao động bằng trí tuệ nhân tạo có thể cân bằng mức tăng trưởng hạn chế của nguồn cung lao động Mỹ trong tương lai như thế nào.

Tin bài liên quan