(ĐTCK-online) Tại Hội thảo triển lãm đầu tư tài chính châu Á 2007 tuần qua, các chuyên gia tính toán rằng, hiện có khoảng 5 tỷ USD đã và đang đầu tư vào TTCK Việt Nam và sẽ có thêm gần 2 tỉ USD nữa đổ vào lĩnh vực này trong năm nay.
Một dự báo khác cho biết, hiện có khoảng 70 quỹ đầu tư nước ngoài chờ gia nhập thị trường Việt
Nam
. Vậy thực hư của những dự báo này như thế nào và cơ hội cũng như thách thức của dòng vốn ĐTNN vào TTCK Việt Nam ra sao, là những vấn đề sẽ được đề cập trong bài viết này.
Cơ hội có một không hai
Theo con số thống kê từ những nguồn tin đáng tin cậy của ĐTCK, hiện nay tại Việt Nam có 45 quỹ đầu tư đang hoạt động, trong đó có 26 quỹ đầu tư nước ngoài đã và đang đầu tư trên thị trường tài chính, với tổng quy mô vốn đầu tư 5,118 tỷ USD (xem bảng 2). Phần còn lại là các quỹ trong lĩnh vực bất động sản, cơ sở hạ tầng và một số quỹ huy động trong nước…, với tổng quy mô vốn khoảng 1,13 tỷ USD.
Năm 2007, công tác cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn tại Việt Nam bắt đầu khởi động bằng việc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt sẽ chào bán 33,96% vốn điều lệ, tương đương 230.940.000 cổ phần ra công chúng theo hình thức đấu giá hoặc bán cho nhà đầu tư chiến lược. Sau Bảo Việt, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, 20 tổng công ty, tập đoàn nhà nước khác sẽ phải hoàn thành cổ phần hoá trong năm 2007 (xem bảng 1), tạo cơ hội có một không hai cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia sở hữu cổ phần của những DN hàng đầu Việt Nam. Với các tổ chức ĐTNN, cơ hội này là rất rõ ràng khi một mặt, họ muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam cần phải tìm được những đối tác nội địa đủ lớn, mặt khác, chính các DN Việt Nam lại rất cần tìm đối tác nước ngoài đủ tầm, với hy vọng nâng cao chất lượng quản trị, khả năng cạnh tranh để đủ sức cho hội nhập quốc tế. Cách Bảo Việt bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là một minh chứng cho sự cần thiết tìm nhà ĐTNN của DN Việt Nam: 18% trong tổng số 33,96% vốn của Bảo Việt, tức là hơn 50% số cổ phần phát hành lần đầu, được dành để bán riêng cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
Xuất phát từ nhu cầu của DN, Chính phủ cũng đã mở ra cơ hội cho nhà ĐTNN được trở thành nhà đầu tư chiến lược tại Thông tư 95/TT-BTC (tại Nghị định 187/2004/NĐ-CP, nhà đầu tư chiến lược được quy định là nhà đầu tư trong nước). Từ thực tế này, các tổ chức ĐTNN có thể tham gia thị trường vốn Việt
Nam
với 2 tư cách: nhà đầu tư thông thường hoặc nhà đầu tư chiến lược.
TT |
Tên doanh nghiệp |
Cơ quan chủ quản |
1 |
Tập đoàn tài chính Bảo hiểm Việt Nam |
Bộ Tài chính |
2 |
TCT Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn |
Bộ Công nghiệp |
3 |
TCT Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội |
Bộ Công nghiệp |
4 |
TCT Cơ khí xây dựng |
Bộ Xây dựng |
5 |
TCT Sông Hồng |
Bộ Xây dựng |
6 |
TCT Xây dựng số 1 |
Bộ Xây dựng |
7 |
TCT Xây dựng Bạch Đằng |
Bộ Xây dựng |
8 |
TCT Thủy sản Việt Nam |
Bộ Thủy sản |
9 |
TCT Thủy sản Hạ Long |
Bộ Thủy sản |
10 |
TCT Hải sản Biển Đông |
Bộ Thủy sản |
11 |
TCT Dâu tằm tơ VN |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
12 |
TCT Mía đường 1 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
13 |
TCT Mía đường 2 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
14 |
TCT Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
15 |
TCT Vật tư nông nghiệp |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
16 |
TCT Thiết bị y tế VN |
Bộ Y tế |
17 |
Ngân hàng Ngoại thương VN |
Ngân hàng Nhà nước |
18 |
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long |
Ngân hàng Nhà nước |
19 |
TCT Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội |
UBND TP. Hà Nội |
20 |
TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị |
UBND TP. Hà Nội |
Ngoài 20 tổng công ty, tập đoàn sẽ phải cổ phần hoá năm 2007, hàng trăm DNNN khác cũng sẽ phải cổ phần hoá trong năm 2007, với lượng cổ phần bán ra công chúng ngày một lớn do Nhà nước chỉ nắm cổ phần chi phối ở những DN trọng yếu, có ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, quốc phòng, còn lại sẽ bán hết hoặc nắm dưới 30% vốn. Đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nói chung, nhà ĐTNN nói riêng tham gia mua cổ phần của DN Việt Nam, nhất là trong bối cảnh công tác định giá giá trị DN tại Việt Nam còn nhiều bất cập, giá trị sổ sách của nhiều doanh nghiệp còn có khoảng cách lớn so với giá trị thực tế. Bên cạnh đó, TTCK thứ cấp tại Việt
Nam
đang phát triển theo chiều rộng, mức độ kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý còn yếu, thiếu nhiều loại hình dịch vụ tài chính… cũng là mảnh đất màu mỡ cho các nhà ĐTNN dày dặn kinh nghiệm tìm đến để kiếm lời.
Thách thức
Từ trước đến nay, việc kiểm soát dòng vốn ĐTNN chảy vào TTCK Việt Nam còn khá lỏng lẻo và gần như không có sự gắn kết giữa 2 cơ quan chính là Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Tuy nhiên, hiện nay, trước quy mô thị trường ngày càng lớn và rủi ro tiềm ẩn về an toàn dòng vốn càng nhiều, UBCK đang xây dựng dự thảo Quy chế hướng dẫn hoạt động ĐTNN với những giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn này. Do đó, thách thức lớn nhất đối với dòng vốn ĐTNN chính là ở cơ chế kiểm soát vốn mà Bộ Tài chính sẽ ban hành tới đây.
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCK, bản Quy chế sắp ban hành không nhằm mục đích ngăn chặn hay cản trở dòng vốn ĐTNN, mà chỉ nhằm tạo ra công cụ để cơ quan quản lý kiểm soát dòng vốn này, nhằm đảm bảo an toàn chung cho thị trường. Ông Bằng cũng cho biết, điểm thay đổi lớn nhất trong dự thảo Quy chế là sẽ cắt quyền thực hiện giao dịch của các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, nhưng đây là việc làm cần thiết phù hợp với quy định tại Luật Thương mại.
Mặc dù cắt quyền thực hiện giao dịch của văn phòng đại diện, nhưng dự thảo Quy chế lại đưa ra hướng mở cho các tổ chức nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam là được lập chi nhánh hoặc đặt lệnh giao dịch trực tiếp từ nước ngoài. Những quy định trên có thể không đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các quỹ có quy mô vốn nhỏ (đang đầu tư tại Việt
Nam
thông qua văn phòng đại diện), nhưng theo ông Bằng, UBCK sẽ nghiên cứu một cơ chế để dòng vốn này không bị gián đoạn.
Ghi nhận của ĐTCK-online từ thị trường cho thấy, một số quỹ đầu tư ĐTNN phản đối việc cắt quyền thực hiện giao dịch của văn phòng đại diện, nhưng một số khác lại ủng hộ quan điểm này khi cho rằng, đây là bước quá độ cần thiết trước khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ tài chính, chứng khoán vào năm 2011. Tuy nhiên, những người theo quan điểm ủng hộ đề xuất, UBCK nên nới rộng thời hạn phải thực hiện chuyển từ văn phòng đại diện sang chi nhánh (hiện được dự tính là 6 tháng) để tránh khả năng gián đoạn đầu tư của các văn phòng đại diện. Ngoài ra, dự thảo nên giảm điều kiện thành lập chi nhánh (hiện nay là công ty quản lý quỹ phải hoạt động trong ngành 3 năm liên tục và đang quản lý tối thiểu 500 triệu USD… mới được lập chi nhánh), để tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài quy mô vốn nhỏ và mới hoạt động cũng được thâm nhập TTCK Việt Nam.
Các quỹ đang hoạt động tại Việt Nam
Quỹ quản lý
|
Tên quỹ
|
Ngày thành lập
|
Tình trạng niêm yết
|
Quy mô quỹ (triệuUSD)
|
Dragon Capital
|
VN Enterprise Investment Ltd (VEIL)
|
7/95
|
Dublin
|
1.044,3
|
Vinacapital
|
VN
Opportunity
Fund (VOF)
|
9/03
|
London
(AIM)
|
789,5
|
Dragon Capital
|
VN Growth Fund (VGF)
|
10/04
|
Dublin
|
536,0
|
International Data Group (IDG)
|
IDG Ventures VN
|
8/04
|
Private Equity
|
100,0
|
PXP
Vietnam
Asset Mgt
|
PXP VN Fund
|
12/03
|
Dublin
|
134,0
|
Dragon Capital
|
VN Dragon Fund
|
12/05
|
Dublin
|
334,1
|
PXP
Vietnam
Asset Mgt
|
VN Emerging Equity Fund
|
11/05
|
Dublin
|
97,0
|
Mekong
Capital
|
Mekong
Enterprise
Fund (MEF)
|
4/02
|
Private Equity
|
27,1
|
Finansa Fund Mgt
|
VN Equity Fund
|
7/05
|
NA
|
18,1
|
KV Mgt Pte Limited (
Singapore
)
|
VN Investment Fund
Singapore
(VIF)
|
1992
|
Unlisted
|
5,5
|
Vietnam
Fund Mgt
|
Beta VN Fund
|
9/93
|
Dublin
|
2,9
|
Korean Investment Trust Mgt
|
KITMC VN Growth Fund
|
4/06
|
NA
|
25,0
|
Korean Investment Trust Mgt
|
Worldwide VN Fund
|
9/06
|
Na
|
76,0
|
Mekong
Capital
|
Mekong
Enterprise
Fund II (MEFII)
|
5/06
|
Private Equity
|
50,0
|
Indochina
Capital
|
Indochina
Equity Fund
|
5/06
|
London
|
428,0
|
Vietnam
Holding Asset Mgt
|
VN Holding Fund
|
5/06
|
London
(AIM)
|
128,8
|
Vinacapital
|
DFJ Vinacapital L.P
|
8/06
|
Member Fund
|
25,0
|
PPF Asset Mgt A.S
|
PPF A.S
|
4/06
|
NA
|
50,0
|
PXP
Vietnam
Asset Mgt
|
VN Lotus Fund
|
11/06
|
Dublin
|
41,0
|
JF Asset Mgt
|
JF Asset VN Fund
|
11/06
|
NA
|
104,0
|
Blackhorse Asset Mgt
|
Blackhorse Enhanced VN Inc
|
12/06
|
Sin or AIM
|
50,0
|
Deutsche Asset Mgt
|
DWS VN Fund
|
12/06
|
Dublin
|
354,0
|
Golden
Bridge
(
Korea
)
|
Blue
Ocean
Fund
|
12/06
|
Member Fund
|
10,0
|
Prudential
Vietnam
|
Prudential VN Segregated Portfolio
|
12/07
|
Dublin
|
288,0
|
Korean Investment Trust Mgt
|
Korea
Worldwide VN Hybrid Trust 1
|
1/07
|
NA
|
400,0
|
Lion Capital
|
Lion VN Fund
|
NA
|
NA
|
33,0
|
Vietnam Asset Management
|
Vietnam Emerging Market Fund
|
|
|
|
LANDESBANK
BERLIN
|
VN Oppotunity-Zertifikat
|
10/06
|
NA
|
50,0
|
DEUTSCHE BANK
|
VN Top Select - Zertifikat
|
11/06
|
NA
|
100,0
|
HSBC
|
P-notes
|
NA
|
NA
|
100,0
|
Vinacapital
|
VinaLand Fund
|
12/05
|
London
(AIM)
|
200,7
|
Keppel
Land
|
Keppel Fund
|
2003
|
Private Equity
|
100,0
|
Indochina
Capital
|
Indochina
Land
Holdings
|
5/05
|
Private Equity
|
42,0
|
Indochina
Capital
|
Indochina
Land
Holdings II
|
|
Private Equity
|
100,0
|
Prudential
Vietnam
|
Prudential Fund
|
6/05
|
Private Equity
|
63,7
|
Vietfund Mgt
|
VFMVF1
|
5/04
|
Vietnam
|
156,2
|
Thanh Viet Fund Mgt Co. (TMC)
|
Saigon
Fund A1
|
11/05
|
Member Fund
|
1,3
|
Prudential
Vietnam
Fund Mgt
|
Prudential Balanced Fund I
|
8/06
|
Vietnam
|
31,3
|
Pioneer
|
VN Pioneer Fund
|
NA
|
NA
|
NA
|
Horizon Capital
Vietnam
|
|
NA
|
NA
|
Na
|
Vietfund Mgt
|
VFMVF2
|
12/06
|
NA
|
25
|
Hanoi
Fund Mgt
|
Hanoi
Investment Fund
|
NA
|
NA
|
12
|
Bao Viet
|
Bao Viet Investment Fund
|
7/06
|
None
|
31,3
|
Vietcombank JV
|
VPF1
|
1/06
|
None
|
12,5
|
BIDV Partners
|
BVIM
|
2/06
|
None
|
100,0
|
Vietcombank JV
|
VPF2
|
7/06
|
None
|
NA
|