OECD: ECB gặp khó khi quyết định lúc nào ngừng tăng lãi suất

OECD: ECB gặp khó khi quyết định lúc nào ngừng tăng lãi suất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), bà Clare Lombardelli nhận định, châu Âu đang phải đối mặt với một thách thức thực sự khó khăn về lạm phát. 

Theo bà Clare Lombardelli, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải đối mặt với khó khăn khi quyết định chừng nào sẽ ngừng tăng lãi suất. Đó là bởi rất khó để đánh giá tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Bà Clare Lombardelli nói rằng, những thay đổi kể từ chu kỳ tăng lãi suất trước đó, chẳng hạn như tỷ lệ các khoản vay có lãi suất cố định cao hơn, đang gây khó khăn cho việc đánh giá các tác động thực tế của các chính sách thắt chặt tiền tệ này đối với nền kinh tế. Điều đó làm đường đi của các ngân hàng trung ương trở nên "mờ mịt" hơn.

Bà Lombardelli nói thêm: “Việc xác định nước đi tiếp theo trong chính sách tiền tệ của ECB là rất khó và cũng thật khó để đánh giá tác động của các chính sách tiền tệ này và khi nào thì tác động đó sẽ đạt đến kết quả tối đa”.

Bà Lombardelli cho biết, thách thức đặc biệt lớn vào thời điểm hiện tại ở châu Âu, bởi vì ngay cả khi lạm phát tổng thể đang giảm xuống thì áp lực lạm phát lõi vẫn còn rất lớn.

Đó là một điểm gây tranh cãi chính đối với các nhà hoạch định chính sách ở khu vực này bởi các quan chức ECB đã báo hiệu vẫn sẽ có một đợt tăng lãi suất nữa vào cuối tháng này. Phó Chủ tịch ECB, Luis de Guindos cho biết, hầu hết các chỉ số về giá cơ bản “đã bắt đầu có một số dấu hiệu dịu đi”.

Thành viên Hội đồng thống đốc ECB, kiêm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bồ Đào Nha, Mario Centeno cho biết, ông kỳ vọng lạm phát của Khu vực Eurozone sẽ giảm xuống dưới 3% vào cuối năm 2023.

"Lạm phát đang giảm nhanh hơn tốc độ tăng. Chúng tôi cần thúc đẩy quá trình này và rất tự tin rằng chúng tôi có thể làm được. Thị trường lao động khu vực đang mạnh nhất từ trước đến nay”, ông cho biết.

Tuy nhiên, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank, ông Joachim Nagel, lại cho rằng, lạm phát cơ bản vẫn gây ra nhiều lo ngại.

Lạm phát ở khu vực Eurozone lập kỷ lục mới trong tháng 6 vừa qua khi đạt 8,6%, cao hơn mức 8,4% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Trong tháng 5, lạm phát ở khu vực này là 8,1%. Sự tăng tốc của lạm phát cho thấy chi phí sinh hoạt trong khối ngày càng tăng mạnh.

Để kiềm chế lạm phát, ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ trong tháng 7 này và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9.

Tin bài liên quan