OPEC hoãn họp như dự kiến, giá dầu lao dốc trở lại trong tuần tới

OPEC hoãn họp như dự kiến, giá dầu lao dốc trở lại trong tuần tới

(ĐTCK) Cuộc họp trực tuyến giữa OPEC và các quốc gia sản xuất dầu liên minh vào ngày thứ Hai (6/4) đã bị hoãn lại do căng thẳng giữa Nga và Ả rập Xê út. Cuộc họp có thể tổ chức vào ngày thứ Năm (9/4) theo nguồn tin từ CNBC.

Cuộc họp trong ngày thứ Hai được thiết lập sau khi Tổng thống Trump nói với CNBC trong ngày thứ Năm (2/4) với kỳ vọng Nga và Ả rập Xê út sẽ thông báo thống nhất cắt giảm sản lượng 15 triệu thùng mỗi ngày.

Việc hoãn cuộc họp này sẽ là một cú giáng tới giá dầu trong tuần tới sau tuần tăng kỷ lục của giá dầu trong tuần qua. Giá dầu của Mỹ đã tăng kỷ lục 25% trong ngày 2/4 và 12% trong ngày 3/4. Kết thúc tuần với mức tăng 32% sau 5 tuần giảm mạnh, đây là tuần tăng tốt nhất từ trước đến nay kể từ năm 1983.

Mặc dù tăng mạnh trong tuần qua nhưng giá dầu thô tại West Texas vẫn giảm gần 40% trong tháng do sụt giảm nhu cầu từ sự bùng phát của virus Corona và cuộc chiến về giá giữa Ả rập Xê út và Nga.

Biểu đồ diễn biến giá dầu WTI

Theo một báo cáo của Reuters, OPEC+ đang dự tính cắt giảm sản lượng tương đương 10% nguồn cung trên thế giới, và Tổng thống Nga Putin nói rằng, việc cắt giảm 10 triệu thùng mỗi ngày là có khả năng, điều này dẫn đến cú nhảy vọt của giá dầu trong ngày 3/4.

Cả Ả rập Xê út và Nga đang tìm kiếm sự hợp tác từ Mỹ trong việc cân bằng nguồn cung dầu mỏ trên thế giới. Các công ty khoan dầu của Mỹ vẫn đang tiếp tục bơm gần mức kỷ lục trong khi thế giới đang đứng trước khả năng thiếu khả năng lưu trữ dầu.

Các giám đốc điều hành dầu mỏ của Mỹ đã gặp Tổng thống Trump vào ngày 3/4 tại Nhà Trắng, nhiều suy đoán Tổng thống Trump sẽ yêu cầu họ hợp tác cắt giảm sản lượng. Nhưng không có thoả thuận nào được đưa ra trong cuộc họp, ông Trump cho rằng quan điểm nên để thị trường xác định giá.

Tại cuộc họp tháng 3, OPEC đã đề xuất cắt giảm sản lượng thêm 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong nỗ lực chống lại sự suy giảm nhu cầu, nhưng Nga đã từ chối đề nghị này. Cuộc họp kết thúc mà không có bất kỳ một thoả thuận nào. Ả rập Xê út trả đũa bằng cách tuyên bố tăng sản lượng lên mức kỷ lục hơn 12 triệu thùng mỗi ngày.

Biểu đồ diễn biến các đợt cắt giảm sản lượng và giá dầu

Căng thẳng giữa Nga và Biểu đồ diễn biến các đợt cắt giảm sản lượng và giá dầu càng trầm trọng thêm, trong ngày thứ Sáu (3/4), ông Putin đổ lỗi cho Biểu đồ diễn biến các đợt cắt giảm sản lượng và giá dầu về sự sụp đổ của giá dầu khi rút khỏi thoả thuận 3 năm của OPEC, kèm với đó là gia tăng sản xuất và chiết khấu, tất cả đều làm trầm trọng thêm căng thẳng sau cú đánh từ virus Corona.

Đáp trả cho bình luận từ Tổng thống Nga, Thái tử Biểu đồ diễn biến các đợt cắt giảm sản lượng và giá dầu trong ngày thứ Bảy (4/4) cho rằng, đổ lỗi của ông Putin là không đúng sự thật.

Bộ trưởng năng lượng Biểu đồ diễn biến các đợt cắt giảm sản lượng và giá dầu cũng đưa ra một tuyên bố vào ngày thứ Bảy nói rằng, những bình luận từ Bộ trưởng năng lượng Nga là trái ngược với thực tế. Lời tuyên bố cho biết, Bộ trưởng Ả rập Xê út đã tỏ ra khá ngạc nhiên khi đưa Ả rập Xê út vào cuộc chiến chống lại ngành công nghiệp dầu đá phiến trong khi Ả rập Xê út là một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực dầu mỏ của Mỹ.

Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hoá tại RBC, bây giờ có 2 vấn đề chính: sau khi Tổng thống Trump tuyên bố, hầu như không có bất kỳ cam kết cắt giảm sản lượng nào được đưa ra. Và có vẻ như chúng ta đang thấy mối quan hệ ngoại giao rạn nứt giữa Nga và Ả rập Xê út.

Bộ trưởng Dầu mỏ Ả rập Xê út đang đẩy lùi sự khẳng định của Bộ trưởng Nga rằng Ả rập Xê út đang nhắm vào dầu đá phiến.

Biểu đồ tỷ lệ % tăng giá dầu trong 1 ngày

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ đang bị chia rẽ cho dù nó có thể hoặc nên đóng góp vào việc cắt giảm sản lượng để ổn định giá cả.

Ngành dầu khí của Mỹ đang phản đối việc cắt giảm vì sẽ làm tổn thương cho ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, một trong 3 thành viên của Uỷ ban đường sắt cho biết, sẽ xem xét tham gia vào một thoả thuận như vậy.

Các tiểu bang sản xuất dầu như Texas, có thẩm quyền quản lý sản xuất, mặc dù chính phủ liên bang không thể quản lý sản xuất. Nếu một tập đoàn các công ty hợp tác sẽ bị coi là vi phạm chống độc quyền. Lần hạn chế sản lượng cuối cùng ủa Uỷ ban Texas là vào năm 1970.

Tin bài liên quan