TP. Đà Nẵng phát triển nổi bật, tạo động lực cho Trung bộ, kết hợp với các đô thị lớn dọc biển hình thành trục liên kết Bắc - Nam

TP. Đà Nẵng phát triển nổi bật, tạo động lực cho Trung bộ, kết hợp với các đô thị lớn dọc biển hình thành trục liên kết Bắc - Nam

Phát triển đô thị miền Trung - Cơ hội cho phân khúc nào?

0:00 / 0:00
0:00
Dải đô thị ven biển miền Trung với cấu trúc chuỗi đô thị biển, có TP. Đà Nẵng phát triển nổi bật, kết hợp với các đô thị lớn dọc biển làm điểm tựa để vùng Tây Nguyên vươn ra biển.

Định vị chuỗi đô thị miền Trung là “mặt tiền” mới

Thời gian 15 năm gần đây, đô thị ven biển miền Trung phát triển tương đối mạnh mẽ. Các trung tâm mới được hình thành, nổi bật khu vực Nam Trung bộ là Nha Trang, Mũi Né (Bình Thuận), khu vực quanh vịnh Quy Nhơn (Bình Định), đặc biệt là khu vực Đà Nẵng - Hội An.

Cụm từ “chuỗi đô thị du lịch miền Trung” được các chuyên gia kinh tế đề cập trong các hội thảo gần đây đã manh nha định hướng quy hoạch tổng thể của Vùng duyên hải miền Trung trong vấn đề phát triển đô thị. Hướng đi này không những phát huy tốt tiềm năng, lợi thế khu vực, mà còn khẳng định vai trò liên kết cùng phát triển của Vùng trong tương lai.

Chuyên gia kinh tế nhận định, xét về tổng thể, các địa phương miền Trung có nhiều nét tương đồng, nhưng nếu phân tích chi tiết, thì mỗi địa phương có một đặc thù riêng. Do đó, mỗi địa phương có góc nhìn về định hướng phát triển đô thị riêng cho mình, nhưng điểm chung nhất vẫn là hướng biển và lấy lợi thế du lịch làm tâm điểm phát triển.

Đơn cử, lộ trình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trong Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045, thì đến năm 2025, Thừa Thiên Huế phải trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Sau 10 năm thực hiện, Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,2%/năm; Và cốt lõi của Huế để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phải dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố định và bản sắc văn hóa Huế. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông. Công nghiệp và nông nghiệp là nền tảng…

Hay như, dựa theo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hoài Nhơn (Bình Định) đến năm 2035 mới được tỉnh Bình Định điều chỉnh, diện tích đất xây dựng đô thị Hoài Nhơn sẽ tăng lên gần 3.000 ha, với định hướng phát triển đô thị theo mô hình: Một trục - Hai cánh - Bốn trung tâm.

Nghĩa là, phát triển Hoài Nhơn trở thành trục động lực chủ đạo Bắc - Nam, gồm phía Tây (khu vực đồi núi, phát triển lâm nghiệp, dịch vụ du lịch sinh thái…), phía Đông (khu vực nông nghiệp và vùng ven biển, phát triển nông nghiệp đô thị công nghệ cao, công nghệ, cảng… du lịch biển). Bồng Sơn đóng vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, dịch vụ thương mại…; trung tâm Tam Quan là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, neo đậu tàu thuyền, dịch vụ du lịch…; trung tâm mới khu vực Hoài Thanh Tây là trung tâm văn hóa lịch sử kết hợp khu ở mới; trung tâm mới ở khu vực Hoài Hương là trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại và khu ở mới.

Dưới góc nhìn quy hoạch, việc hình thành một chuỗi đô thị du lịch ven biển miền Trung đòi hỏi phải có thời gian, nhưng ít nhiều, các địa phương đã tạo nên một định hướng cụ thể, qua đó phát huy hết tiềm năng lợi thế của từng địa phương trên cơ sở sự liên kết về quy hoạch, để giấc mơ về chuỗi đô thị ven biển sớm hình thành.

TS. Trần Du Lịch trong một cuộc hội thảo về du lịch diễn ra tại TP. Quy Nhơn gần đây từng cho rằng, định hướng phát triển đô thị miền Trung trở thành mặt tiền mới của Việt Nam sẽ thúc đẩy cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng du lịch, tạo tiền đề thúc đẩy sự kết nối giữa các địa phương.

“Dải đô thị ven biển miền Trung với cấu trúc chuỗi đô thị biển, có TP. Đà Nẵng phát triển nổi bật, tạo động lực cho Trung bộ, kết hợp với các đô thị lớn dọc biển hình thành trục liên kết Bắc - Nam, làm điểm tựa để vùng Tây Nguyên vươn ra biển”, TS. Trần Du Lịch nói.

Hoàn thiện hạ tầng và tạo chuỗi đô thị: Công thức phát huy tiềm lực

Chuyên gia kinh tế khuyến cáo, để phát triển đô thị miền Trung, trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, miền Trung là mặt tiền, tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực như đánh bắt xa bờ gắn với trung tâm hậu cần nghề cá, quy hoạch đô thị làng chài phải theo hướng hiện đại hóa; khai thác hệ thống cảng biển gắn với dịch vụ hàng hải, logistics; tập trung phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng như đẩy mạnh du lịch biển đảo gắn với văn hóa, lịch sử.

Về du lịch, miền Trung đã hình thành các đô thị du lịch, bất động sản du lịch, nổi bật là Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, tương lai là khu vực Nam Hội An đến Tam Kỳ...

Dù vậy, điều kiện tiên quyết để phát triển được đô thị ven biển là phải hình thành đường ven biển chiến lược. Ở khu vực miền Trung, đường giao thông chiến lược không phải Quốc lộ 1, mà là đường ven biển. Đây sẽ là mặt tiền mới của Việt Nam nhìn ra biển, với các đô thị xung quanh.

Hiện tại, Đà Nẵng là đô thị kiểu mẫu, có vai trò dẫn dắt và đang tiếp tục được xây dựng thành đô thị thông minh. Sự hình thành và phát triển của TP. Đà Nẵng có thể gọi là một cuộc cách mạng, khi chỉ trong vòng 20 năm, TP. Đà Nẵng thay đổi hoàn toàn, tạo tác động lan tỏa mạnh tới toàn khu vực.

Dẫu vậy, để thực sự là trung tâm đô thị của miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng phải liên kết chặt chẽ với các đô thị liền kề, đó là TP. Hội An và Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), từ đó hình thành không gian đô thị chung. Một điều cần khẳng định và coi là định hướng quan trọng là, quỹ đất trong giai đoạn đô thị hóa là “con gà đẻ trứng vàng”, vì vậy, nếu có cơ chế huy động hợp lý, đất đai sẽ trở thành nguồn lực đưa ra lời giải cho bài toán hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị.

Quy hoạch khoa học, hạ tầng đô thị phát triển sẽ là điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ để phát triển sẽ những mô hình xây dựng phù hợp với xu thế thời đại của nhà đầu tư.

Ông Trần Ngọc Thái, Giám đốc khối Đầu tư và Phát triển quỹ đất của Tập đoàn Đất Xanh miền Trung chia sẻ: “Để có thể đầu tư thành công một khu đô thị, đó phải là khu đô thị sinh thái mẫu mực, đạt tỷ lệ vàng trong quy hoạch. Quy mô và đẳng cấp của dự án có thể sánh ngang với các dự án nhà ở sinh thái tại nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… Tại khu vực miền Trung, những dự án đáp ứng được tiêu chuẩn (quy hoạch đẳng cấp, không gian sống xanh, giá trị sử dụng), quy tụ được 3 yếu tố phát triển về du lịch, dịch vụ và thương mại đó sẽ minh chứng vì sao thị trường bất động sản luôn tăng nhiệt”.

“Những dự án mà Đất Xanh miền Trung đang triển khai đều quy tụ đủ các yếu tố này có thể nhắc tới như: Khu đô thị phức hợp quốc tế đầu tiên tại Quảng Bình; Khu đô thị quốc tế Regal Heritage Hội An (Quảng Nam); Dự án Regal Maison Phú Yên”, ông Thái nhấn mạnh.

Một hướng đi khác là hướng về vùng ven cũng đang được đẩy mạnh thực hiện. Chuỗi dự án khu đô thị vệ tinh tại một số địa phương như Quảng Nam với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi mới như Khu đô thị Bắc Hội An được hình thành theo diện tiêu chuẩn xây dựng khu đô thị kiểu mẫu “4 xanh” của tỉnh Quảng Nam. Ông Trần Thiên Châu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển đô thị Bắc Hội An, chia sẻ: “Dự án Khu đô thị Bắc Hội An là tâm huyết của chúng tôi, đề cao giá trị sống và sức khỏe cộng đồng, mong muốn mang lại cho cư dân không gian sống xanh, gần gũi thiên nhiên”.

Và khi nhắc tới Phú Yên, cũng không ít tên tuổi nhà đầu tư tiềm năng xuất hiện với hàng loạt khu đô thị kiểu mẫu được hình thành tại một số địa phương của tỉnh này. Trong số đó, phải kể đến Dự án Khu nhà ở phía Đông đường Hùng Vương (TP. Tuy Hòa); Khu cư dân phố chợ Hoà Vinh (huyện Phú Hoà)… góp phần đưa khu đô thị mới, hoàn thiện về quy hoạch để trở thành đô thị trung tâm.

Những dự án phát triển đô thị vệ tinh điển hình

Dự án Phú Mỹ Lộc Residential “được lòng” đông đảo khách hàng và nhà đầu tư nhờ vị trí đắc địa, tiện ích sống vượt trội cùng quy hoạch đồng bộ hiện đại. Có 2 dòng sản phẩm chính tại dự án: nhà ở liền kề và biệt thự song lập với giỏ hàng lên đến 451 sản phẩm; là dự án bất động sản tiêu biểu năm 2022 tại thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) hiện nay.

Dự án Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside của chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng có quy mô 46 ha nằm ngay tâm điểm phía Tây Bắc của TP. Đà Nẵng, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp. Trong tương lai, dự án này sẽ mang đến chốn an cư tiện nghi cho người lao động trong Khu công nghiệp Liên Chiểu, Hoà Khánh, góp phần ổn định nhà ở cho hàng ngàn công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

Khu đô thị phức hợp - Regal Legend Quảng Bình với đẳng cấp quốc tế quy mô 21 ha, do Tập đoàn Đất Xanh Miền Trung đầu tư và phát triển. Dự án đa dạng loại hình bất động sản: 5 toà tháp 30 - 39 tầng gồm trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao quốc tế, căn hộ; khu thấp tầng gồm dãy nhà ở kết hợp kinh doanh (shophouse), shop villa, nhà liền kề, biệt thự ven hồ, khu dịch vụ 5 sao cảnh quan ven hồ. Dự án Regal Legend Quảng Binh đạt tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, triển khai trong thời gian 2021-2025.

Tin bài liên quan