Phiên giao dịch chiều 23/5: Gãy trụ

Phiên giao dịch chiều 23/5: Gãy trụ

(ĐTCK) Với việc MSN không còn giữ được sắc xanh, trong khi VNM quay đầu giảm điểm, VN-Index đã không trụ vững được trên mốc tham chiếu như phần lớn thời gian phiên giao dịch sáng.

Trong phiên sáng nay, thị trường giao dịch khá cầm chừng do sự thận trọng của cả 2 bên mua và bán. Thị trường diễn biến giằng co trong biên độ hẹp, thanh khoản sụt giảm mạnh.

Đã có những đợt chốt lời diễn ra, song áp lực không lớn. Trong khi đó, lực cầu cũng tương đối yếu. Thị trường ghi nhận mức điều chỉnh chủ yếu diễn ra ở các mã đầu cơ đã tăng nóng trong thời gian vừa qua.

Bước sang phiên chiều, một đợt bán nữa lại được tung ra ngày từ đầu phiên, khiến thị trường một lần nữa quay đầu xuống dưới tham chiếu.

Lúc này, đà tăng ở hầu hết các mã lớn đã tăng ở phiên sáng đều đã bị tiết giảm. GAS và MSN chỉ còn tăng 500 đồng. HPG và KDC cũng mất 500 đồng so với phiên sáng, khi chỉ còn tăng tương ứng là 1.500 đồng và 2.000 đồng. Còn VNM vẫn đang cố trụ lại ở mốc tham chiếu.

Tuy nhiên, chỉ cần "tứ trụ" VNM, GAS, MSN, VIC tăng nhẹ cũng đủ sức giúp VN-Index cầm cự trên mốc tham chiếu, bất chấp số mã giảm giá nhiều gấp hơn 2 lần số mã tăng giá.

Trong khi các mã vốn hóa lớn được đẩy lên để giữ cho thị trường cân bằng, thì áp lực bán tiếp tục gia tăng  đáng kể lên các mã đầu cơ tăng nóng vừa qua. HQC, VNH về lại mức giá sàn, VHG dù không giảm sàn, nhưng cũng đang dao dịch dưới mốc tham chiếu, FLC cũng chỉ lình xình quanh tham chiếu…

Trên HNX cũng tương tự như trên HOSE. Các cổ phiếu lớn lúc này chỉ còn NTP, SHB và IDJ là còn tăng nhẹ, còn lại các mã có tính dẫn dắt khác đều đứng dưới tham chiếu. Thanh khoản trên sàn này cũng chưa được cải thiện nhiều.

Thị trường sau đó có thêm vài nhịp giằng co và hồi phục nhẹ. Nhưng do lực cầu quá yếu nên chỉ cần thêm một cú xả nhẹ ở cuối phiên thì chỉ số đã lao thẳng qua tham chiếu.

Đóng cửa phiên cuối tuần, VN-Index giảm 0,24 điểm (-0,04%) xuống 541,49 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 85,739 triệu đơn vị, giá trị 1.073,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 82 mã tăng, 125 mã giảm và 65 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index tăng 1,6 điểm (-0,27%) lên 594,35 điểm, trong đó có 9 mã tăng, 12 mã giảm và 9 mã đứng giá.

Trong khi đó, HNX-Index đã hồi phục về đúng mốc tham chiếu 74,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57,335 triệu đơn vị, trị giá 442,08 tỷ đồng. Toàn sàn có 101 mã tăng, 99 mã giảm và 53 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,5 điểm (+0,34%) lên 148,14 điểm, trong đó có 10 mã tăng, 13 mã giảm và 7 mã đứng giá.

Giao dịch thỏa thuận trên HOSE đóng góp 1,53 triệu đơn vị, giá trị 71,9 tỷ đồng, trong đó mã VNM thỏa thuận 300.000 đơn vị, giá trị 40,2 tỷ đồng. Trên HNX chỉ đóng góp 9 tỷ đồng giá giao dịch thỏa thuận, trong đó phần lớn là thuộc về PVR khi mã này thỏa thuận hơn 2,49 triệu đơn vị, giá trị 7,98 tỷ đồng.

Trên HOSE, các bluechips trong nhóm VN30 tiếp tục giao dịch trầm lắng trong phiên chiều nay. Giao dịch cao chỉ tập trung tại một số mã như CII, IJC, SSI, OGC và HAG.

CII và IJC cùng khớp trên 2,6 triệu đơn vị, nhưng đều giảm điểm. CII giảm 400 đồng, xuống 18.700 đồng/CP, còn IJC giảm nhẹ 100 đồng xuống 12.200 đồng/CP. OGC và HAG cùng giao dịch trên 1,2 triệu đơn vị, kết phiên OGC về được tham chiếu, trong khi HAG giảm 200 đồng xuống 24.100 đồng/CP.

SSI khớp được hơn 2 triệu đơn vị và giậm chân tại tham chiếu, trong khi các mã chứng khoán khác như AGR, BSI hay HCM đều giảm điểm.

Việc các mã trụ không đồng thuận và phân hóa mạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số không thể phục hồi.

Chỉ KDC và HPG là giữ được mức tăng của phiên sáng. GAS chỉ còn tăng 500 đồng.

Trong khi MNS bị kéo về tham chiếu, còn VNM, BVH, FPT cũng đã không giữ được sức mạnh và quay đầu giảm điểm, góp phần dìm chỉ số. VNM giảm 1.000 đồng xuống 125.000 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, chỉ một vài mã hút được dòng tiền, nhưng giao dịch lại khá chậm chạp. FLC đã vượt qua PVX trở thành mã được giao dịch mạnh nhất thị trường khi khớp tới 12,8 triệu đơn vị, kết phiên tăng 300 đồng lên 10.400 đồng/CP. Còn HQC bị kéo xuống mức giá sàn với hơn 6,3 triệu đơn vị khớp lệnh. Trong khi ITA vẫn không vượt nổi qua tham chiếu và khớp được 4,59 triệu đơn vị.

Ngoài ra, áp lực bán cũng đã ảnh hưởng đến mạnh lên nhiều mã đầu cơ khác, khiến phần lớn các mã này đều giảm điểm như DIG, DLG, DXG, HAR, KBC, KMR, MCG, VHG…

Duy chỉ có PTL là đi “ngược chiều” khi mã này được đẩy tăng trần ngay từ đầu phiên giao dịch với thanh khoản mạnh, trên 3,14 triệu đơn vị được khớp.

Cũng giống như trên HOSE, các mã lớn trên sàn HNX cũng phân hóa rất mạnh khiến chỉ số kết phiên tại mốc tham chiếu. Thanh khoản cũng chỉ tập trung vào một số mã như PVX, SCR, SHB, KLS, SHS, VCG, SHN, KLF, VIG, PVL và DCS.

Trong đó, PVX khớp được 12,43 triệu đơn vị cao nhất trên HNX và tăng 300 đồng lên 5.000 đồng/CP. SCR khớp được 5,9 triệu đơn vị và tăng 100 đồng lên 8.300 đồng/CP. SHB khớp 4,31 triệu đơn vị và tăng 200 đồng lên 9.100 đồng/CP. KLS cũng tăng nhẹ 1 bước giá lên 10.600 đồng và khớp được 3,9 triệu đơn vị.

Tin bài liên quan