Phiên sáng 1/2: Lực bán duy trì ở mức cao, VN-Index tiếp tục đi xuống

Phiên sáng 1/2: Lực bán duy trì ở mức cao, VN-Index tiếp tục đi xuống

(ĐTCK) Áp lực bán vẫn đang duy trì ở các bluechip cùng đà giảm của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, đã khiến chỉ số vẫn đang chìm trong sắc đỏ và rung lắc quanh ngưỡng 1.100 - 1.105 điểm.

Phiên giao dịch hôm qua là phiên thứ 4 liên tiếp VN-Index chỉ biến động giằng co và đi ngang trong biên độ 1.090-1.130 điểm. Cùng với khiên khớp ATC đột biến khi lực cung ồ ạt bung ra đã nhấn chìm thị trường trong sắc đỏ.

Theo SHS, chỉ số  không tăng và thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao cho thấy rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu tăng dần lên. Sự thận trọng trong giao dịch vào thời điểm này là cần thiết trong bối cảnh kỳ nghỉ Tết đang đến gần và dòng tiền có thể được rút ra một phần.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay (1/2), VN-Index chỉ giữ được sắc xanh trong ít phút, sau đó tiếp tục lao xuống dưới tham chiếu, lùi dần xuống ngưỡi 1.100 điểm, sắc đỏ chiếm ưu thế khác lớn trên bảng điện tử.

Hàng loạt cá mã bị bán mạnh như STB, MBB, PVD, trong đó PVD mới chỉ chớm xanh đã nhanh chóng bị kéo xuống dưới mức giá sàn, cùng các trụ cột như GAS, VRE, VJC, BIB, ROS suy giảm.

Tuy nhiên, một số mã vẫn đang nhận được sự quan tâm của dòng tiền như CTG, NVL, DIG bên cạnh các mã thị trường như SCR, HAR, HAI, FIT, HQC, cùng với sự hồi phục của VNM, PLX, MSN đã hãm bớt đà giảm của thị trường, giúp chỉ số không bị xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm.

Áp lực bán ở gần như tất cả các nhóm ngành, trừ một vài bluechuip và cổ phiếu nhỏ. Cùng với các trụ cột đồng loạt đi xuống, những mã vẫn còn màu xanh nhưng biện độ tăng cũng đi lùi, đã khiến VN-Index đã có thời điểm mất hơn 20 điểm xuống 1.090 điểm.

Việc chỉ số rơi quá sâu, nhưng không xuất hiện tâm lý bán bằng mọi giá, khiến lực mua quay trở lại, giúp hãm đà giảm của VN-Index, nhưng không thể giúp chỉ số này giữ được ngưỡng 1.110 điểm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 74 mã tăng và 195 mã giảm, VN-Index giảm 10,67 điểm (-0,96%), xuống 1.099,69 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 171,86 triệu đơn vị, giá trị 4.509,15 tỷ đồng, giảm hơn 9% về lượng và giảm 11,6% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 29,34 triệu đơn vị, giá trị 886,7 tỷ đồng.

Trong top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chỉ còn VNM, CTG, NVL, PLX tăng, còn lại đều giảm, trong đó CTG tăng mạnh nhất cũng chỉ ở mức 1,5%, VNM cũng chỉ còn tăng 0,1%, PLX nhích 0,6% và NVL cộng thêm 0,25%.

Giảm mạnh nhất thuộc về ROS khi bất ngờ mất 6% sau phiên tăng trần hôm qua, chốt phiên sáng nay ở mức 163.900 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn điểm sáng CTG khi tăng 1,5% lên 27.600 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 5,4 triệu đơn vị, cùng BAB và KLB nhưng thanh khoản không đáng kể thì còn lại đều giảm.

Trong đó, nhóm ngân hàng trên HOSE, STB giảm 1,5% xuống 16.000 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh cao nhất sàn với 16,6 triệu đơn vị khớp lệnh; MBB giảm 1,9% xuống 31.300 đồng/cổ phiếu, khớp 4 triệu đơn vị; VPB giảm 1,5% xuống 52.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,94 triệu đơn vị; VCB giảm nhẹ 0,2% xuống 66.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,16 triệu đơn vị; BID giảm 2% xuống 33.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,1 triệu đơn vị; HDB giảm 1,1% xuống 46.100 đồng/cổ phiếu, khớp 1,67 triệu đơn vị…

Nhóm VN30 chỉ còn 6 mã tăng ngoài các mã thuộc cổ phiếu vốn hóa lớn nêu trên thì chỉ có thêm REE và SSI.

SSI tăng 2,3% lên 34.900 đồng/cổ phiếu, khớp 4,8 triệu đơn vị, REE tăng 0,5% lên 42.850 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 660.000 đơn vị.

Các mã giảm đáng nói ngoài ROS còn có CTD khi mất 4,3% xuống 192.400 đồng/cổ phiếu; BVH giảm 2,3% xuống 80.100 đồng/cổ phiếu; VJC giảm 1,1% xuống 190.900 đồng/cổ phiếu; GAS sau phiên biến động lớn hôm qua và đạt mức giá trần thì đã quay đầu giảm 1,3% trong phiên sáng nay xuống 123.000 đồng/cổ phiếu; HPG cũng giảm 1,3% xuống 61.500 đồng/cổ phiếu; HSG giảm 1,1% xuống 25.800 đồng/cổ phiếu; SBT có thanh khoản đứng thứ 2 trong nhóm với 5,47 triệu đơn vị khớp lệnh, chốt phiên giảm 2,2% xuống 20.000 đồng/cổ phiếu.

Ở nhóm cổ phiếu khác, đáng chú ý còn có PVD, khi tiếp tục nằm sàn trong phiên sáng nay, mất 6,9% xuống 25.550 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh đứng thứ 2 trên HOSE với gần 6 triệu đơn vị. Ngược lại, DIG sau phiên giảm sàn hôm qua đã tăng mạnh trở lại 5,3% lên 23.850 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 3,42 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thị trường phân hóa, khi HAG, HNG, FLC, ITA, VHG, IDI, ASM đi xuống và thanh khoản khớp lệnh khá cao, từ 1 đến 2 triệu đơn vị (riêng HAG và FLC có trên dưới 5 triệu đơn vị), thì HQC, HAI, HAR, FIT, OGC lại tăng điểm, khớp lệnh cũng có vài triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, tương tự VN-Index, khi HNX-Index cũng chỉ giữ được sắc xanh trong vài phút đầu tiên mở cửa, sau đó cũng lao dốc mạnh, chỉ mình HUT tăng là không đủ để cứu chỉ số khi ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt trong nhóm HNX30 như ACB, PVS, SHB, SHS, VCG, CEO, VGC đều giảm điểm.

Cụ thể, SHB giảm 3,8% xuống 12.500 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh dẫn đầu sàn với hơn 36 triệu đơn vị; PVS sau phiên giảm sàn hôm qua tiếp tục giảm mạnh 7,2% trong phiên sáng nay xuống 25.600 đồng/cổ phiếu, khớp 12,6 triệu đơn vị; ACB giảm 1% xuống 41.300 đồng/cổ phiếu, khớp 3,92 triệu đơn vị; SHS giảm 3,5% xuống 22.200 đồng/cổ phiếu, khớp 2,3 triệu đơn vị; VCG giảm 1,2% xuống 25.100 đồng/cổ phiếu, khớp 1,4 triệu đơn vị; VGC giảm 2,3% xuống 25.400 đồng/cổ phiếu; CEO giảm 1,8% xuống 11.200 đồng/cổ phiếu…

Các mã tăng chỉ còn PVX và HUT là đáng kể, trong đó PVX tăng 4,3% lên 2.400 đồng/cổ phiếu, khớp 2,27 triệu đơn vị; HUT tăng 0,9% lên 10.700 đồng/cổ phiếu, khớp 1,84 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 2,13 điểm (-1,69%), xuống 123,77 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 72,58 triệu đơn vị, giá trị 1.191,35 tỷ đồng, tăng 38,6% về khối lượng và 20,6% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5 triệu đơn vị, giá trị 33,22 tỷ đồng.

Trên sàn UpCoM, hàng loạt các cổ phiếu lớn cũng đồng loạt mất điểm, trong khi tăng giá chỉ ở một vài mã nhỏ cũng đã khiến chỉ số UpCoM-Index lao xuống tham chiếu từ sớm.

Đáng chú ý hôm nay trên UpCoM là cổ phiếu SVH của CTCP Thủy điện Sông Vàng khi đột biến thanh khoản lên hơn 4,76 triệu đơn vị, lớn nhất sàn, chốt phiên tăng 11,3% lên 12.800 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu này từ khi chào sàn vào ngày 28/12/2017 đến nay hầu hết trắng thanh khoản các phiên giao dịch, chỉ có 3 phiên tăng với mỗi phiên 100 cổ phiếu được khớp lệnh.

Trái lại, nhiều cổ phiếu mất điểm như LPB, DVN, SBS, DRI cùng cặp đôi lớn ngành hàng không HVN và ACV.

Trong đó, HVN giảm 6,4% xuống 52.500 đồng/cổ phiếu, khớp 1,23 triệu đơn vị; ACV

cũng giảm 6,4% xuống 95.600 đồng/cổ phiếu, nhưng chỉ có hơn 140.000 cổ phiếu được chuyển nhượng. LPB giảm 3,6% xuống 16.100 đồng/cổ phiếu, khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Các mã tăng điểm cùng thanh khoản vài trăm nghìn đơn vị chỉ còn ATB, QNS, TVB.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,32 điểm (-0,55%), xuống 59,14 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 6,46 triệu đơn vị, giá trị 113,18 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có hơn 846.000 đơn vị, giá trị 29,69 tỷ đồng.

Tin bài liên quan