Phiên sáng 8/5: Hạ nhiệt nhanh

Phiên sáng 8/5: Hạ nhiệt nhanh

(ĐTCK) Dù dòng tiền đã nhập cuộc tốt hơn trong phiên sáng nay, nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng sau phiên khởi sắc hôm qua nhanh chóng đảo chiều khiến VN-Index hạ nhiệt trong phiên sáng nay.

Phiên giao dịch sáng hôm qua ghi nhận tâm lý dần ổn định của nhà đầu tư cùng với lực bán đã bạn, mặc dù lực mua là không lớn nhưng cũng đủ giúp VN-Index tăng mạnh.

Trong phiên chiều, cả 2 chỉ số chính đều bứt phát khi hoàng loạt mã cổ phiếu được kéo lên mức trần như CTG, BID, ROS, PNJ, nhiều mã khác cũng tăng mạnh như VCB, VNM, SAB, MSN, VPB, BVH, NVL, MBB…

Trong đợt khớp ATC, thêm SAB có sắc tím, cùng đà tăng của một số mã lớn được nới rộng, VN-Index tiếp tục bứt thêm, vượt qua ngưỡng 1.060 điểm, tăng hơn 35 điểm.

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là thanh khoản của thị trường vẫn chưa được cải thiện khi nhà đầu tư vẫn đang tỏ ra khá thận trọng, lo sợ sẽ có bulltrap xảy ra.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay (8/5), ngay khi mở cửa VN-Index đã chớm đỏ do lực bán kỹ thuật được đẩy vào, nhưng cũng rất nhanh sau đó chỉ số đã phục hồi, vọt qua ngưỡng 1.070 điểm, trước khi lùi về tham chiếu.

Diễn biến này đến tự sự phân hóa của nhóm bluechip VN30, khi số mã tăng và giảm đang chia đôi ngả. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, vốn là nhóm hút dòng tiền và tăng tốt hôm qua đã nhanh chóng quay đầu giảm, chỉ còn duy nhất BID giữ được đà tăng, còn lại đều đang chìm trong sắc đỏ.

Nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường cũng chỉ còn 3 mã tăng ngoài BID là MSN và HPG, nhưng độ tăng cũng chỉ trên 1%, nhóm còn lại đều giảm nhưng cũng không mất điểm sâu.

Sau khi rung lắc mạnh trong phần lớn thời gian giao dịch, thậm chí đã có lúc VN-Index một lần nữa xuống dưới tham chiếu, nhưng trong khoảng 30’ phút cuối phiên, lực cầu nhập cuộc có phần tự tin hơn, VN-Index tăng vọt lên sát 1.070 điểm trước khi bị đẩy xuống ngưỡng 1.065 điểm khi độ rộng thị trường vẫn nghiêng về số mã giảm điểm, nhưng điểm tích cực là thanh khoản đã được cải thiện khá.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 108 mã tăng và 160 mã giảm, VN-Index tăng 3,19 điểm (+0,3%), lên 1.065 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 83,78 triệu đơn vị, giá trị 2.454,28 tỷ đồng, tăng 27% về khối lượng và gần 35% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 8,02 triệu đơn vị, giá trị 327 tỷ đồng.

Nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường 3 cái tên lớn nhất đều giảm với VIC -1% xuống 123.300 đồng; VNM -1,2% xuống 187.800 đồng và VCB -1% xuống 61.500 đồng. Ngoài ra, còn có VRE giảm 0,6% xuống 46.500 đồng.

Trong khi đó, BID tăng 3% lên 35.800 đồng, khớp 1,94 triệu đơn vị và CTG phục hồi từ sắc đỏ, tăng 0,8% lên 30.700 đồng, khớp lệnh dẫn đầu HOSE với hơn 5 triệu đơn vị.

Còn lại GAS tăng 1,8% lên 105.400 đồng; SAB tăng 0,3% lên 235.000 đồng; MSN tăng 1,6% lên 98.000 đồng và HPG tăng 1,6% lên 56.900 đồng, khớp 2,61 triệu đơn vị.

Nhóm ngoài BID và CTG, đến cuối phiên còn có thêm TPB tăng 0,3%, lên 30.100 đồng, trong khi MBB giảm 1,1% xuống 31.850 đồng, khớp 2,62 triệu đơn vị; VPB giảm 1,1% xuống 55.300 đồng, khớp 1,5 triệu đơn vị; STB giảm 0,7% xuống 13.850 đồng, khớp 1,74 triệu đơn vị; HDB giảm 0,9% xuống 43.100 đồng, khớp hơn 600.000 đơn vị.

Các bluechip khác thuộc VN30 một số tăng khá tốt như ROS tiếp tục tăng kịch trần lên 83.800 đồng, khớp gần 600.000 đơn vị; NVL tăng 4,5% lên 56.300 đồng, khớp 1,55 triệu đơn vị; GMD tăng 3,4% lên 27.600 đồng; BVH tăng 3,3% lên 95.000 đồng; VJC tăng 2,7% lên 188.000 đồng…

Trong khi đó, MWG giảm 2,4% xuống 105.400 đồng; SBT giảm 2,2% xuống 17.750 đồng; còn lại CTD, FPT, CII, KDC, HSG chỉ giảm nhẹ trên dưới 1%.

Nhóm cổ phiếu thị trường sáng nay có một số mã đang sắc tím như TLD, VHG, TTF, AMD, JVC, cùng sắc xanh từ FLC, HAG, HHS, SHI, EVG, QCG, khớp lệnh từ gần 300.000 đến 2,8 triệu đơn vị.

Ngược lại, ASM, IDI, SCR, HQC, OGC, ITA, HNG, APG chìm trong màu đỏ, thanh khoản cao nhất là ASM với hơn 3 triệu đơn vị, cao thứ 2 trên HOSE.

Nhóm cổ phiếu bất động sản xây dựng ngoài điểm sáng ROS, NVL thì tăng điểm đáng kể chỉ còn DXG, HAR cùng LFC nêu trên, trong đó DXG có gần 2,6 triệu đơn vị khớp lệnh.

Còn lại đều giảm, trong đó có KBC, PDR, DIG, LDG, KDH, HDC, VRC…, khớp lệnh nhóm này từ hơn 100.000 đến 1,45 triệu đơn vị…

Trên sàn HNX, trái ngược với HOSE, khi HNX-Index chủ yếu giao dịch dưới tham chiếu trong phần lớn phiên sáng, mặc dù cũng có được đôi nhịp cố gắng có được sắc xanh, nhưng khi hầu hết các mã trong VN30 mang sắc đỏ hoặc đứng tham chiếu thì chốt phiên sáng nay, HNX-Index đã chìm sâu.

Cụ thể, SHB giảm 1,8% xuống 11.100 đồng, khớp 4,07 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản HNX; ACB giảm 0,9% xuống 45.600 đồng, khớp 1,85 triệu đơn vị; PVS giảm 0,5% xuống 18.600 đồng, khớp 1,65 triệu đơn vị; VCG giảm 2,2% xuống 18.000 đồng, khớp hơn 610.000 đơn vị; VCS giảm 1,4% xuống 123.500 đồng…

Tăng điểm chỉ còn VGC +0,8% lên 24.600 đồng, khớp gần 2 triệu đơn vị; TTB tăng trần +9,6% lên 22.900 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị; PVI tăng 2,7% lên 34.000 đồng;  NDN tăng 8,2% lên 18.500 đồng, cùng 2 mã nhỏ PVX (tăng trần) và DST +4,4% lên 4.700 đồng.

Trong khi HUT, CEO đứng tham chiếu, khớp lệnh lần lượt 927.000 và 539.000 đơn vị.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 44 mã tăng và 69 mã giảm, HNX-Index giảm 0,66 điểm (-0,52%), xuống 125,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25,26 triệu đơn vị, giá trị 382,72 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% về khối lượng và hơn 12% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 178.000 đơn vị, giá trị 2,3 tỷ đồng.

Trên sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index kết phiên sáng với sắc xanh nhạt, và rung lắc mạnh trước đó với vài nhịp cũng đảo xuống dưới tham chiếu.

Trong đó, đóng vai trò là lực cản lớn nhất có LPB khi giảm 1,4% xuống 14.400 đồng, khớp 1,12 triệu đơn vị, lớn nhất UpCoM và BSR giảm 1,4% xuống 20.600 đồng, khớp hơn 440.000 đơn vị.

Ngược lại, nhóm tăng điểm chiếm ưu thế với OIL, VGT, HVN, ACB và QNS cùng sắc tím từ nhóm cổ phiếu nhỏ NAW, PVO, ATB, khớp lệnh từ trên dưới 100.000 đến hơn 870.000 đơn vị.

Trong khi đó, POW đứng tham chiếu 14.400 đồng, có hơn 911.000 cổ phiếu được sang tay.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%), lên 56,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6 triệu đơn vị, giá trị 105,37 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 8,75 triệu đơn vị, giá trị 164,1 tỷ đồng.

Tin bài liên quan