Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình tại nghị trường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình tại nghị trường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dân vẫn phải bỏ tiền túi mua thuốc biệt dược

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Có 6 đại biểu dành câu hỏi cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tập trung các vấn đề như tiền lương hưu, chi trả bảo hiểm y tế, tự chủ đại học…

Chiều 9/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.

Đề cập câu chuyện lương hưu có nhiều ý kiến cho rằng mức lương trước năm 1993 còn thấp, Phó Thủ tướng thừa nhận và cho biết, có người nhận lương khoảng 3 triệu đồng/tháng, công nhân cao su chỉ nhận 1 triệu đồng/tháng. Chính phủ dự tính bù thêm từ ngân sách nhà nước, 500.000 đồng/người/tháng.

“Do dịch Covid ảnh hưởng đến nguồn thu, cơ quan có thẩm quyền lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương, người có công với cách mạng… đến 1/7/2022. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội sẽ có báo cáo với Thủ tướng”, Phó Thủ tướng cho biết.

Có nhiều ý kiến cử tri phản ánh bệnh nhân chữa bệnh bằng bảo hiểm xã hội phải ra hiệu thuốc mua bằng tiền của mình, Phó Thủ tướng cho rằng cần phải nhìn vào nguyên nhân. Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế có tăng lên là 1,1 triệu đồng/người/năm. So với Phillipin, Thái Lan chưa bằng 1/3, 1/4.

“Chúng ta làm nhiều thuốc nhưng nguyên liệu vẫn nhập từ nước ngoài. Giá thuốc hiện nay rẻ hơn 10 - 15%. Bảo hiểm xã hội chỉ thanh toán các loại thuốc thông thường, thuốc biệt dược người bệnh vẫn phải bỏ tiền túi”, Phó Thủ tướng nói thêm và cho biết cần duy trì, tăng tỷ lệ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế, tăng thu nhập người dân, thu ngân sách nhiều hơn, nhưng đây là câu chuyện dài hơi.

Rất nhiều bệnh nhân phản ánh có tình trạng móc nối, tiêu cực giữa trình dược viên với nhà thuốc để ăn “hoa hồng”. Phó Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả nhưng chưa phải tất cả. Cách khắc phục là phải minh bạch bằng công nghệ thông tin.

“Có hàng triệu lượt khám hàng năm nên không thể kiểm soát được nếu không tin học hóa. Một số việc đã hoàn thành như nền tảng khám chữa bệnh từ xa, tới đây kết nối toàn bộ nhà nước trên toàn quốc hay làm bệnh án điện tử, đẩy mạnh liên thông xét nghiệm”, Phó Thủ tương đánh giá.

Còn về câu chuyện tự chủ đại học, theo Phó Thủ tướng, có 5 điểm mang tính nguyên tắc chung. Đó là:

Thứ nhất, trường đại học không phải là nơi làm ra tri thức mà là nơi làm việc của tri thức, có mặt bằng cao hơn bình thường.

Thứ hai, đã tự chủ phải luôn luôn chịu trách nhiệm giải trình, theo quy chế công khai để xã hội giám sát.

Thứ ba, tự chủ không có nghĩa nhà nước không đầu tư tiền nữa. Ở các nước đại học tự chủ nhà nước vẫn phải đầu tư, đặt hàng đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất.

Thứ tư, tự chủ không có nghĩa là không có quản lý mà phải quản lý theo pháp luật.

Thứ năm, có bộ chủ quản không. Trong pháp luật không quy định bộ chủ quản, chỉ còn khái niệm cơ quan quản lý, chủ sở hữu.

“Từ xu thế đó chúng ta phải sửa luật. Ví dụ về kinh tế còn vướng mắc thu tiền tài trợ học phí vẫn coi là thủ tục hành chính. Ngoài ra còn câu chuyện tuổi giữ chức cán bộ”, Phó Thủ tướng nhận xét thêm.

Theo Phó Thủ tướng, trước mắt tất cả trường đại học phải kiện toàn thành lập mới. Hội đồng trường phải có thực quyền, không còn mang tính hình thức. Xây dựng quy chế điều hành nội bộ theo pháp luật, công khai cho toàn dân biết, giám sát.

“Đây là một quá trình, có nhiều điểm chúng ta chưa quy định rõ, chưa có tiền lệ thì khi xử lý bình tĩnh, xu hướng là ủng hộ tự chủ”, Phó Thủ tướng nói thêm.

Tin bài liên quan