Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng giám đốc PVCFC nhận vinh danh của Forbes. PVFC là một trong 3 đại diện tiêu biểu của nhóm Hóa chất – Phân bón đã thuyết phục về năng lực cung ứng chuỗi sản phẩm chất lượng vượt trội.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó tổng giám đốc PVCFC nhận vinh danh của Forbes. PVFC là một trong 3 đại diện tiêu biểu của nhóm Hóa chất – Phân bón đã thuyết phục về năng lực cung ứng chuỗi sản phẩm chất lượng vượt trội.

PVCFC lần thứ 2 đạt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất cùng kết quả kinh doanh 2 quý vượt trội

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với những thành tựu kinh doanh và tăng trưởng liên tiếp dù thách thức bủa vây, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) vừa được Forbes Việt Nam lần thứ 2 vinh danh thuộc Top 50 Công ty Niêm yết tốt nhất năm 2022, đồng thời ghi nhận kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm chốt các con số nổi bật.

Bản lĩnh thương hiệu lớn

Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất năm 2022 của Forbes Việt Nam ghi nhận các nhóm ngành phân bón, hóa chất, thép… có thành tích kinh doanh ấn tượng nhất trong lịch sử hoạt động.

Khi những dư chấn của đại dịch Covid-19 chỉ còn lại yếu ớt, bức tranh kinh doanh toàn cầu nói chung, tại Việt Nam nói riêng đã bắt đầu hé lộ tông màu tươi sáng đầy kỳ vọng.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng khiến cảng biển, logistic có một mùa kinh doanh bội thu. Sự rối loạn tạm thời khâu phân phối trong đại dịch, xét ở mặt khác, là cơ hội cho giá nhiều nguyên liệu đầu vào tăng cao, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp liên quan như Phân bón Cà Mau vận dụng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và mang lại doanh thu khả quan.

Vẫn dựa trên các tiêu chí đánh giá khắt khe nhất, cách thức bình chọn khách quan và khoa học, Hội đồng Forbes Việt Nam khẳng định PVCFC tiếp tục là thương hiệu lớn đầy bản lĩnh, có nền tảng vững vàng. Sức bền trước thách thức và sự thích ứng linh hoạt, sức sáng tạo đổi mới mạnh mẽ đã đưa Doanh nghiệp vượt qua khó khăn dồn dập, tiến bước phát triển ổn định, không ngừng tăng trưởng lợi ích cho nông dân, khách hàng, nhà đầu tư cũng như thiết lập thêm nhiều nữa giá trị mới hữu ích đóng góp cho nông nghiệp nước nhà, vì cộng đồng xã hội.

Bảng đánh giá 2022 từ Forbes Việt Nam cũng ghi nhận có sự chuyển dịch mạnh mẽ ở lĩnh vực sản xuất có hàm lượng chất xám và kỹ thuật cao hơn trong cơ cấu kinh tế nước nhà.

Từ thành tựu khoa học tiên tiến, doanh nghiệp tiên phong, chú trọng ứng dụng công nghệ mới vào cải tiến sản phẩm, gia tăng sản lượng và nâng tầm giá trị nông sản vì lợi ích nhà nông lẫn người tiêu dùng. Một trong những dự án tiêu biểu gần đây là việc đưa vào vận hành khai thác nhà máy NPK Cà Mau (công suất 300.000 tấn/năm) công nghệ Tây Ban Nha, tiếp tục hiện thực sứ mệnh “Người nuôi dưỡng” đồng hành cùng hàng triệu nông dân Việt.

PVCFC đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển nhằm đa dạng hóa giải pháp dinh dưỡng, phương pháp canh tác tối ưu cho bà con nông dân.
PVCFC đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển nhằm đa dạng hóa giải pháp dinh dưỡng, phương pháp canh tác tối ưu cho bà con nông dân.

Giải thưởng “Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất” trong 2 năm liền hoàn toàn xứng đáng khi Phân bón Cà Mau thỏa mãn mọi tiêu chí định tính lẫn định lượng của tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới. Lần lượt là tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC cùng chỉ số tăng trưởng EPS trong 5 năm kể từ 2016.

Tiếp đến tất yếu, chính là nguồn gốc lợi nhuận minh bạch – rõ ràng – hệ thống; Chất lượng quản trị của PVCFC ngày một sâu và nâng tầm, cải tiến mới mẻ nhờ ứng dụng công nghệ và thay đổi tư duy… Tất cả thiết lập nên nền tảng vững chắc – bệ phóng ngoại lực giúp Công ty đầy triển vọng phát triển “bền vững thịnh vượng”; Bảo toàn thị phần rộng lớn trong nước, mở rộng hơn thị phần khu vực và khẳng định ở các sân chơi quốc tế, góp phần nâng cao vị thế nông nghiệp nước nhà.

Doanh nghiệp lớn “viết” con số ấn tượng

Phân bón Cà Mau cùng các doanh nghiệp lớn góp vào thành tích vàng với tổng doanh thu trong danh sách của Forbes Việt Nam đạt 1.192.754 tỷ đồng và 193.183 tỷ đồng tổng lợi nhuận sau thuế của Top 50 đạt giải niêm yết.

Trong 6 tháng đầu năm, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã triển khai và hoàn thành các chỉ tiêu chính sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận. Cụ thể, sản lượng sản xuất urê quy đổi đạt 474,35 nghìn tấn (105% so với kế hoạch 6 tháng, 55% kế hoạch năm, bằng 104% so cùng kỳ 2021). Sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 432,38 nghìn tấn (115% so với kế hoạch 6 tháng, 56% kế hoạch năm và bằng 103% so cùng kỳ 2021).

Kết quả, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của PVCFC ước đạt 8.247,24 tỷ đồng, vượt 82% so với kế hoạch 6 tháng và đạt 91% kế hoạch năm, vượt 91% so cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.451,09 tỷ đồng, vượt hơn nhiều so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2021. Nộp NSNN ước đạt 297,85 tỷ đồng, đạt 440% so với kế hoạch 2022.

Theo chuyên gia trong ngành đánh giá, sở dĩ PVCFC liên tục gặt thành tích mới là vì biết đặt trọng tâm phát triển “Bền vững thịnh vượng”. Ban lãnh đạo bằng kinh nghiệm thực chiến, sâu sát tình hình, nhạy bén trước thời cơ, đã thiết lập đường hướng rõ ràng với 5 mũi tập trung.

Nổi bật nhất và cũng là mục tiêu chú trọng xuyên suốt chính là công tác nghiên cứu phát triển nhằm đa dạng hóa giải pháp dinh dưỡng, phương pháp canh tác tối ưu cho bà con. Đội ngũ kỹ sư PVCFC nỗ lực tìm tòi, thảo luận tham mưu hướng đến tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế, làm đa dạng hơn các nguyên liệu đầu vào – tránh tình trạng bị động vì thiếu hụt.

PVCFC cũng luôn không ngừng hoàn thiện và đẩy mạnh lộ trình quy hoạch nguồn nhân lực, đào tạo và nâng cấp đội ngũ chuyên môn thông qua huấn luyện nội bộ, trong và ngoài nước. Hàng trăm công trình sáng kiến, cải tiến kỹ thuật từ các kỹ sư lành nghề, thạo việc góp phần giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm chi phí hoạt động hàng năm rất hiệu quả.

Hai năm danh hiệu “Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất” phần nào minh chứng cho cam kết của PVCFC trước cổ đông, nhà đầu tư về hiệu quả kinh doanh và sự phát triển ổn định bền lâu. Hơn hết, biết lấy khách hàng là trọng tâm - mục tiêu để phấn đấu vươn tới là tâm huyết, cùng là nền tảng dẫn lối thành công của doanh nghiệp lớn này.

Tin bài liên quan