Bộ trưởng năng lượng Qatar, Saad Sherida Al-Kaabi

Bộ trưởng năng lượng Qatar, Saad Sherida Al-Kaabi

Qatar cung cấp LNG cho Đức khi EU tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng ổn định

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Qatar sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Đức theo một thỏa thuận cung cấp dài hạn, đánh dấu một bước tiến lớn trong nỗ lực của nền kinh tế lớn nhất châu Âu nhằm loại bỏ khí đốt của Nga.

Theo hai thỏa thuận mua bán được ký kết hôm thứ Ba (29/11) giữa QatarEnergy và tập đoàn ConocoPhillips của Mỹ, khoảng 2 triệu tấn LNG sẽ được vận chuyển đến Đức mỗi năm trong ít nhất 15 năm, với việc giao hàng dự kiến ​​bắt đầu từ năm 2026. Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức mà thay vào đó qua đơn vị trung gian là tập đoàn ConocoPhillips.

Các thỏa thuận này là thỏa thuận dài hạn đầu tiên về cung cấp LNG cho một quốc gia EU kể từ khi xung đột Nga-Ukraine diễn ra vào tháng 2. Các quốc gia châu Âu vẫn cảnh giác với việc các thỏa thuận như vậy khi họ cố gắng tránh xa nhiên liệu hóa thạch, mặc dù đang tìm kiếm các sản phẩm thay thế cho đường ống dẫn khí đốt của Nga.

Bộ trưởng kinh tế Đức Robert Habeck cho biết các công ty tiện ích của Đức là Uniper và RWE đã được chính phủ yêu cầu đảm bảo khí đốt trên thị trường quốc tế - bao gồm cả từ Qatar - cho một nhà ga LNG được xây dựng trên bờ Biển Bắc của Đức.

Nhưng các hợp đồng này là giữa các tập đoàn năng lượng và các công ty tiện ích của Đức chứ không phải chính phủ nước này. “Bản thân các hợp đồng là việc của các công ty, và họ phải nhận ra rằng trong tương lai Đức sẽ mua ít khí đốt hơn nếu chúng ta muốn tuân thủ các mục tiêu về khí hậu của mình. Trong các trường hợp đó, các công ty sẽ phải chuyển số lượng mà họ đã mua sang các quốc gia khác”.

Saad Sherida Al-Kaabi, Bộ trưởng Năng lượng Qatar kiêm Giám đốc điều hành của QatarEnergy cho biết, các thỏa thuận sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của Đức “với thời gian cung cấp kéo dài ít nhất 15 năm”.

Zongqiang Luo, nhà phân tích cấp cao tại Rystad Energy cho biết, các thỏa thuận mới nhất là "dấu hiệu cho thấy châu Âu bắt đầu mệt mỏi với nguồn cung không liên tục của Nga và đang ngày càng tìm kiếm các giải pháp thay thế dài hạn".

LNG sẽ đến từ các dự án North Field East và North Field South của Qatar, nhằm mục đích tăng sản lượng LNG nội địa của quốc gia vùng Vịnh lên 126 triệu tấn từ mức 77 triệu tấn hiện tại vào năm 2027.

Khí đốt của Nga chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của EU vào năm ngoái. Nhu cầu tìm sản phẩm thay thế của EU đã làm gia tăng cạnh tranh với châu Á về LNG và góp phần đẩy giá LNG lên cao.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Argus Media, giá LNG được vận chuyển đến tây bắc châu Âu đã tăng lên gần 80 USD/1 triệu BTU trong tháng 8, cao hơn bốn lần so với giá một năm trước đó. Tuy nhiên, giá đã giảm trở lại mức của năm ngoái khi châu Âu cố gắng lấp đầy các kho dự trữ khí đốt của mình.

Trong khi đó, 2 triệu tấn LNG chiếm khoảng 3% nhu cầu khí đốt hàng năm của Đức và sẽ giúp Đức lấp đầy khoảng trống nguồn cung thiếu hụt từ Nga.

Ngoài ra, Đức gần đây đã hoàn thành việc xây dựng kho cảng nhập khẩu LNG đầu tiên tại Wilhelmshaven trên Biển Bắc, và cũng đã thuê 5 kho chứa nổi và thiết bị tái chế khí được sử dụng để lưu trữ LNG và biến nó trở lại thành khí đốt.

Tin bài liên quan