Một phiên họp toàn thể của Quốc hội khoá XIV .

Một phiên họp toàn thể của Quốc hội khoá XIV .

Quốc hội khoá XIV khai mạc kỳ họp cuối cùng

0:00 / 0:00
0:00
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ họp tập trung và dành phần lớn thời gian cho công tác nhân sự.

9h sáng nay (24/3), Quốc hội khoá XIV khai mạc kỳ họp thứ 11, cũng là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ.

Trước kỳ họp, tất cả đại biểu và phóng viên, những người tham gia phục vụ kỳ họp đều đã được xét nghiệm Covid-19.

Khác với hai kỳ họp thứ 9 và thứ 10, kỳ họp này, Quốc hội sẽ họp tập trung toàn bộ thời gian 12 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 8/4/2021).

Vì là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ, nên Quốc hội chỉ dành khoảng 0,5 ngày để xem xét, thông qua một dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).

Những ngày đầu kỳ họp, Quốc hội tập trung thời gian cho tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nêu rõ, trong nhiệm kỳ, Quốc hội khóa XIV đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật) để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa, đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống.

Công tác giám sát của Quốc hội được chú trọng, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao.

Theo Dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ, tham gia đóng góp những ý kiến xác đáng với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên cương vị Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ khẳng định, trong nhiệm kỳ, Chính phủ luôn chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội; nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trước Nhân dân và đất nước, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật; chủ động, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong quản lý, điều hành các lĩnh vực, vừa thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, vừa xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất, phát sinh.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp hành nghiêm túc sự giám sát của Quốc hội; phối hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị nội dung, xây dựng và thực hiện chương trình các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức phục vụ tốt các hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Các thành viên Chính phủ đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, thị, thẳng thắn. Chấp hành nghiêm túc chế độ cáo Quốc hội và Chủ tịch nước theo quy định.

Về công tác nhân sự, tương tự kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII, Quốc hội khoá XIV sẽ bầu, phê chuẩn bổ nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, trong đó có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Theo thông tin từ Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tại cuộc họp báo trước thềm kỳ họp, đây là lần đầu tiên Quốc hội sẽ bầu một đương kim Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nước.

Không chất vấn, không thảo luận về kinh tế - xã hội, không giám sát tối cao như các kỳ họp khác, song kỳ họp này, như nhấn mạnh của Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc là có ý nghĩa quan trọng để nhìn lại cả quá trình 5 năm của nhiệm kỳ sắp qua, làm bản lề cho Quốc hội nhiệm kỳ mới.

Tin bài liên quan