Tòa Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại TP HCM vừa hoãn xử vụ tranh chấp tên công ty giữa nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn SECOM và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn SE COM do giấy ủy quyền của người đại diện các đương sự không hợp lệ. Đây là vụ án gây chú ý bởi tên gần giống nhau giữa hai công ty đã gây ra nhiều hệ lụy không đáng có.
Theo hồ sơ, tháng 8/2011, Công ty SECOM nộp đơn khởi kiện tại toàn án nhân dân TP HCM yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ về tên công ty với Công ty SE COM.
Nguyên đơn trình bày, tháng 7/2008, Công ty liên doanh SECOM Việt
Phản bác lại, bị đơn cho rằng việc sử dụng tên thương mại trên đã được cơ quan chức năng đồng ý nên không chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào của nguyên đơn.
Theo bị đơn, hai công ty là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau, thành phần tên riêng cũng khác, ngành nghề kinh doanh cũng không trùng và đối tượng khách hàng khác nhau. Nguyên đơn cũng không chứng minh được hai công ty có cùng khu vực kinh doanh và chưa đưa ra được thực tế đã có trường hợp nhầm lẫn giữa hai công ty, trong khi tên thương mại của bị đơn còn phổ biến hơn tên thương mại của phía nguyên đơn.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận định căn cứ vào hồ sơ chứng từ có thể xác định tên thương mại của nguyên đơn được sử dụng từ tháng 1/2006 trước khi bị đơn đăng ký và sử dụng tên thương mại (vào tháng 4/2007).
Nguyên đơn có tên SECOM VIỆT
Tuy nhiên, nguyên đơn kinh doanh dịch vụ tư vấn các giải pháp về an toàn phòng cháy chữa cháy, dịch vụ điện... còn bị đơn thì kinh doanh dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và mua bán về lĩnh vực này nên không thể có trường hợp người tiêu dùng có nhu cầu tư vấn lại lựa chọn bị đơn khi đơn vị này không kinh doanh dịch vụ trên. Tóm lại, hai đơn vị kinh doanh hai dịch vụ khác nhau, không ai trùng với ai.
Từ những phân tích trên, tòa nhận thấy nguyên đơn chỉ chứng minh được điều kiện thứ nhất về tên thương mại tương tự có thể gây nhầm lẫn. Còn điều kiện thứ hai về sản phẩm, dịch vụ thì không đủ căn cứ để cho rằng bị đơn xâm phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn. Do đó, yêu cầu khởi kiện đòi bị đơn chấm dứt sử dụng tên thương mại, tên doanh nghiệp và phải bồi thường là không có căn cứ để chấp nhận. Tòa bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn.
Sau phiên xử sơ thẩm, nguyên đơn đã kháng cáo vụ án.
Vẫn rối tên công ty và tên nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Trong khi đó, tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh. Điều kiện để được công nhận tên thương mại là chứa thành phần tên riêng. Phần tên riêng đó không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực.
Tôi cho rằng trong trường hợp này, phán quyết của tòa là chính xác. Thế nhưng có một thực tế đang gây rắc rối là nhãn hiệu phải đăng ký, xác lập quyền và được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, tên thương mại lại tự xác lập khi tổ chức kinh doanh, dịch vụ ra đời và được ghi nhận khi đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh. Do được xác lập và ghi nhận tại hai cơ quan khác nhau nên xảy ra trường hợp phần tên riêng để phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp này lại trùng, tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác khiến các đơn vị khiếu kiện nhau.
Luật sư Nguyễn Thanh Văn, đoàn Luật sư TP HCM
|