Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam – mở đường cho hàng hóa Việt

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam – mở đường cho hàng hóa Việt

(ĐTCK) Qua 10 năm hình thành và phát triển, giao dịch hàng hóa qua sàn do Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quản lý hiện nay được đánh giá là mô hình kinh doanh hiệu quả tối ưu cho các nhà xuất nhập khẩu khi đã được phép liên thông quốc tế. Bên cạnh đó, đây cũng là kênh đầu tư được đánh giá hấp dẫn không kém thị trường chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh.

Giao dịch hàng hóa qua sàn – xu hướng tất yếu

Sàn giao dịch Hàng hóa là một mô hình đặc biệt và không còn xa lạ với các nhà đầu tư khi đã xuất hiện từ khá lâu trên thị trường. Tham gia vào các thỏa thuận hợp tác thương mại đa phương, song phương, Việt Nam ngày càng rộng mở cánh cửa giao thương quốc tế, kéo theo nhu cầu về việc xây dựng các hệ thống trung gian giao dịch cho mọi hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường quốc tế.

Trên thế giới nói chung, và tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore và các quốc gia láng giềng như Trung Quốc Hàn Quốc,…các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu từ lâu đã không còn tiến hành theo phương thức truyền thống. Thay vào đó, họ tổ chức hình thức giao dịch trên các hệ thống điện tử, cho phép người tham gia lựa chọn nhiều phương thức thanh toán.

Và đơn vị tổ chức hoạt động giao dịch hàng hóa điện tử tập trung chính là các Sở giao dịch hàng hóa tại các thị trường này. Không chỉ cung cấp các dịch vụ liên kết chuỗi giá trị sản phẩm ( bao gồm nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà chế biến, nông dân và ngân hàng), các sàn giao dịch điện tử đã hình thành lên một cơ chế đặc biệt vừa giúp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vừa giúp phòng hộ rủi ro cho giá cả và lợi ích cho các doanh nghiệp một khi hàng hóa bước qua biên giới.

Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ, khi ghi nhận thực tế cho thấy, giao dịch theo phương thức thỏa thuận truyền thống khiến cho nhiều sản phẩm dù được đánh giá cao trên thị trường quốc tế, nhưng lại không thể tạo ra được giá trị vượt trội đóng góp cho phát triển kinh tế Việt Nam. Do đó, xu hướng tổ chức giao thương hàng hóa qua hệ thống điện tử có liên thông quốc tế đang là thực tế không chỉ nhà sản xuất mà cả cơ quan quản lý đều mong muốn.

Ngày 9/4/2018, Nghị định 51/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ – CP (quy định chi tiết Luật thương mại về giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa) đã tạo ra bước tiến lớn cho sự phát triển của mô hình giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam khi cho phép hàng hóa Việt Nam được giao dịch quốc tế.

Không đơn thuần tổ chức giao dịch hàng hóa mang tính cục bộ địa phương, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam hiện nay là tổ chức giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia, với quy mô hoạt động toàn quốc, đa dạng hóa mặt hàng hóa giao dịch từ cà phê, lúa mỳ đến các sản phẩm năng lượng, thậm chí cả các kim loại quý trong tương lai.

MXV sở hữu công nghệ nền tảng tối ưu hỗ trợ giao dịch

Là mô hình tổ chức thị trường giao dịch tập trung chuyên nghiệp, sau khi được cho phép, MXV đã hợp tác và triển khai liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới. Bên cạnh đó, với việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ…, một trong những hệ thống công nghệ giao dịch hàng hóa tốt nhất trên thế giới, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam thực hiện tất cả các nghiệp vụ thị trường gồm giao dịch, bù trừ và chuyển giao thanh toán, đảm bảo đồng bộ, tránh tách biệt giữa hoạt động giao dịch và bù trừ.

Đây là mô hình hiệu quả nhất đang được áp dụng tại các thị trường tiên tiến trên thế giới, đảm bảo quá trình xử lý sau giao dịch được xuyên suốt, tốc độ xử lý giao dịch – bù trừ nhanh chóng, thông tin thống kê chính xác nhất. Trong đó, chu trình giao dịch – bù trừ - thanh toán và phân phối thông tin được xử lý duy nhất trên một hệ thống của MXV, đảm bảo chu trình khép kín, đảm bảo tính đồng bộ về dữ liệu.

Tương tự với các mô hình Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam không chỉ là đơn vị trung gian về giao dịch mà còn là nơi tổ chức niêm yết sản phẩm với các thông tin cập nhật thương xuyên và liên tục về các sản phẩm thế mạnh và có nhu cầu đầu tư lớn thị trường Việt Nam, bao gồm: nông sản, nguyên liệu, năng lượng và kim loại.

Các nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ được tham gia đầy đủ các loại hợp đồng giao dịch cho hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn ( Futures), Hợp đồng quyền chọn hàng hóa (Options), Hợp đồng quyền chọn trên Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn ( Options on Futures) và Giao dịch chênh lệch giá trên các hợp đồng kỳ hạn (Calendar Spreads).

Một trong những yếu tố khiến cho giao dịch hàng hóa qua Sở trở nên hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư là việc bù trừ các vị thế mua/bán được MXV thực hiện hàng ngày, đảm bảo tối ưu hóa dòng vốn đầu tư khi giao dịch mua/bán bù trừ ngay trong ngày, có lợi hơn hẳn so với giao dịch chứng khoán. Kết thúc giao dịch, MXV sẽ thực hiện bù trừ đáo hạn hợp đồng và nhà đầu tư nhận được kết quả ngay để chuyển sang thanh toán.

Với vai trò bù trừ trung tâm, MXV trở thành bên bán cho các bên mua và bên mua cho các bên bán, chung chuyển giao dịch, từ đó ngăn chặn rủi ro thanh toán xảy ra ngay khi có 01 nhà đầu tư mất thanh khoản, đồng thời vẫn đảm bảo hỗ trợ cho thành viên theo cơ chế linh hoạt.

Trường hợp Nhà đầu tư không đủ khả năng thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng, nhà đầu tư có thể đóng vị thế bằng một giao dịch đối ứng ( thực hiện một lệnh ngược với vị thế đang nắm giữ), để từ đó cắt giảm độ rủi ro tiếp tục nắm giữ hợp đồng mà không có khả năng thanh toán.

Tin bài liên quan