Sự suy yếu của thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giá dầu mỏ giảm 28% so với mức đỉnh của năm, nhưng đây không phải do yếu tố thị trường, mà chủ yếu nhờ các biện pháp can thiệp mang tính ngắn hạn và nó sẽ chỉ làm cho chu kỳ tăng giá tiếp theo trở nên nghiêm trọng hơn.
Sự suy yếu của thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn

Hiện tại, giá dầu rẻ hơn đang được chào đón bởi các nhà lãnh đạo toàn cầu đang chống chọi với lạm phát cao hàng thập kỷ.

Các thị trường dầu mỏ đã tránh được viễn cảnh xấu nhất mà các nhà phân tích năng lượng đã cảnh báo trong 6 tháng trước: Cú sốc dầu kiểu những năm 1970 do nhu cầu tăng nhanh chóng sau đại dịch dẫn đến khả năng gián đoạn nguồn cung mới.

Vào thời điểm đó, JPMorgan cho biết, giá dầu Brent có thể đạt 300 USD/thùng nếu các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga dẫn đến đóng cửa lớn ngành dầu mỏ của nước này. Nhưng giá dầu đã giao dịch ở mức 99,72 USD/thùng vào thứ Tư (24/8), giảm hơn 28% kể từ mức cao nhất trong năm nay gần 140 USD/thùng.

Tuy nhiên, mức giá này vẫn cao gần gấp đôi so với giá trung bình dài hạn và quá đủ để tiếp tục mang lại lợi nhuận cho các nhà sản xuất từ ​​Texas đến Điện Kremlin. Tuy nhiên, đó không phải là một cú sốc về giá.

Mặc dù vậy, không ai nên quá lạc quan về thị trường mà nhu cầu đang giảm hoặc người mua đang rời khỏi thị trường. Giá dầu có thể giảm vì những lý do chính đáng như đột phá công nghệ làm giảm nhu cầu hoặc giải phóng nguồn cung, cũng như vì những lý do xấu như suy thoái. Và thị trường dầu mỏ hiện nay đang không ở trạng thái tốt.

Giá hôm nay giảm không phải vì nguồn cung dồi dào, mà vì lạm phát tăng vọt và lãi suất ngày càng tăng đang làm gia tăng lo ngại về suy thoái, đặc biệt là ở châu Âu.

Nhu cầu dầu thô ở Trung Quốc, nhà tiêu dùng lớn nhất cũng đang suy giảm.

Trong khi đó, nguồn cung vẫn rất dồi dào ngoài kỳ vọng. Tại Nga, các lệnh trừng phạt của phương Tây hầu như không làm ảnh hưởng đến lĩnh vực dầu mỏ. Trong khi ở Mỹ, Tổng thống Biden đã ra quyết định giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược ra thị trường. Điều này đã giúp giới hạn đà tăng của giá, nhưng một thị trường được kiểm soát bởi quyết định của chính phủ về việc tung ra lượng dầu khẩn cấp trong lịch sử không phải là tình trạng tự nhiên.

Một số yếu tố góp phần làm giảm giá này có thời hạn sử dụng. Chương trình giải phóng dầu dự trữ của Mỹ kết thúc vào tháng 11 và số dự trữ khẩn cấp sẽ phải được bổ sung. Vào tháng 12, châu Âu và Anh sẽ cấm bảo hiểm cho các tàu chở dầu thô của Nga - một động thái có thể làm giảm mạnh xuất khẩu của Nga theo cách mà các lệnh trừng phạt cho đến nay vẫn chưa xảy ra.

Những lo ngại về kinh tế vẫn chưa thực sự tác động tới nhu cầu. Một cuộc suy thoái sâu có thể làm ảnh hưởng đến tất cả các nguyên tắc cơ bản của thị trường hàng hóa, như trong những năm 1980, khi sự khan hiếm nhường chỗ cho sự dồi dào nguồn cung của gần một thập kỷ. Nhưng các cuộc suy thoái ngắn có xu hướng chỉ cắt giảm nhu cầu dầu trong thời gian ngắn và khi các nền kinh tế phục hồi trở lại thì tiêu dùng cũng phục hồi.

Trong khi đó, các nguyên tắc cơ bản về cung-cầu khiến các nhà phân tích dầu mỏ kinh ngạc vài tháng trước tiếp tục tác động tới thị trường. Năng lực sản xuất dự phòng của OPEC vốn là nguồn sức mạnh thị trường của khối trong nhiều thập kỷ đang giảm dần. Ngay cả sản lượng của các quốc gia trong OPEC hiện cũng thấp hơn rất nhiều so với hạn ngạch của họ vì sản lượng của một số quốc gia thành viên đã đạt tới mức tối đa.

Ả Rập Xê Út vốn có năng lực sản xuất dự phòng đáng kể đã thúc đẩy việc cắt giảm sản lượng mới nhằm tăng giá - một ý tưởng sẽ cảnh báo các nước tiêu dùng và có thể vô hiệu hóa bất kỳ lượng dầu tăng thêm nào đến từ Iran nếu các lệnh trừng phạt được nới lỏng.

Đầu tư vào sản xuất mới bên ngoài OPEC vẫn chậm chạp. Phố Wall miễn cưỡng tài trợ thêm cho các dự án nhiên liệu hóa thạch mà chính sách khí hậu có thể đã lỗi thời. Các Big Oil đang dành ít vốn hơn cho hoạt động khai thác hơn so với trước đại dịch.

Các nhà đầu tư đang buộc các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ phải chi trả cổ tức thay vì khoan mới tốn kém. Thời gian mà các công ty khai thác có thể khoan đủ giếng để đáp ứng tất cả nhu cầu tăng thêm trên toàn cầu đã qua.

Mặt khác, nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch ít hơn từ các nhà sản xuất có thể là tin tốt cho khí hậu. Tuy nhiên, nhu cầu toàn cầu được dự báo sẽ lại chạm mức trước đại dịch trong năm nay và sau đó sẽ tăng cao trở lại vào năm 2023.

Nguồn cung sẽ phải vật lộn để theo kịp. Suy thoái kinh tế hoặc việc phát giải phóng dầu dự trữ chiến lược có thể che đậy thực tế đó trong một thời gian, nhưng nó sẽ chỉ làm cho chu kỳ tăng giá tiếp theo trở nên nghiêm trọng hơn.

Tin bài liên quan