Tăng trưởng chững lại ở Trung Quốc có thể khiến giá hàng hóa toàn cầu chệch hướng

Tăng trưởng chững lại ở Trung Quốc có thể khiến giá hàng hóa toàn cầu chệch hướng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với nhu cầu hàng hóa toàn cầu.

Diễn biến của hầu hết giá hàng hóa cho đến nay vẫn tương đối tốt hơn so với các tài sản khác khi nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Kỳ vọng Trung Quốc sẽ buộc phải tăng cường kích thích để giải cứu tăng trưởng, cũng như sự khởi đầu của sự phục hồi nhu cầu theo mùa cũng đã làm phấn chấn một số thị trường hàng hóa.

Nhưng bối cảnh vẫn còn đáng lo ngại. Thị trường hàng hóa đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường bất động sản, giảm phát, xuất khẩu yếu và đồng nhân dân tệ giảm giá. Những thách thức về cơ cấu bao gồm mong muốn của chính phủ xoay trục sang một nền kinh tế do tiêu dùng dẫn dắt thay vì đầu tư – điều này có lợi cho nhu cầu nhiên liệu và lương thực thay vì kim loại nền kinh tế cũ được thúc đẩy bởi xây dựng.

Chi tiêu bùng nổ của Trung Quốc cho năng lượng sạch cũng mang lại một yếu tố cứu cánh, nâng mức tiêu thụ vật liệu liên quan đến quá trình chuyển đổi xanh như đồng. Nhưng luôn có sự đánh đổi, trong trường hợp này là giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch.

Kim loại cơ bản

Kim loại cơ bản đã giảm so với mức cao nhất trong tháng 1 do tăng trưởng kinh tế mất đà, làm giảm lợi nhuận tại các nhà máy luyện kim và chế tạo. Lợi nhuận giảm trong nửa đầu năm là thành tích tệ nhất của các nhà máy này trong hơn một thập kỷ.

Biên lợi nhuận của các nhà máy luyện kim, chế tạo

Biên lợi nhuận của các nhà máy luyện kim, chế tạo

Wang Rong, nhà phân tích tại Guotai Junan Futures cho biết: "Sự sụt giảm lợi nhuận tại các nhà chế tạo, đặc biệt là nhôm, là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt, cuộc chiến giá cả ở một số phân khúc".

Theo Goldman Sachs, dự trữ đồng và nhôm đã giảm xuống, trong khi mức dự trữ trước đây gần như ở mức tới hạn. “Khi các động lực tiêu thụ truyền thống bị đình trệ, các nguồn tăng trưởng mới từ các ngành năng lượng sạch đã hỗ trợ nhu cầu kim loại”, ANZ cho biết trong một báo cáo tháng này.

Sắt thép

Xây dựng chiếm tới 40% nhu cầu thép của Trung Quốc và quặng sắt - nguyên liệu đầu vào chính cho lò cao - là kim loại chính của nền kinh tế cũ. Đặt cược vào gói kích thích kinh tế đã giúp giữ giá quặng sắt trên 100 USD/tấn, nhưng điều này sẽ làm tăng gánh nặng nợ của chính quyền địa phương và làm suy yếu khả năng Trung Quốc sẽ dùng đến một khoản chi lớn khác vào các công trình công cộng.

Nhu cầu theo mùa đang tăng lên khi thời gian tạm lắng của mùa hè chuyển sang những tháng vàng cho hoạt động xây dựng, nâng cao tốc độ hoạt động tại các lò cao và thu hẹp kho dự trữ quặng. Mặc dù vậy, tình trạng của thị trường bất động sản có thể khiến các nhà sản xuất thép có thể sẽ thận trọng trong việc khai thác thêm hàng nhập khẩu để bổ sung nguồn cung.

Atilla Widnell, giám đốc điều hành của Navigate Commodities cho biết: “Mặc dù điều này có thể khiến các nhà máy gặp rủi ro cao nếu nhu cầu thép ở hạ nguồn phục hồi đột ngột, nhưng đây là một điểm tương đối cần tranh luận do tình trạng kém của nền kinh tế công nghiệp Trung Quốc”.

Dầu thô

Xuất khẩu dầu thô là điểm sáng trong số hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trong nửa đầu năm và tăng trưởng nhu cầu trong năm nay dự kiến sẽ chiếm 40% tổng nhu cầu toàn cầu. Nhưng sự phục hồi hiện có thể đang gặp khó khăn khi các nhà máy lọc dầu giảm nhập khẩu và chuyển sang giảm lượng hàng tồn kho.

Bên cạnh đó, nhu cầu bổ sung kho dự trữ vẫn có thể khơi dậy hoạt động nhập khẩu, vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng vào tháng 7. Nhưng phần lớn nhu cầu về các sản phẩm dầu đang xuất hiện ở các thị trường xuất khẩu, thay vì ở trong nước. Ví dụ, xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng hơn gấp ba lần so với tháng trước.

Trong nước, bức tranh còn ảm đạm hơn. Tiêu thụ dầu diesel đang bị hạn chế do hoạt động công nghiệp yếu kém, trong khi nhu cầu xăng bị thách thức do việc sử dụng xe điện nhanh hơn. Ngành hóa dầu của Trung Quốc, nhà sản xuất nhựa và cao su đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sụt giảm hiếm hoi trong nửa đầu năm và vẫn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của thị trường bất động sản.

Than đá

Hoạt động kinh tế của Trung Quốc được củng cố bởi than, nhiên liệu chính của nước này. Trung Quốc đã tăng cả sản lượng trong nước và nhập khẩu để thúc đẩy sự phục hồi nhưng cuối cùng lại gây thất vọng, tạo ra tình trạng dư thừa khiến giá than sụt giảm.

Hiện tại, nhu cầu làm mát cao điểm trong mùa hè đã qua, các nhà máy điện có thể lựa chọn xả hàng tồn kho nếu các chỉ số công nghiệp vẫn ảm đạm, gây thêm áp lực cho thị trường.

Tình trạng bất ổn kinh tế của Trung Quốc cũng có khả năng kiềm chế tốc độ chóng mặt của các lô hàng nhập khẩu, vốn đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng cũng có thể sẽ chậm lại do nguồn cung than dồi dào. Sự mất giá của đồng nhân dân tệ, khiến hàng hóa được thanh toán bằng đô la đắt hơn, là một thách thức khác đối với người mua.

Thịt lợn

Việc mở cửa lại nền kinh tế sau các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nhằm kiểm soát đại dịch đã không khiến giá thịt lợn của Trung Quốc như nhiều người mong đợi. Thay vào đó, các hộ gia đình dự trữ tiền mặt khi những bất ổn kinh tế gia tăng.

Diễn biến giá thịt lợn trong năm nay

Diễn biến giá thịt lợn trong năm nay

Thị trường thịt lợn yếu hơn có tác động đến nền kinh tế rộng hơn. Thịt có tỷ trọng lớn trong rổ giá thực phẩm, và cũng là nguyên nhân lớn khiến tháng 7 rơi vào tình trạng giảm phát tiêu dùng.

Sự phục hồi thất vọng đã khiến người chăn nuôi lợn gần như thua lỗ trong năm nay và thị trường thịt lợn dư thừa. Mùa lễ hội, bắt đầu bằng kỳ nghỉ lễ Quốc khánh vào đầu tháng 10 và kéo dài đến Tết Nguyên đán sẽ là thử thách tiếp theo về nhu cầu chi tiêu của công chúng cho những thực phẩm đắt tiền hơn.

Tin bài liên quan