Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và mối lo ngại về lạm phát

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và mối lo ngại về lạm phát

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục hạ nhiệt khi tình trạng suy yếu trên thị trường bất động sản ngày càng gia tăng, trong khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng đang kìm hãm sự phục hồi ở Mỹ và châu Âu.

Lạm phát đang gây áp lực buộc các ngân hàng trung ương toàn cầu phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong khi đó, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện một biện pháp khác là cắt giảm lãi suất trong bối cảnh có quan điểm cho rằng lạm phát chỉ là nhất thời.

Dưới đây là là những diễn biến mới nhất của nền kinh tế toàn cầu trong tuần này:

Châu Á

Tình trạng suy yếu diễn ra trên thị trường bất động sản và tình trạng thiếu điện của Trung Quốc đã kéo giảm tăng trưởng kinh tế trong quý III với những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ tiếp tục chịu nhiều thiệt hại hơn khi nước này bước vào mùa đông và rủi ro của thị trường bất động sản đang hiện hữu. Trong đó, tăng trưởng GDP quý III của Trung Quốc chỉ ở mức 4,9% so với mức tăng trưởng 7,9% trong quý II.

Sự sụt giảm của thị trường nhà ở Trung Quốc đã gia tăng trong những tuần gần đây khi doanh số bán hàng sụt giảm và ngày càng nhiều nhà phát triển bất động sản vỡ nợ. Mức giảm 0,08% trong giá nhà mới tại 70 thành phố trong tháng 9 có thể là nhỏ, nhưng điều đó có khả năng gây ra một cú sốc lớn đối với một nền kinh tế dựa vào các ngành liên quan đến bất động sản chiếm gần 25% GDP.

Mặt khác, hoạt động thương mại châu Á không có dấu hiệu chậm lại bất chấp lo ngại rằng tăng trưởng toàn cầu đang suy yếu, với xuất khẩu của Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc đều đạt kỷ lục trong tháng 9 và triển vọng cũng tăng mạnh. Trong đó, gần 1/3 đơn đặt hàng cho các công ty của Đài Loan là từ các công ty Mỹ, tiếp theo là các doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc). Đơn đặt hàng từ châu Âu tăng 53% so với một năm trước.

Chuỗi cung ứng gặp trục trặc làm ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu đã đè nặng lên xuất khẩu của Nhật Bản vào tháng trước khi các lô hàng ô tô sụt giảm, làm suy yếu một trụ cột chính trong quá trình phục hồi kinh tế của nước này. Các số liệu từ nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thêm vào bằng chứng cho thấy tắc nghẽn nguồn cung do Covid-19 đang ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu.

Mỹ

Tình trạng tồn đọng tàu bên ngoài hai cảng Los Angeles và Long Beach - cửa ngõ vận chuyển hàng hóa đường biển lớn nhất của Mỹ - đang có xu hướng trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay, đã có kỷ lục 80 tàu container đang chờ ở ngoài khơi Nam California, với nhiều tàu khác đang được vận chuyển từ châu Á. Theo phân tích dữ liệu vận chuyển của Bloomberg, vấn đề tắc nghẽn này bắt đầu cách đây gần một năm và hiện cũng chưa có dấu hiệu sẽ sớm được cải thiện.

Các nhà đầu tư đang cho rằng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2022 và kỳ vọng một số nền kinh tế phát triển khác sẽ tăng lãi suất nhiều lần vào thời điểm đó.

Châu Âu

Các doanh nghiệp khu vực châu Âu đang báo cáo hoạt động giảm tốc đáng kể do nguồn cung toàn cầu tăng mạnh và đồng thời gây ra lạm phát kỷ lục.

Chỉ số giá tiêu dùng của Anh tăng nhanh vượt xa mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Anh khi được thúc đẩy bởi sự gián đoạn toàn cầu trong chuỗi cung ứng đã đẩy chi phí vận tải lên cao. Văn phòng Thống kê Quốc gia cho biết giá tiêu dùng đã tăng 3,1% trong tháng 9 sau khi tăng 3,2% vào tháng trước.

Thế giới

Theo Bloomberg Economics, sự bùng nổ hàng hóa năm nay sẽ chuyển khoảng 742 tỷ USD từ các nhà nhập khẩu như Trung Quốc và châu Âu sang các nhà sản xuất như Nga, Ả Rập Xê Út và Mỹ.

Người tiêu dùng trên khắp thế giới đang sắp đối mặt với tình trạng tăng giá với các mặt hàng hàng ngày, các công ty từ tập đoàn thực phẩm khổng lồ Unilever đến nhà sản xuất dầu nhờn WD-40 đã cảnh báo trong tuần này khi họ gặp khó khăn về nguồn cung.

Tin bài liên quan