Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại hội thảo "Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch". Ảnh Dũng Minh

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại hội thảo "Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch". Ảnh Dũng Minh

Tạo đất cho du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sáng 19/10, Báo Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch” thu hút sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế, đại diện nhiều cơ quan, ban ngành và thu hút sự quan tâm lớn của cộng động nhà đầu tư.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, một đạo luật rất quan trọng tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện sau thời gian thảo luận bổ sung sửa đổi và dự kiến sẽ được Quốc hội khóa 15 xem xét tại kỳ họp thứ VI khai mạc vào tuần tới đây.

Đến thời điểm này, các nhà thảo luận tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nhiều nội dung nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 NQTW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ra trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội, với quy mô đồ sộ gồm 264 điều, phạm vi điều chỉnh rộng lớn, trong đó có những vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, Luật Đất đai sửa đổi sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp về nhiều nội dung lớn như việc sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, định giá đất, phân loại đất, thu hồi đất, cơ chế giao cho thuê đất, chứng nhận quyền sử dụng đất…

“Là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhưng dường như chưa có những hành lang pháp lý thực sự khuyến khích trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cũng như khung pháp lý hiện hành đó là lĩnh vực phát triển hạ tầng du lịch”, ông Lê Trọng Minh nói.

Hội thảo "Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch'" thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ảnh Dũng Minh.

Hội thảo "Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch'" thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ảnh Dũng Minh.

Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030, du lịch được xác định phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Theo Nghị quyết 08 TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến năm 2030 du lịch đóng góp khoảng 14-15% GDP và nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%. Muốn vậy phải đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển cơ sở vật chất ngành du lịch. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phát triển du lịch của Việt Nam vẫn chưa có tính cạnh tranh cao để tạo sự đột phá, hấp dẫn so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, mang đến những kết quả kỳ vọng và mục tiêu đề ra.

“Để tạo động lực cho ngành du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này sẽ cần nhiều giải pháp đồng bộ trong đó không thể thiếu những cơ chế chính sách phù hợp được bổ sung, điều chỉnh tại Luật Đất đai sửa đổi giúp nhà đầu tư tiếp cận đất đai, phát triển hạ tầng du lịch dịch vụ theo những mô hình mới, hiện đại, bắt kịp xu thế thế giới để phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho phát triển đất nước”, Tổng biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh nhấn mạnh.

Đó cũng là lý do Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch”. Trước đó, Báo Đầu tư đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm phát triển đến du lịch thành công như “Hiến kế cho du lịch” thu hút sự quan tâm rất lớn của các bên liên quan.

Tin bài liên quan