Thị xã Sa Pa được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Thị xã Sa Pa được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Thành lập thị xã Sa Pa (Lào Cai) và thị xã Kinh Môn (Hải Dương)

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành 3 Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Lào Cai.

Theo Nghị quyết số 767, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quyết nghị việc thành lập thị xã Sa Pa và các phường, xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Theo đó, thị xã Sa Pa được thành lập trên cơ sở toàn bộ 681,37 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 81.857 người của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 

Thị xã Sa Pa có thêm 6 phường: Cầu Mây, Hàm Rồng, Ô Quý Hồ, Phan Xi Păng, Sa Pa, Sa Pả và 6 xã: Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo, Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn, Thanh Bình. Điều chỉnh địa giới đối với xã Trung Chải.

Sau khi thành lập, thị xã Sa Pa có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 phường: Cầu Mây, Hàm Rồng, Ô Quý Hồ, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả và 10 xã: Bản Hồ, Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo, Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phìn, Tả Van, Thanh Bình, Trung Chải; 

Tỉnh Lào Cai có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 162 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 136 xã, 18 phường và 08 thị trấn. 

Cùng với việc thành lập thị xã Sa Pa, Nghị quyết cũng quyết định thành lập Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Sa Pa trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân huyện Sa Pa.

Theo Nghị quyết số 768, thị xã Kinh Môn được thành lập trên cơ sở toàn bộ 165,33 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 203.638 người của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Thị xã Kinh Môn được thành lập thêm 14 phường, 1 xã, gồm phường An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng và xã  Quang Thành

Sau khi thành lập thị xã Kinh Môn có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường: An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng và 09 xã: Bạch Đằng, Hiệp Hòa, Hoành Sơn, Lạc Long, Lê Ninh, Minh Hòa, Quang Thành, Thăng Long, Thượng Quận. 

Tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 262 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 207 xã, 45 phường và 10 thị trấn.

Cùng với quyết nghị thành lập thị xã Kinh Môn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết nghị thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Kinh Môn trên cơ sở kế thừa Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Kinh Môn.

Theo Nghị quyết số 769, thành lập thêm 4 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, gồm: Hoàng Quế, Hồng Phong, Tràng An và Yên Thọ. Theo đó, thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 10 phường.

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 8 huyện, 2 thị xã và 4 thành phố; 186 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 107 xã, 71 phường và 8 thị trấn.

Các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV sẽ có hiệu lực từ 1/11/2019.

Tin bài liên quan