Thêm những động thái mới trong tranh cãi khí đốt Nga - Ukraine

Thêm những động thái mới trong tranh cãi khí đốt Nga - Ukraine

(ĐTCK) Trong động thái mới nhất, vào 10 giờ đêm qua (03/03) theo giờ Việt Nam, sau khi kết thúc hội nghị bàn tròn với Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussel (Bỉ), Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak cho biết sẽ xem xét giảm giá khí đốt cho Ukraine, nhưng vẫn đề nghị nước này trả tiền cho số khí đốt được chuyển đến phiến quân ở khu vực phía Đông Ukraine.

Như vậy có rất nhiều thông tin trái chiều về lập trường của Nga với vấn đề giá dầu với Ukraine, đặc biệt khi xuất hiện xung đột giữa chính phủ Nga và phiến quân ở miền Đông Ukraine.

Năm ngoái, Moscow đã thống nhất giảm giá 100 USD xuống còn 329 USD trên mỗi m3 khí đốt vận chuyển qua Ukraine cho đến hết quý I năm nay. Các quyết định giảm giá trong quý II sẽ được bàn bạc vào cuối tháng này.

Trả lời phỏng vấn của kênh Rossiya 24 TV, Bộ trưởng Novak cho biết: “Chúng tôi chắc chắn sẽ chịu trách nhiệm về việc giảm giá, tùy thuộc vào ngân sách của chúng tôi và tình hình trên thị trường. Về lý thuyết thì sẽ có một khả năng cho chuyện này, tuy nhiên chuyện này còn tùy thuộc vào các thỏa thuận riêng biệt của các bên liên quan”.

Bộ trưởng Novak còn cho biết thêm, Moscow sẽ có sự thay đổi trong việc tính giá khí đốt cho Ukraine, sau khi công thức cố định hiện đang sử dụng bị trễ từ 6 đến 9 tháng.

“Giá dầu đã giảm, do đó chúng tôi cần xây dựng một cơ sở định giá khác với dầu và các sản phẩm tử dầu”.

Tuy vậy, thái độ của Bộ trưởng trở nên ít hòa giải hơn vào cuối ngày, khi trả lời phỏng vấn của tờ Interfax rằng Kiev sẽ phải trả cho các nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho phiến quân tại miền Đông Ukraine, vì “nó (khí đốt) đã được cung cấp cho một khu vực thuộc Ukraine, nên điều này hợp lý”.

Một phát ngôn viên của Công ty khí đốt Naftogaz của Ukraine trong cuộc phỏng vấn với Reuters cho biết “chúng tôi sẽ chỉ trả tiền khí đốt mà Ukraine đã nhập thông qua các điểm nhập cảnh cho trước”. 

Nga hiện đang cung cấp tới 1/3 nhu cầu khí đốt của toàn châu Âu, nhưng 40% trong số đó phải vận chuyển thông qua Ukraine.

Tin bài liên quan