Thị trường dầu mỏ hiện nay trái ngược với trước thời điểm xung đột Nga-Ukraine

Thị trường dầu mỏ hiện nay trái ngược với trước thời điểm xung đột Nga-Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường dầu mỏ hiện nay trái ngược hoàn toàn so với trước thời điểm xung đột Nga-Ukraine

Ed Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Citi cho biết: “Đây là tập hợp đáng kể nhất về sự xáo trộn và biến dạng của thị trường năng lượng nói chung mà tôi từng nhớ lại”.

Trước thời điểm khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra vào ngày 24/2/2022, Nga đã xuất khẩu phần lớn sản phẩm dầu thô và dầu mỏ của mình sang châu Âu, và chỉ một phần nhỏ hơn nhiều là đến Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác.

Nhưng đến cuối năm 2022, tỷ trọng này đã hoàn toàn thay đổi.

“Từ góc độ thị trường, nó đã tạo ra hai thị trường, một thị trường dầu minh bạch và một thị trường dầu không minh bạch. Dầu thô của Nga chỉ đơn giản là chuyển từ khách hàng cũ ở châu Âu sang khách hàng mới ở châu Á. Cuộc ly hôn năng lượng của châu Âu với Nga gần như đã hoàn tất”, Andy Lipow, nhà phân tích của Lipow Oil Associates cho biết.

Lệnh trừng phạt mới nhất trong một loạt lệnh trừng phạt của các quốc gia phương Tây đối với Nga đã được áp đặt vào đầu tháng này. Những lệnh trừng phạt đó bao gồm lệnh trừng phạt của EU về việc cấm nhập khẩu sản phẩm dầu của Nga. Trước đó, mức trần giá của G7 đối với dầu của Nga đã được thực hiện nhằm làm suy yếu nguồn thu từ dầu của nước này.

“Ngày 5/12/2022, trần giá áp dụng đối với xuất khẩu dầu thô của Nga đang phát huy tác dụng. EU, Mỹ và những nước khác không mua hàng từ Nga, điều này khiến Nga có một số lượng khách hàng hạn chế. Những khách hàng đó đang yêu cầu giá thấp hơn”, nhà phân tích Andy Lipow cho biết.

Đặc biệt hơn, không phải năm nào giá năng lượng cũng tăng vọt như năm ngoái. Vài ngày sau thời điểm sau khi xung đột diễn ra, giá dầu WTI đã đạt mức cao nhất là 123,70 USD/thùng và giá dầu Brent ở mức 127,98 USD/thùng.

Chính quyền Tổng thống Biden khi đó đã cho phép giải phóng kho dự trữ xăng dầu chiến lược của Mỹ để giảm giá xăng dầu, vốn đã đạt mức cao kỷ lục vào giữa tháng 6/2022.

Cuối cùng, giá dầu đã giảm và dầu WTI hiện đang giao dịch quanh mức 75 USD/thùng trong khi dầu Brent dao động quanh mức 82 USD/thùng.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau các đợt phong tỏa nghiêm ngặt do Covid được xem là động lực tăng giá năng lượng trong thời gian tới, nhưng cho đến nay dầu hầu như giao dịch trong một phạm vi hẹp.

Giá khí đốt tự nhiên ở cả châu Âu và Mỹ cũng đã giảm đáng kể so với mức đỉnh. Ngành năng lượng từng trải qua năm biến động mạnh mẽ vào năm 2022 đang chứng kiến sự mờ nhạt vào năm 2023.

"Giá năng lượng tương đối yếu trong năm nay do chúng ta có một mùa đông rất ấm ở cả Bắc Mỹ và châu Âu. Thời tiết đã khiến giá khí đốt tự nhiên giảm mạnh và giá dầu suy yếu, điều này đè nặng lên các cổ phiếu năng lượng", Jay Hatfield, Giám đốc điều hành tại Infrastructure Capital Advisors cho biết

Quá trình chuyển đổi năng lượng đang tăng tốc

Cả Mỹ và châu Âu đều đang tăng cường nỗ lực hướng tới mục tiêu xanh với năng lượng tái tạo, trong khi các công ty đầu tư đã đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất điện tái tạo ở EU được dự đoán sẽ tăng gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2027.

“Quá trình chuyển đổi năng lượng chắc chắn đang tăng tốc do ảnh hưởng xung đột Nga-Ukraine. Nó đang đi đúng hướng và tăng tốc”, Ed Morse, Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu tại Citi cho biết.

Tin bài liên quan