Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán khó rơi sâu

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán khó rơi sâu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh nhẹ; Kết quả bán niên các ngân hàng niêm yết: Chưa lộ hết khó khăn; Chứng khoán khó rơi sâu với Covid-19 lần hai; Thị trường chứng khoán sẽ vững hơn khi có nhiều nhà đầu tư lớn; Nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể biến mất vì Covid-19; Chứng khoán châu Á phân hóa; Mối lo vị thế USD suy yếu trên thị trường toàn cầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 31/7 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng thêm 80.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết ở mức 56,68 – 58,00 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giớ, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 13,7 USD xuống 1.957,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng trở lại nhanh lên vùng 1.980 USD/ounce trước khi hạ nhiệt về quanh 1.975 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng 23,8 USD lên 1.973,3 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,19% xuống 92,85 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 31/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.213 đồng, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 - 23.270 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,22 USD (+0,55%), lên 40,14 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,32 USD (+0,75%), lên 43,26 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giảm nhẹ

Tâm lý thoát hàng một lần nữa đã đẩy VN-Idnex giảm sâu ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, sau khi thủng mốc 790 điểm, lực cầu bắt đáy được kích hoạt đã giúp thị trường lấy lại sắc xanh nhạt.

Tâm lý thận trọng quay trở lại, và trước áp lực bán thường trực, VN-Index nhanh chóng quay đầu về dưới tham chiếu và chia tay mốc 800 điểm khi đóng cửa.

Nhiều mã lớn đã nới rộng biên độ giảm như VNM -1,8%, SAB -1,2%, VCB -1,29%, TCB -2,42%, VRE -3,28%, BID -1,48%. Trong khi đó, cặp đôi lớn nhà Vingroup là điểm sáng với VIC +2,82% và VHM +1,44%

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5,41 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 118,9 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 31/7:  VN-Index giảm 2,74 điểm (-0,34%), xuống 798,39 điểm; HNX-Index tăng 1,25 điểm (+1,17%), lên 108,1 điểm; UpCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,11%), xuống 54,8 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số Dow Jones và S&P 500 nhuốm sắc đỏ trên phố Wall vào ngày thứ Năm (30/07), khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu GDP, nhưng đà đi xuống được chặn lại bởi kỳ vọng kết quả kinh doanh sắp được công bố của các ông lớn công nghệ.

Dữ liệu được công bố cho thấy, GDP của Mỹ giảm kỷ lục 32,9% trong quý II/2020. Tuy nhiên, con số này không tệ như lo ngại, khi các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo sụt 34,7%.

Apple, Amazon, Alphabet và Facebook, với đại diện cho gần 5.000 tỷ USD vốn hóa trên thị trường, dự kiến sẽ báo cáo kết quả kinh doanh sau khi thị trường đóng cửa. Tất cả 4 cổ phiếu này đều tăng nhẹ trong phiên.

Kết thúc phiên 30/7, chỉ số Dow Jones giảm 225,92 điểm (-0,85%), xuống 26.313,65 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,22 điểm (-0,38%), xuống 3.246,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 44,87 điểm (+0,43%), lên 10.587,81 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản lao dốc, phản ảnh sự tiêu cực khi đồng yên tăng mạnh so với đồng USD, sau dữ liệu GDP ảm đạm của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,82% xuống 21.710,00 điểm. Chỉ số Nikkei 225 giảm 4,58% trong tuần và giảm 2,59% trong tháng 7 này, mức giảm đầu tiên kể từ tháng 3.

Chỉ số Topix cũng giảm 2,82% xuống 1.496,06 điểm, chạm mức thấp nhất trong 2 tháng.

Nỗi lo về sự chậm trễ trong phục hồi kinh tế khiến đồng USD chịu áp lực, giảm nhanh so với đồng yên ở mức 104,195 yên USD, mức thấp trong hơn 4 tháng qua.

Bên cạnh đó, thị trường còn chịu thêm áp lực từ việc Thống đốc Tokyo, ông Yuriko Koike cảnh báo rằng, thủ đô Nhật Bản có thể trở lại tình trạng khẩn cấp, sau khi số ca nhiễm mới Covid-19 vào hôm qua đã tăng lên mức cao kỷ lục trong một ngày là 463 ca.

Phiên hôm nay, cổ phiếu của Awesomeest Corp đã giảm 14,93%, sau khi thông báo cắt giảm 23,3% dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021.

Cổ phiếu của Tập đoàn Panasonic đã giảm 13,29%, sau khi công ty dự kiến lợi nhuận sẽ giảm một nửa trong năm tài chính này.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhờ nhóm nhà đầu tư cá nhân nhiệt tình tham gia kéo thanh khoản nhảy vọt.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,71% lên 3.310,01 điểm. Chỉ số này trong tháng 7 đã tăng 10,9%, mức tăng trong một tháng lớn nhất kể từ tháng 2/2019.

Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,84% lên 4.695,05 điểm, và tăng 12,8% trong tháng 7.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã tăng lên 51,1 điểm trong tháng 7  từ 50,9 điểm của tháng 6, dữ liệu chính thức vừa được công bố sáng nay, đánh dấu mức điểm cao nhất kể từ tháng 3.

Kết quả này cao hơn dự báo của các nhà phân tích rằng PMI tại Trung Quốc sẽ chậm lại ở mức 50,7 điểm trong tháng này.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi tâm lý lo ngại lấn át bởi số ca nhiễm mới Covid-19 gia tăng có thể de dọa trì hoãn các cuộc bầu cử địa phương.

Đóng cửa, Hang Seng giảm 0,47% xuống 24,595,35 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,57% xuống 10.039,96 điểm.

Các nhà đầu tư tập trung vào nhà lãnh đạo Carrie Lam, sau thông báo về khả năng trì hoãn cuộc bầu cử lập pháp do ảnh hưởng mạnh của dịch Covid-19.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm do ảnh hưởng từ báo cáo GDP của Mỹ giảm kỷ lục gần 33% trong quý II vửa qua.

Đóng của, chỉ số KOSPI giảm 0,78% xuống 2.249,37 điểm, nhưng chỉ số này tăng 2,22% trong tuần, còn trong tháng 7 đã tăng 6,69%.

Kết thúc phiên 31/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 629,23 điểm (-2,82%), xuống 21.710,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 23,18 điểm (+0,71%), lên 3.310,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 115,24 điểm (-0,47%), xuống 24.595,35 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 17,64 điểm (-0,78%), xuống 2.249,37 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Kết quả bán niên các ngân hàng niêm yết: Chưa lộ hết khó khăn

Tính đến nay, gần như tất cả các ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2020 với kết quả không đến nỗi nào, thậm chí có ngân hàng tăng trưởng cao..>> Chi tiết

Chứng khoán khó rơi sâu với Covid-19 lần hai

Làn sóng Covid-19 thứ nhất đã thổi chỉ số VN-Index bay hơn 300 điểm trong thời gian ngắn, làn sóng dịch bệnh thứ hai được nhận định sẽ không tác động mạnh đến thị trường..>> Chi tiết

Thị trường chứng khoán sẽ vững hơn khi có nhiều nhà đầu tư lớn

Trong nỗi lo đại dịch Covid-19 quay lại, TTCK Việt Nam liên tục đỏ sàn, thậm chí đã có những phiên bán tháo khi dòng lệnh lệch hẳn về bên bán..>> Chi tiết

Nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể biến mất vì Covid-19

Hiện tại là giai đoạn thử thách, các doanh nghiệp phải tự thích nghi, tự thay đổi, đặc biệt là quản trị công ty..>> Chi tiết

Mối lo vị thế USD suy yếu trên thị trường toàn cầu

Cùng với đà giảm giá của USD trong những phiên giao dịch vừa qua, mối lo ngại vị thế của “đồng bạc xanh” tại các thị trường tài chính toàn cầu suy giảm một lần nữa trở thành tâm điểm..>> Chi tiết

Tin bài liên quan