Thị trường tài chính 24h: Nhiều mã bất động sản đảo chiều từ sàn lên trần

Thị trường tài chính 24h: Nhiều mã bất động sản đảo chiều từ sàn lên trần

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index hồi nhẹ; Nợ xấu vẫn… “xinh”; Sức hút của cổ phiếu bất động sản công nghiệp; Thị trường chứng khoán: Tiền “tươi” cân bằng tiền “nóng”; Nhà đầu tư hụt hơi chờ sóng thoái vốn; Azerbaijan ủng hộ OPEC+ tăng dần sản lượng như kế hoạch ban đầu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 4/11 giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại mức 57,80 – 58,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 18,4 USD xuống 1.769,3 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên ngưỡng 1.775 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 94,27 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.152 đồng/USD, tăng 12 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.580 – 22.780 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,97 USD (+1,17%), lên 81,81 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,19 USD (+1,45%), lên 83,18 USD/thùng.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua dừng ở ngay sát 63.000 USD, thì sang ngày hôm nay đã yếu đi và lùi về gần 61.700 USD/BTC vào cuối ngày.

Chứng khoán trong nước

Nhóm công ty chứng khoán tăng vọt, bất động sản hồi phục hồi mạnh

Thị trường bước vào phiên chiều với tâm lý tích cực hơn, khi độ rộng dần nghiêng về số mã tăng đưa VN-Index trở lại với ngưỡng 1.450 điểm, nhưng nhóm bluechip lại bị sắc đỏ lấn át với ảnh hưởng lớn của cặp cổ phiếu vốn hóa lớn VIC và GAS đã khiến chỉ số không giữ được mốc trên khi đóng cửa.

Trên bảng chính, công ty chứng khoán nới biên độ tăng với VND, VIX, CTS và BSI đã leo lên mức giá trần.

Các mã khác như tân binh ORS +8,5%, AGR +6%, HCM +5,3%, VDS +5,8%, VCI +5,1%, FTS +4%, SSI +3,1%, TVB +3%.

Đáng chú ý khác là SHB, khi là cổ phiếu ngân hàng duy nhất cho sức mạnh vượt trội, với mức tăng 6,5%, khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 44,1 triệu đơn vị.

Trong khi đó, sau khi bị chốt lời ồ ạt hôm qua, nhiều mã bất động sản đã được kéo trở lại trong phiên hôm nay, thậm chí có mã đảo chiều từ sàn lên trần hôm nay như HBC, SGR, hay tăng mạnh như DIG, LGL, NLG, HAR...

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 2,99 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 98,51 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/11: VN-Index tăng 4,04 điểm (+0,28%), lên 1.448,34 điểm; HNX-Index tăng 6,71 điểm (+1,61%), lên 422,42 điểm; UpCoM-Index tăng 0,41 điểm (+0,38%), lên 107,38 điểm

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall kéo dài đà tăng sang phiên ngày thứ Tư (3/11) sau khi Fed tuyên bố sẽ bắt đầu cắt giảm nhịp độ mua trái phiếu hàng tháng, bắt đầu vào tháng 11 và dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2022, đúng như những gì nhà đầu tư đã mong đợi.

Fed cho biết, sẽ giảm mua khoảng 15 tỷ USD từ mức 120 tỷ USD hiện nay, trong đó bao gồm 10 tỷ USD đối với trái phiếu Chính phủ Mỹ và 5 tỷ USD với chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp.

Các nhà hoạch định chính sách cho biết, động thái này được đưa ra “trong bối cảnh nền kinh tế đã đạt bước tiến đáng kể từ tháng 12/2020”.

Đồng thời, Fed cũng quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0%. Các quyết định của Fed đều đã được thị trường dự đoán trước.

Kết thúc phiên 3/11, chỉ số Dow Jones tăng 104,95 điểm (+0,29%), lên 36.157,58 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,92 điểm (+0,65%), lên 4.660,57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 161,98 điểm (+1,04%), lên 15.811,58 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng theo chân Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,93% lên 29.794,37 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,18% lên 2.055,56 điểm.

Mặc dù vậy, một số cổ phiếu vẫn ghi nhận mức giảm mạnh, như hai cổ phiếu vận tải biển Nippon Yusen mất 6,25% và Nippon Yusen giảm 8,11%, ngay cả khi báo cáo kết quả kinh doanh quý vừa qua cao kỷ lục do giá cước vận tải tăng.

Ở chiều ngược lại, Fujifilm Holdings tăng 4,79% sau khi nâng triển vọng lợi nhuận ròng trong năm nay.

Tương tự, cổ phiếu của Nippon Steel tăng 1,71% sau khi nhà sản xuất thép hàng đầu Nhật Bản nâng triển vọng lợi nhuận năm nay lên 41%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi cổ phiếu tiêu dùng và ô tô tăng vọt, một ngày sau khi chính phủ nước này khuyến cáo người dân tích trữ các mặt hàng thiết yếu.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,81% lên 3.526,87 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,99% lên 4.868,74 điểm.

Cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 2,8%, trong đó các nhà sản xuất rượu tăng 4,3%.

Người dân ở Trung Quốc đã tích trữ bắp cải, gạo và bột mì, sau khi chính phủ kêu gọi người dân tích trữ thực phẩm ở thời điểm nước này tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19.

Ngoài cổ phiếu tiêu dùng, cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô cũng tăng mạnh 3,9%, trong đó, BYD Co Ltd tăng 7,3%, sau khi dữ liệu cho thấy tổng doanh số bán xe năng lượng mới từ tháng 1 đến tháng 10 tăng 212% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chứng khoán Hồng Kông tăng được hỗ trợ bởi mức tăng qua đêm trên Phố Wall sau khi Fed công bố kế hoạch giảm bớt các biện pháp kích thích.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,8% lên 25.225,19 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,09% lên 8.953,12 điểm.

Chỉ số công nghệ tăng 1,6%, với các gã khổng lồ công nghệ Meituan, Alibaba Group và Tencent Holdings, mỗi công ty tăng hơn 2,5%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng cũng nhờ ảnh hưởng từ phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 7 0,25% lên 2.983,22 điểm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Samsung Electronics tăng 0,28%, SK Hynix tăng 0,47%, LG Chem tăng 0,77% và Naver tăng 2,24%.

Kết thúc phiên 4/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 273m47 điểm (+0,93%), lên 29.794,37 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 28,33 điểm (+0,81%), lên 3.526,87 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 200,44 điểm (+0,80%), lên 25.225,19 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 7,51 điểm (+0,25%), lên 2.983,22 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nợ xấu vẫn… “xinh”

Việc nợ xấu tăng trong mùa dịch là điều đã được dự báo trước, còn hiện tại, nợ xấu vẫn… “xinh”..>> Chi tiết

- Sức hút của cổ phiếu bất động sản công nghiệp

Triển vọng tích cực của ngành cùng những câu chuyện riêng giúp nhóm cổ phiếu bất động sản công nghiệp thu hút dòng tiền thời gian qua..>> Chi tiết

- Thị trường chứng khoán: Tiền “tươi” cân bằng tiền “nóng”

Dư nợ cho vay ký quỹ (margin) tại một số công ty chứng khoán lớn luôn trong tình trạng “căng cứng”, trong bối cảnh số dư tiền trong tài khoản của nhà đầu tư trên toàn thị trường ở mức cao kỷ lục..>> Chi tiết

- Nhà đầu tư hụt hơi chờ sóng thoái vốn

Thông tin thoái vốn nhà nước thường tạo sóng cho các cổ phiếu, song trong một năm sôi động của thị trường chứng khoán như 2021, số thương vụ chỉ đếm được trên đầu ngón tay..>> Chi tiết

- Azerbaijan ủng hộ OPEC+ tăng dần sản lượng như kế hoạch ban đầu

Azerbaijan cho biết, họ sẽ ủng hộ kế hoạch của các nhà sản xuất OPEC+ nhằm tăng sản lượng dầu thô thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng tới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan