Thị trường tài chính 24h: Nhu cầu đối với thép giảm, tồn kho tăng

Thị trường tài chính 24h: Nhu cầu đối với thép giảm, tồn kho tăng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index điều chỉnh nhẹ; Mirae Asset: Giai đoạn tiền rẻ gần kết thúc; Triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%: Tâm lý e ngại từ cả ngân hàng và khách hàng; Thép vẫn nặng áp lực; Nga và Ả Rập Xê Út đang tranh giành thị phần dầu mỏ ở châu Á…  là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 26/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,10 – 67,92 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 7,4 USD lên mức 1.758,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm mạnh và về gần 1.745 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 108,22 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 26/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.212 đồng/USD, giảm 22 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.290 – 23.570 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giằng co quanh 21.500 USD, thì sang phiên hôm nay đã chững lại và lùi nhẹ về 21.300 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,13 USD (+1,22%), lên 93,65 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,59 USD (+1,57%), lên 100,94 USD/thùng.

VN-Index lên gần 1.290 điểm

Thị trường đã gặp áp lực bán chốt lời khá sớm, khiến VN-Index nên rung lắc ở ngay trên tham chiếu với số mã giảm điểm chiếm áp đảo.

Giao dịch tiêu cực hơn trong phiên chiều khi bán gia tăng mạnh trên diện rộng đã khiến VN-Index đảo chiều giảm, nhưng mốc 1.280 điểm vẫn được bảo toàn nhờ một số bluechip nới đà lên, đặc biệt là MWG.

Cổ phiếu MWG vẫn giữ được mức tăng tốt, giúp nhóm này nói riêng và thị trường nói chung bớt giảm sâu, với mức tăng 5,6%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, họ FLC gồm FLC, AMD, HAI đều đóng cửa tại mức giá sàn.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,83 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 61,03 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 26/8: VN-Index giảm 6,31 điểm (-0,49%), xuống 1.282,57 điểm; HNX-Index giảm 2,37 điểm (-0,78%), xuống 299,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,71 điểm (-0,76%), xuống 92,88 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng tích cực trong phiên ngày thứ Năm (25/8), được nâng đỡ bởi Nvidia và các cổ phiếu công nghệ khác.

Phiên này, cổ phiếu Nvidia đã tăng vọt 4% và thúc đẩy chỉ số bán dẫn Philadelphia tăng gần 3,7%.

Tâm lý thị trường đang hướng về hội nghị chuyên đề Jackson Hole của Fed và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Sáu.

Kết thúc phiên 25/8, chỉ số Dow Jones tăng 322,55 điểm (+0,98%), lên 33.291,78 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 58,35 điểm (+1,41%), lên 4.199,12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 207,74 điểm (+1,67%), lên 12.639,27 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nhích nhẹ, khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell sau hội nghị chuyên đề Jackson Hole.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,57% lên 28.641,38 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 1% sau ba tuần tăng liên tiếp trước đó.

Chỉ số Topix tăng 0,15% lên 1.979,59 điểm.

Phiên này, cổ phiếu các ngành công nghiệp hoạt động tốt nhất, tiếp theo là vật liệu cơ bản và công nghệ. Năng lượng là mặt hàng mất giá nhiều nhất, sau khi giá dầu thô giảm qua đêm.

Trong số các cổ phiếu lớn, Tokyo Electron tăng 2,23% và là động lực lớn nhất cho Nikkei 225, tiếp theo là Fast Retailing tăng 1,1%.

Cổ phiếu SoftBank Group cũng tăng 1,19%, sau khi cổ phiếu Alibaba bứt tốc nhờ Wall Street đưa tin rằng, Mỹ và Trung Quốc sắp đạt được thỏa thuận cho phép các cơ quan quản lý kế toán Mỹ đến Hồng Kông để kiểm tra hồ sơ kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ.

Chứng khoán Trung Quốc giảm khi dịch Covid-19 bùng phát và lo ngại khủng hoảng ngành bất động sản sẽ tồi tệ hơn.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,31% xuống 3.236,22 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,21% xuống 4.107,55 điểm. Trong tuần, chỉ số CSI 300 giảm 1%.

Đáng chú ý là chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng vẫn tăng gần 7% trong tuần, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung điện do đợt nắng nóng kéo dài nhất và lan rộng nhất trong nhiều thập kỷ qua của Trung Quốc.

Các nhà phân tích của ANZ cho biết, sự thiếu hụt năng lượng của Trung Quốc có thể dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với các kim loại đồng và nhôm vì những hạn chế về nguồn điện làm tăng nhu cầu đầu tư vào lưới điện.

Thị trường chứng khoán của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại nếu các biện pháp chống Covid-19 được điều chỉnh và niềm tin vào thị trường bất động sản được hồi sinh, văn phòng CIO của UBS Global Wealth Management cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, nổi lên bởi tin tức về tiến triển có trong các cuộc đàm phán Trung - Mỹ để đạt được thỏa thuận kiểm toán.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,01% lên 20.170,04 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,05% lên 6.920,99 điểm.

Các đại gia công nghệ niêm yết tại Hồng Kông tăng 0,8%, sau mức tăng 6% trong phiên trước đó.

Mỹ và Trung Quốc sắp đạt được thỏa thuận cho phép các cơ quan quản lý kế toán Mỹ đến Hồng Kông để kiểm tra hồ sơ kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết tại phố Wall, Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Năm.

Ở chiều ngược lại, các nguồn tin cho Reuters cho biết, Bắc Kinh đã yêu cầu một số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ và các công ty kiểm toán của họ chuẩn bị cho các cuộc thanh tra của Mỹ tại Hồng Kông.

Chứng khoán Hàn Quốc có nhịp tăng khá mạnh ngay khi mở cửa, nhưng đã hạ dần độ cao sau đó khi giới đầu tư thận trọng trước bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 3,77 điểm điểm, tương đương 0,15%, lên 2.487,30 điểm.

Kết thúc phiên 26/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 162,37 điểm (+0,57%), lên 28.641,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 10,03 điểm (-0,31%), xuống 3.236,22 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 201,66 điểm (+1,01%), lên 20.170,04 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 3,77 điểm (+0,15%), lên 2.481,03 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Mirae Asset: Giai đoạn tiền rẻ gần kết thúc

Các ngân hàng có bộ đệm vốn tốt, lợi nhuận tăng trưởng bền vững và sở hữu danh mục tín dụng không có quá nhiều rủi ro tập trung sẽ được nhận hạn mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn..>> Chi tiết

- Triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%: Tâm lý e ngại từ cả ngân hàng và khách hàng

Qua 3 tháng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, các ngân hàng thương mại đã vào cuộc rất tích cực, nhưng mức giải ngân còn khiêm tốn do nhiều lý do..>> Chi tiết

- Thép vẫn nặng áp lực

Nửa đầu tháng 8, giá thép đã có 2 đợt điều chỉnh giảm, nâng tổng số lần giảm kể từ ngày 11/5/2022 lên con số 13, do chịu nhiều áp lực..>> Chi tiết

- Nga và Ả Rập Xê Út đang tranh giành thị phần dầu mỏ ở châu Á

Các sản phẩm dầu của Nga đang hướng đến các khách hàng châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ nhưng hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt..>> Chi tiết

Tin bài liên quan