Thị trường tài chính 24h: Thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu trong trung và dài hạn

Thị trường tài chính 24h: Thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu trong trung và dài hạn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index nhích nhẹ; Nguồn cơn gây tranh chấp bảo hiểm; Thị trường chứng khoán tháng 5: Lo lắng và kỳ vọng; Chuyên gia Yuanta Việt Nam: P/E dự phóng đang rẻ nhất một thập kỷ; Chủ tịch Fed đặt cược vào kinh tế Mỹ bằng "niềm tin"…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 10/5 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 100.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,50 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 13 USD lên 2.034,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và dao động nhẹ quanh ngưỡng 2.030 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,69 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.630 đồng/USD, tăng 9 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.300 – 23.640 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang và chốt tại giảm về 27.600 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối giờ chiều.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,99 USD (1,34%), xuống 72,72 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 1,03 USD (-1,33%), xuống 76,42 USD/thùng.

VN-Index nhích nhẹ, nhóm bất động sản hút tiền

Sau phiên sáng khá tích cực, thị trường bước vào phiên chiều tiếp tục chứng kiến dòng tiền đầu cơ chảy mạnh và đích đến vẫn là nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng vừa và nhỏ, cũng như nhiều cổ phiếu thị giá nhỏ ở nhiều nhóm ngành khác.

Các cổ phiếu vừa và nhỏ lại hoạt động mạnh và tâm điểm hướng đến phần lớn vào các mã bất động sản, xây dựng.

Theo đó, các cổ phiếu QCG, VRC, CIG, DLG, FIT, ITC, SAM, HAR, MCG, UDC, VPH và DXG đều đã đóng cửa ở mức giá trần.

Trong đó, DXG là điểm nhấn chính trong phiên với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,7 triệu đơn vị - cao nhất thị trường, và ghi nhận phiên có khối lượng giao dịch tốt nhất kể từ cuối tháng 11/2022.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4,46 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là bán ròng 35,09 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 10/5: VN-Index tăng 4,49 điểm (+0,43%), lên 1.058,26 điểm; HNX-Index tăng 1,94 điểm (+0,92%), lên 213,89 điểm; UpCoM-Index tăng 0,51 điểm (+0,65%), lên 78,84 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall thêm một phiên giảm nhẹ trong ngày thứ Ba (9/5) khi giới đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng, bao gồm báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 4 của Mỹ.

Đáng chú ý trong phiên này là cổ phiếu nhóm cổ phiếu ngân hàng ghi nhận đà hồi phục với PacWest tăng 3,6%, Western Alliance nhích 0,6%. Cổ phiếu các ngân hàng lớn Wells Fargo và JPMorgan Chase cũng tăng.

Kết thúc phiên 9/5, chỉ số Dow Jones giảm 56,88 điểm (-0,17%), xuống 33.561,81 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 18,95 điểm (-0,46%), xuống 4.119,17 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 77,37 điểm (-0,63%), xuống 12.179,55 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư thận trọng chốt lời trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ có thể ảnh hưởng đến con đường chính sách tiền tệ của Fed.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,41% xuống 29.122,18 điểm điểm. Chỉ số Topix giảm 0,55% xuống 2.085,91 điểm.

Bình luận của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda với các nhà lập pháp rằng, còn quá sớm để thảo luận về việc xử lý các khoản nắm giữ ETF của ngân hàng trung ương đã thúc đẩy thị trường trong một thời gian ngắn vào đầu giờ chiều, trước khi người bán quay trở lại.

"Hôm nay, chúng ta đang chứng kiến sự thoái lui của một số đợt tăng mạnh hôm thứ Ba, điều này đã tạo ra một môi trường chín muồi để chốt lời. Báo cáo thu nhập quý I trong nước cũng chắc chắn là trọng tâm chính của thị trường trong tuần này, nhưng chỉ số lạm phát của Mỹ cũng vậy", Maki Sawada, Chiến lược gia tại Nomura Securities cho biết.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh sẽ đạt đến đỉnh điểm trong tuần này. Gần 300 công ty báo cáo thu nhập vào thứ Tư, gần 500 vào thứ Năm và đạt mức cao nhất tại hơn 1.000 công ty vào thứ Sáu.

Trong đó, đáng chú ý là cổ phiếu nhà điều hành cửa hàng bách hóa Marui Group tăng tới 21%, trong khi Mitsubishi Motors mất 9,83% sau khi dự báo lợi nhuận giảm.

Chứng khoán Trung Quốc mở rộng đà giảm vào thứ Tư sau dữ liệu thương mại tháng 4 đáng thất vọng và các nhà giao dịch thận trọng chờ đợi báo cáo lạm phát mới nhất của Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,15% xuống 3.319,15 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,77% xuống 3.996,87 điểm.

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng Tư, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn, cho thấy sự phục hồi vẫn chậm chạp trong nhu cầu hàng hóa trong nước và nhu cầu bên ngoài giảm, làm trầm trọng thêm lo ngại xung quanh sự phục hồi kinh tế, các nhà phân tích cho biết.

Trong khi đó, một loạt các động thái siết chặt quy định sâu rộng đối với các công ty thẩm định ở Trung Quốc đang làm xáo trộn lĩnh vực này và khiến các nhà đầu tư khó chịu.

CICC Capital, một đơn vị của ngân hàng đầu tư hàng đầu Trung Quốc China International Capital Corp, đã ngừng sử dụng công ty tư vấn Capvision, sau một cuộc điều tra về an ninh quốc gia.

Trên thị trường cổ phiếu hạng A, lĩnh vực tài chính sụt giảm khi các nhà đầu tư chốt lời, với ngành ngân hàng giảm 3,3% để dẫn đầu đà giảm, trong khi môi giới và bảo hiểm giảm lần lượt 2,9% và 2,8%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng sụt giảm, nhưng nhóm cổ phiếu công nghệ đảo chiều đã giúp thị trường thu hẹp đà đi xuống.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,53% xuống 19.762,20 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,77% xuống 6.683,33 điểm.

Các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông đã chuyển biến tích cực vào buổi chiều và đóng cửa tăng hơn 0,3%.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm ngày thứ hai liên tiếp, khi các nhà đầu tư chọn tăng cường nắm giữ tiền mặt một cách thận trọng trước dữ liệu lạm phát của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 13,55 điểm, tương đương 0,54% xuống 2.496,51 điểm.

Phản ánh tâm trạng cực kỳ thận trọng, giá trị giao dịch phiên này chỉ ở mức 8,76 nghìn tỷ won (6,63 tỷ USD), thấp nhất kể từ cuối tháng 11 và thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày là 11,94 nghìn tỷ won trong một tháng qua.

Kết thúc phiên 10/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 120,64 điểm (-0,41%), xuống 29.122,18 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,52 điểm (-1,15%), xuống 3.319,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 105,38 điểm (-0,53%), xuống 19.762,20 điểm Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 13,55 điểm (-0,54%), xuống 2.496,51 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Nguồn cơn gây tranh chấp bảo hiểm

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là nội dung không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm, nhưng lại chưa được cả bên bán lẫn bên mua bảo hiểm chú trọng. Đây là nguồn cơn gây ra tranh chấp sau này..>> chi tiết

- Thị trường chứng khoán tháng 5: Lo lắng và kỳ vọng

Sau kỳ nghỉ lễ dài, nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước sẽ được tăng cường. Dẫu vậy, cuộc khủng hoảng ngân hàng địa phương tại Mỹ khiến lo ngại xuất hiện sự kiện “thiên nga đen” ngày càng lớn..>> chi tiết

- Chuyên gia Yuanta Việt Nam: P/E dự phóng đang rẻ nhất một thập kỷ - chỉ báo tốt để đầu tư dài hạn

Định giá P/E dự phóng của chứng khoán Việt Nam dao động quanh 10 lần - mức rẻ nhất trong một thập kỷ qua. Định giá rẻ không phải là chất xúc tác để thị trường tăng trong ngắn hạn, nhưng là chỉ báo tốt để đầu tư dài hạn..>> Chi tiết

- Chủ tịch Fed Jerome Powell đặt cược vào kinh tế Mỹ bằng "niềm tin" khi phải đối mặt với 3 khó khăn lớn

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tin rằng nền kinh tế Mỹ có thể vượt qua suy thoái bất chấp 3 thách thức phải vượt qua..>> Chi tiết

Tin bài liên quan