Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021 (Ảnh: Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021 (Ảnh: Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ sẽ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các giải pháp tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, địa phương.

Ngày 3/6, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 5/2021.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, theo tinh thần “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật các thành quả”.

Theo chương trình, phiên họp sẽ tập trung thảo luận về công tác phòng chống dịch Covid-19; tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, dự báo thực hiện 6 tháng và các giải pháp trong những tháng cuối năm; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm và các giải pháp trong những tháng cuối năm; và một số nội dung khác.

Chính phủ sẽ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, trong đó có các giải pháp tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, địa phương. Mục tiêu là nhằm nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi và dập dịch triệt để; thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp tại một số địa phương nhưng nhờ sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2021, giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất làm cho giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng; giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020. Bình quân 5 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 5 tháng tăng 0,82%.

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tháng 5/2021 tiếp tục được các Bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung thực hiện trong bối cảnh dịch Covid -19 đang bùng phát lần thứ 4 tại nhiều tỉnh/thành phố nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 5/2021 bị ảnh hưởng bởi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 ước tính vẫn tăng cao, đạt 262,25 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7%; nhập khẩu hàng hóa đạt 131,31 tỷ USD, tăng 36,4%. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu khiến cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 ước tính nhập siêu 369 triệu USD.

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 5/2021 tăng 8,1% về số lượng và tăng 33,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 78,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, tăng 20,9%.

Sản xuất công nghiệp tháng 5/2021 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng Tư và ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh nhưng đã nhanh chóng được khoanh vùng, kiểm soát. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6%.

Trong tháng 5/2021, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Sản xuất nông nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung chăm sóc lúa đông xuân, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng tại các địa phương phía Bắc; chăm sóc, thu hoạch lúa, hoa màu vụ đông xuân và xuống giống lúa hè thu tại các địa phương phía Nam. Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục tập trung vào trồng rừng mới vụ xuân hè, đẩy mạnh khai thác gỗ ở nhiều địa phương có diện tích rừng đã đến tuổi khai thác với giá thu mua gỗ ổn định. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá do nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến thủy sản tăng với mức giá tăng so với cùng kỳ năm trước, thời tiết của ngư trường thuận lợi cho khai thác xa bờ.

Tin bài liên quan