Vay tiêu dùng là một trong những trọng tâm ưu tiên của OCB

Vay tiêu dùng là một trong những trọng tâm ưu tiên của OCB

Tín dụng bán lẻ có nhiều cơ hội tăng trưởng năm nay

(ĐTCK) Với dân số 95 triệu người cùng nhu cầu rất lớn trong việc mua sắm, từ các tài sản có giá trị như nhà, ô tô…, cho đến các tài sản có giá trị nhỏ hơn như đồ gia dụng, điện thoại, xe máy..., đây được xem là điều kiện thuận lợi và là thị trường khổng lồ cho lĩnh vực vay tiêu dùng phát triển.

Với quy định mới tại Thông tư 39/2017/T-NHNN (Thông tư 39), ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung - cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng VND, thì lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định trong từng thời kỳ. 

Điều này sẽ có tác động tích cực lên hoạt động cho vay, nhất là khi tín dụng cá nhân vay mua nhà đang tăng theo nhu cầu về nhà ở như hiện nay.

Thông tư 39 tác động tích cực lên tín dụng cá nhân

Cùng với nhu cầu vốn của khách hàng ngày một gia tăng, tác động tích cực lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng 2 năm qua, Thông tư 39 có hiệu lực từ ngày 15/3/2017 là một chính sách có tác động rất lớn trong việc triển khai cho vay trong năm 2017 của ngân hàng.

Bởi Thông tư 39 có nhiều thay đổi so với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về các khía cạnh như: đối tượng khách hàng, phương thức cho vay, lãi suất, cơ chế tính lãi, nợ quá hạn…, nổi bật trong đó là việc làm rõ lãi suất cho vay, phương thức cho vay và nợ quá hạn.

Việc làm rõ các điều kiện, tiêu chí liên quan đến cho vay phù hợp với thị trường giúp các ngân hàng dễ dàng áp dụng trong quá trình triển khai kinh doanh.

Tôi cho rằng, năm 2017, tín dụng tiếp tục cải thiện, các ngân hàng sẽ gặt hái thành công, có được những bước tiến lớn trên thị trường

Mặc dù thị trường có những cách hiểu khác nhau trong quy định cho vay hộ kinh doanh, song nếu tìm hiểu kỹ, Thông tư 39 đã làm rõ đối tượng là chủ hộ kinh doanh đứng tên vay vốn, để phù hợp với quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, ngoài điều chỉnh các tiêu chí về chủ hộ kinh doanh, thì các điều kiện về vay vốn, chứng từ cung cấp để thực hiện vay vốn tại ngân hàng không có thay đổi lớn. Vì vậy, khách hàng vay vốn tại ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất-kinh doanh của hộ kinh doanh vẫn được đảm bảo.

Thông tư 39 quy định cụ thể hơn về đối tượng vay vốn, tức người đứng tên vay vốn của hộ kinh doanh là chủ hộ, chứ không quy định: cá nhân kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh không được vay vốn ngân hàng. Vì vậy, chính sách cho vay của ngân hàng hầu như không thay đổi với phân khúc khách hàng này, đặc biệt là chính sách về lãi suất.

Có chăng chỉ là thay đổi tích cực hơn về định nghĩa người vay vốn và thủ tục, hồ sơ vay sẽ được giảm bớt, nhằm phù hợp với thực tế và theo đúng định hướng mà Thông tư đề ra.

 Ông Trương Đình Long, Phó tổng giám đốc OCB

Thực tế cho thấy, Thông tư 39 có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) lẫn khách hàng. Từ những chính sách mới như: tinh giản hồ sơ theo từng đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn; các sản phẩm với nhiều phương thức cho vay (cho vay lưu vụ, cho vay tuần hoàn, cho vay quay vòng…) sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay trong năm 2017.

Tại OCB, Ngân hàng đã đưa ra những chính sách cho vay, chương trình ưu đãi lãi suất theo từng phân khúc khách hàng, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng của OCB trong năm nay.

Với dân số 95 triệu người cùng nhu cầu rất lớn trong việc mua sắm, từ các tài sản có giá trị như nhà, ô tô…, cho đến các tài sản có giá trị nhỏ hơn như đồ gia dụng, điện thoại, xe máy..., đây được xem là điều kiện thuận lợi và là thị trường khổng lồ cho lĩnh vực vay tiêu dùng phát triển.

Thêm vào đó, với ưu thế thủ tục vay vốn nhanh gọn, đơn giản, thuận lợi, người dân sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Triển vọng tăng trưởng vay mua nhà, tiêu dùng cá nhân năm nay sẽ tốt hơn so với năm trước.

Đáng chú ý, việc hướng đến thỏa thuận lãi suất theo Thông tư 39 là cơ chế cần thiết, nhất là khi thị trường tiền tệ hiện đang ổn định hơn nhiều so với trước đây. NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ năm 2017 theo hướng ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát và cung tiền hợp lý, sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng ổn định lãi suất huy động, có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Với mục tiêu NHNN đưa ra cho năm 2017: tổng phương tiện thanh toán tăng 16-18%, tín dụng tăng 18%, tiếp tục theo đuổi chính sách ổn định mặt bằng lãi suất…, chính sách tiền tệ sẽ hỗ trợ tốt cho tăng trưởng tín dụng năm 2017, qua đó bảo đảm khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Tuy nhiên, mục tiêu tăng trưởng cũng phải đi kèm với kiểm soát chặt rủi ro, khi mà công tác giám sát, nâng cao chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể so với năm ngoái.

Lãi suất sẽ cạnh tranh hơn khi được thỏa thuận

Thực tế cho thấy, việc Thông tư 39 có hiệu lực gần như ngay lập tức ảnh hưởng tích cực lên cả ngân hàng và khách hàng, rõ rệt nhất là việc

Thông tư nêu rõ các TCTD, bao gồm cả công ty tài chính, có thể thỏa thuận về lãi suất với khách hàng (trừ trường hợp cho vay ngắn hạn), cùng với đó là đưa ra các quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục cho vay, ví dụ như yêu cầu áp dụng đơn đăng ký vay sẽ tùy thuộc quyết định của các TCTD.

Như vậy, quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng VND thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo quy định tại Thông tư 39.

Cụm từ “thỏa thuận lãi suất” mà NHNN sử dụng khi ban hành Thông tư 39 đã trả lại đúng cái tên của nó là “thuận mua - vừa bán” cho một nền kinh tế cạnh tranh.

Lâu nay, việc áp trần lãi suất thường khiến các ngân hàng gặp không ít vướng mắc, nên việc cho vay bị ách tắc ở nhiều chỗ như: cho vay qua thẻ, cho vay tín chấp, thấu chi... Đến nay, khi NHNN quy định rõ một số lĩnh vực các ngân hàng có thể áp dụng lãi suất thỏa thuận, đã gỡ khó cho cả bên cho vay lẫn người đi vay.

Điều này cũng sẽ không tác động đến việc đẩy lãi suất tăng. Bởi lãi suất cho vay dù có thỏa thuận cũng không thể quá cao, vì các ngân hàng đều phải cạnh tranh gay gắt để có thể giữ chân khách hàng.

Tại Thông tư 39, NHNN quy định rõ nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay, bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay.

Trường hợp, mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Chính sách tiền tệ: Việt Nam đang có “bộ giảm xóc” hiệu quả

Nếu áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, TCTD - khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Đối với trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, TCTD phải áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Ngược lại, các TCTD phải cân đối khả năng cấp vốn, mức độ rủi ro, lợi nhuận mong muốn... của mình mới thực hiện việc hỗ trợ vốn vay. Hiện nay, tính cạnh tranh trên thị trường này rất cao, các TCTD cũng không muốn mất đi khách hàng, vì vậy, nếu nói thuật ngữ “thỏa thuận lãi suất” làm tăng lãi suất vay là không đúng.

Thuật ngữ “thỏa thuận lãi suất” trong quy định mới đã thể hiện đúng bản chất của tín dụng là một sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, tức người mua và người bán tự thỏa thuận mức giá cả phù hợp mà cả 2 cùng chấp nhận.

Do đó, việc quy định mức lãi suất vay về đúng quy luật “cung - cầu” rất khó gây ra tâm lý “tăng lãi suất cho vay”. Bởi khi kinh doanh, mặc dù ngân hàng luôn muốn thu được lợi nhuận cao nhất có thể, nhưng khách hàng có quyền lựa chọn “người cho vay” và tất nhiên, khách hàng sẽ chỉ đến với ngân hàng đưa ra mức giá phải trả phù hợp.

Đây là yếu tố gần như quan trọng nhất đối với khách hàng, vì vậy, các ngân hàng phải tự cân đối nguồn vốn, chi phí, rủi ro… để đưa ra mức giá đủ để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Nếu không, các ngân hàng sẽ tự đào thải mình khỏi “cuộc đua” khốc liệt trong giai đoạn hiện nay.

Có thể nói, việc Thông tư 39 cho phép thoả thuận lãi suất giúp tháo gỡ nút thắt giữa người có nhu cầu vay và TCTD, dẫn đến việc nhiều cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn khi có nhu cầu về vốn, trong khi các TCTD cũng “dễ thở” hơn trong việc cho vay.

Mặt khác, các dự báo cũng cho thấy nhiều tác động tích cực, cụ thể: tỷ giá sẽ biến động ở mức chấp nhận được, lạm phát trong tầm kiểm soát, thị trường bất động sản ấm lên, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khả quan hơn, hoạt động của các TCTD ngày càng minh bạch dưới sự kiểm soát của NHNN, yếu tố thị trường như thỏa thuận lãi suất ngày càng được đề cao…, góp phần dần tháo gỡ các nút thắt cho tín dụng.

Với các chính sách trên, tôi cho rằng, năm 2017, tín dụng tiếp tục cải thiện, các ngân hàng nói chung và OCB nói riêng sẽ gặt hái thành công, có được những bước tiến lớn trên thị trường.

Tin bài liên quan