Lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở TP.HCM.

Lắp đặt điện mặt trời mái nhà ở TP.HCM.

TP.HCM kiến nghị áp dụng cơ chế mua bán linh hoạt điện mặt trời mái nhà

0:00 / 0:00
0:00
Sở Công thương TP.HCM cho rằng, cần ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và trường hợp đặc biệt cho phép áp dụng cơ chế mua bán điện linh hoạt.

Sở Công thương TP.HCM vừa văn bản tới Bộ Công thương kiến nghị Bộ này phối hợp bộ, ngành chuyên môn xây dựng cơ chế đầu tư mua bán điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Theo Sở, dù từ ngày 1/1/2021, Tổng công ty điện lực TP.HCM không ký hợp đồng và tạm dừng thỏa thuận đấu nối hệ thống điện mặt trời mái nhà, nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn lắp đặt hệ thống này (đấu nối hạ thế sau diện kế) mà không thông báo cho ngành điện nhằm mục đích tự sử dụng.

Thế nên, tính đến ngày 31/10/2023, toàn Thành phố có 14.092 dự án/hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt là 354,44 MWp, chiếm tỷ lệ 3,69% so với tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà của cả nước và chiếm 7,63% so với công suất đỉnh năm 2023 (4.648 MW) của lưới điện Thành phố. Lượng điện năng phát lên lưới đến nay là 900,89 triệu kWh, chưa bao gồm sản lượng điện được chính khách hàng sử dụng (chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phát ~ 300 triệu kWh/năm). Gần 99% hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt nhằm mục tiêu tự sử dụng tại chỗ.

Do đặc thù về vị trí địa lý, TP.HCM không có tiềm năng phát triển dự án thủy điện, dự án điện gió nên việc phát triển điện mặt trời mái nhà trong thời gian qua bước đầu đã mang lại giá trị rất đáng khích lệ trong việc tận dụng lợi thế về tự nhiên, xã hội để sản xuất ra nguồn năng lượng sạch, góp phần giải quyết nhu cầu phụ tải thành phố, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường; đóng góp vào định hướng chuyển dịch năng lượng và cam kết Net-Zero của Chính phủ.

Mặt khác, theo “Báo cáo Đánh giá kỹ thuật Tiềm năng năng lượng mặt trời trên mái nhà tại Việt Nam” năm 2017 của Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng điện mặt trời mái nhà trên địa bàn Thành phố ước tính khoảng 6.300 MWp.

Vì vậy, để tiếp tục phát huy lợi thế, TP.HCM đã giao Sở Công thương phối hợp với Tổng công ty Điện lực Thành phố và Viện Năng lượng xây dựng Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà với mục tiêu: đến năm 2025 sẽ lắp đặt được khoảng 748 MWp, đạt tỷ lệ 14,72 % tổng tiềm năng điện mặt trời mái nhà toàn Thành phố; Giai đoạn 2026-2030 sẽ lắp đặt được khoảng 1.505 MWp, đạt tỷ lệ 29,62 % tổng tiềm năng.

TP.HCM cần chính sách và hướng dẫn để không lãng phí năng lượng mặt trời.

TP.HCM cần chính sách và hướng dẫn để không lãng phí năng lượng mặt trời.

TP.HCM đề xuất ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và được mở rộng lắp đặt tại tất cả công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu (an toàn kết cấu, PCCC, môi trường...) mà không giới hạn tại nhà ở, cơ quan công sở. Trong một số trường hợp đặc thù cho phép áp dụng cơ chế mua bán điện linh hoạt (giá F1T, giá thỏa thuận, bù trừ điện năng...).

Để làm điều này, Thành phố cần Bộ Công thương phối hợp bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách, giải pháp quy định việc thực hiện thỏa thuận đấu nối, lắp đặt hệ thống công tơ đo đếm điện năng, giá bán phần điện còn thừa do không sử dụng hết và ký kết hợp đồng mua bán điện ; đơn giản hóa thủ tục cấp, miễn giấy phép xây dựng, thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy và cơ chế tài chính để đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tại các trụ sở công...

Tin bài liên quan