Nga đầu tháng này đã phê chuẩn một thỏa thuận liên chính phủ với Trung Quốc về hợp tác cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: THX

Nga đầu tháng này đã phê chuẩn một thỏa thuận liên chính phủ với Trung Quốc về hợp tác cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: THX

Trung Quốc có thể bù đắp thiệt hại của Nga trên thị trường khí đốt châu Âu?

0:00 / 0:00
0:00
Khi xung đột ở Ukraine nổ ra, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đã giảm sút trầm trọng và Moskva cần tìm một thị trường khác cho xuất khẩu nguồn khí đốt khổng lồ của mình.

Theo nhận định của ông Sergei Vakulenko, nhà phân tích năng lượng độc lập người Đức với tờ Thời báo Moskva (themoscowtimes.com) mới đây, trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã bán hơn 150 tỷ mét khối khí đốt cho phương Tây mỗi năm, thu về trung bình 20 - 30 tỷ USD lợi nhuận thông thường. Tập đoàn Gazprom của Nga không chỉ là một nguồn thu ngân sách quan trọng, mà còn cung cấp cho Moskva đòn bẩy đối với EU.

Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đã giảm sút trầm trọng và Moskva cần tìm một thị trường khác cho xuất khẩu nguồn khí đốt khổng lồ của mình.

Sự thay thế quan trọng cho thị trường châu Âu với Điện Kremlin là Trung Quốc. Các cuộc đàm phán với Bắc Kinh về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ Bán đảo Yamal đến thị trường Trung Quốc đã được tiến hành trong hai thập kỷ, nhưng hiện nay khi Nga đang có xung đột với Ukraine, những cuộc đàm phán được tăng tốc và thậm chí đạt đến đỉnh điểm để đi đến ký kết một thỏa thuận.

Chính Nga cũng đã thực hiện bước đi đầu tiên trong việc cắt giảm khí đốt cho châu Âu: sau khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nước này bắt đầu giảm mạnh nguồn cung cấp khí đốt cho EU với một số lý do kỹ thuật và thương mại.

Ngược lại, EU cũng đã chuẩn bị để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga: vào mùa Hè năm 2021, Brussels đã công bố kế hoạch "Fit for 55", dự kiến giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và theo đó, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong đó có khí đốt của Nga.

Do đó, ngay cả trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra, Moskva đã xác định phải tìm các thị trường mới cho khí đốt của họ và Trung Quốc là ứng cử viên nổi bật. Một bản ghi nhớ về việc xây dựng một đường ống dẫn khí từ Yamal đến Trung Quốc đã được ký lại và trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 3 năm nay, hai bên đã đạt thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2, nối Siberia với tây bắc Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay cả khi Power of Siberia 2 được thực hiện thành công, nó khó có thể bù đắp hoàn toàn cho sự mất mát của thị trường châu Âu đối với Nga. Năm 2019, Nga đã bán 165 tỷ mét khối (bcm) khí đốt qua đường ống cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, công suất tiềm năng của Power of Siberia 2 nhỏ hơn nhiều, chỉ 50 bcm.

Về mặt lợi nhuận, nhà phân tích Vakulenko lưu ý dự án cũng sẽ thua xa so với thương mại khí đốt trước đây với châu Âu. Trong giai đoạn 2015 - 2019, Đức - thị trường trọng điểm của Moskva - đã trả trung bình 220 USD cho mỗi 1.000 mét khối khí đốt nhập khẩu của mình. Nhưng với các tính toán tương tự với Trung Quốc cho đường ống Power of Siberia 2, doanh thu trung bình ước tính khoảng 170 USD/1.000 mét khối.

Tin bài liên quan