Trung Quốc có thể là chìa khóa giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khai thác than và khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đạt mức kỷ lục, đồng thời việc cắt giảm mức tiêu thụ do các đợt đóng cửa đang làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, giúp thị trường nhiên liệu toàn cầu dễ thở hơn.
Trung Quốc có thể là chìa khóa giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Sản lượng trong nước đang tăng vọt sau khi Bắc Kinh gây áp lực buộc các nhà khai thác quốc doanh phải tăng cường hoạt động để đảm bảo an ninh năng lượng sau tình trạng thiếu hụt vào năm ngoái và cách ly khỏi sự gia tăng của giá hàng hóa toàn cầu. Nhập khẩu than của Trung Quốc giảm 24% và khí đốt hóa lỏng giảm 11% trong 3 tháng đầu năm.

Sau khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra, sự bùng nổ sản xuất nhiên liệu hóa thạch của nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới chính là thứ mà thị trường nhiên liệu toàn cầu đang cần.

Các nhà phân tích của Citigroup cho biết trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước, với hầu hết các nhà xuất khẩu đang sản xuất hết công suất, Trung Quốc có thể là “người thay đổi cuộc chơi” nếu họ cắt giảm mua hàng ở nước ngoài.

“Mong muốn của Trung Quốc trong việc rút khỏi nhập khẩu than bằng cách tăng sản lượng than trong nước sẽ giúp làm giảm nhiệt giá giá nhiên liệu hóa thạch toàn cầu trong vài năm tới. Trung Quốc có thể là nhà nhập khẩu duy nhất có sản lượng nội địa đủ lớn để bù đắp lượng nhập khẩu”, nhà phân tích Ed Morse của Citigroup cho biết.

Trong khi Trung Quốc nổi tiếng là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, các khai mỏ họ cũng không hề kém cạnh. Nước này đã khai thác một nửa lượng than trên thế giới và đứng thứ 4 và 6 trong bảng xếp hạng các công ty khoan khí và dầu toàn cầu.

Mục tiêu đưa sản lượng than ngày càng tăng đã là nỗi ám ảnh của Bắc Kinh kể từ khi tình trạng thiếu nhiên liệu gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng vào mùa Thu năm ngoái. Đầu năm nay, các quan chức chính phủ đã đặt mục tiêu tăng công suất sản xuất lên 300 triệu tấn, bằng với lượng mà Trung Quốc thường nhập khẩu hàng năm.

Sản lượng than vào tháng 3/2022 đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, cùng lúc nhu cầu sử dụng than ít hơn để phát điện, với sản lượng nhiệt điện thực sự giảm do ảnh hưởng của đại dịch làm đình trệ hoạt động kinh tế.

Xizhou Zhou, Giám đốc quản lý năng lượng và năng lượng tái tạo toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights cho biết: “Dù cắt giảm nó bằng cách nào đi nữa, nhập khẩu sẽ giảm theo thời gian. Trong ngắn hạn, tất cả những biện pháp hạn chế đại dịch này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng, vì vậy Trung Quốc có khả năng sẽ đóng vai trò điều tiết đối với giá than”.

Trong khi đó, nhu cầu than trong nước có thể tăng trở lại vào nửa cuối năm nay nếu các đợt phong tỏa kết thúc và Trung Quốc dựa nhiều vào các biện pháp kích thích xây dựng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vẫn chưa rõ liệu sự gia tăng sản xuất có bền vững hay không, một quan chức hàng đầu trong ngành cho biết vào tuần trước rằng, sự thúc đẩy đã đạt đến giới hạn và vẫn có thể không ngăn được tình trạng thiếu điện quay trở lại ở các khu vực công nghiệp trọng điểm.

Tuy nhiên, sản lượng khai thác thêm không chỉ có thể giúp ích cho thị trường than toàn cầu, mà còn cho thị trường khí đốt thông qua việc thay thế nhiên liệu cho nhà máy điện. Trung Quốc cũng đang tăng cường sản xuất khí đốt trong nước và nhập khẩu đường ống, khiến nguồn cung LNG có sẵn nhiều hơn được chuyển đến châu Âu do nước này cắt giảm sự phụ thuộc vào việc mua hàng của Nga.

“Chúng tôi tin rằng nhu cầu LNG của Trung Quốc giảm trong quý I/2022 đã góp phần làm giảm bớt tình trạng thắt chặt LNG của châu Âu. Trong tương lai, bất kỳ sự suy giảm nào về nhu cầu LNG của Trung Quốc hoặc Châu Á sẽ có lợi cho châu Âu”, cố vấn cấp cao Jingjing Du của Wood Mackenzie cho biết.

Tin bài liên quan