Bà Đoàn Vũ Uyên Duyên, Phó tổng giám đốc TTC AgriS.

Bà Đoàn Vũ Uyên Duyên, Phó tổng giám đốc TTC AgriS.

TTC AgriS: Đầu tư nền tảng công nghệ sẽ tốn rất nhiều chi phí, nhưng lợi ích đem lại sẽ lâu dài hơn

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS) mang đến lợi ích chung các bên liên quan, trong đó người nông dân có thể dễ dàng tiếp cận các nghiên cứu nông học tiên tiến một cách dễ dàng.

Từ cuối tháng 10 năm 2022, TTC AgriS đã chủ động chuyển đổi mô hình kinh doanh và quản trị từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp Sản xuất - Xuất Nhập khẩu - Thương mại dịch vụ Nông nghiệp trên nền tảng phát triển đa quốc gia nhằm theo kịp xu thế ESG.

Tại Hội thảo Phát triển bền vững 2023 với chủ đề: “Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta” do Báo Đầu tư/Vietnam Investment Review tổ chức tại Hà Nội, bà Đoàn Vũ Uyên Duyên, Phó tổng giám đốc TTC AgriS đã chia sẻ về ý nghĩa của chữ S trên logo gắn với mô hình kinh doanh mới.

Theo đó, chữ S được định hình cho 3 nội dung chính: Solution (Giải pháp), Sustainability (Bền vững) và Smart (Thông minh).

Trong đó, chữ Smart được bà Duyên nói rằng được định hình trên hoạt động R&D và ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng vận hành quản lý... để áp dụng vào câu chuyện rác thải ra môi trường là rất lớn. Tuy nhiên, nguồn phát thải lớn trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ canh tác chưa chính xác. Để thay đổi điều đó, đòi hỏi các bên liên quan, đặc biệt là người nông dân phải có cách tiếp cận khác đối với những nguồn tài nguyên này.

TTC AgriS đang đi theo hướng áp dụng công nghệ cao nhằm dự đoán chính xác hàm lượng phân bón cần thiết, tránh trường hợp sử dụng quá nhiều hoặc chưa phù hợp với loại đất để sinh ra khí thải. Đây được gọi là mô hình canh tác chính xác.

Tiếp theo, mô hình quan trọng không kém được gọi là lên men chính xác, tập trung vào việc sẽ khai thác giá trị cây mía đường. Công nghệ sẽ đóng vai trò chính yếu, giúp bỏ bớt đi các công đoạn trung gian, phát thải và các bước không cần thiết trong quá trình hình thành sản phẩm.

Không chỉ thế, TTC AgriS còn đã triển khai nền tảng Oracle Cloud ERP đồng bộ cho 34 đơn vị tại 5 nước Việt Nam, Úc, Singapore, Lào và Campuchia với mục tiêu tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả quản trị tài chính. Khi tất cả hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác nhau được hợp nhất trên cùng một nền tảng sẽ giúp quản trị nhanh và minh bạch.

"Đầu tư nền tảng công nghệ sẽ tốn rất nhiều chi phí, nhưng lợi ích đem lại sẽ lâu dài hơn", bà Duyên cho biết.

Mục tiêu khi TTC AgriS đầu tư số hóa và công nghệ cao là để hướng đến phát triển bền vững. Chi phí đầu tư đến từ rất nhiều các bên liên quan như các thể chế tài chính, ngân hàng... Do đó, khi mở rộng nền tảng và đi kèm với sự minh bạch thì sẽ thu hút được thêm nhiều nhà đồng hành.

Tin bài liên quan