TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn?

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn?

(ĐTCK-online) Chiều 23/8, Báo Đầu tư Chứng khoán điện tử thực hiện giao lưu trực tuyến với chủ để “TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn?”. Với sự tham gia của Chuyên gia chứng khoán Huy Nam, Chuyên gia phân tích chứng khoán Quách Mạnh Hào và Chuyên gia chứng khoán Bùi Quang Đàm.

Thư Tổng Biên tập
Quý độc giả thân mến!
Diễn biến thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam từ Nội dung buổi giao lưu trực tuyến

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 1

đầu năm đến nay nói riêng cũng như trong suốt 7 năm qua nói chung đã cho thấy những yếu tố bất ngờ, khó đoán định của một thị trường chứng khoán mới nổi.
Cùng với những yếu tố bất ngờ đó là những thành công, thất bại của các nhà đầu tư, là cơ hội và những nỗi lo âu của các doanh nghiệp niêm yết, là sự phấn khích của các cơ quan quản lý về một thị trường phát triển nhanh chóng gắn với trách nhiệm nặng nề về sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam .
Báo Đầu tư Chứng khoán trong thời gian qua đã theo sát và phản ánh kịp thời, luôn được đông đảo bạn đọc và nhà đầu tư tin tưởng, đón nhận như là một kênh thông tin bổ ích và thiết thực.
Trước những biến động liên tục của thị trường, mong muốn của chúng tôi là làm sao đưa đến độc giả những tin tức, bình luận, phân tích cập nhật nhất, thiết thực nhất. Việc tổ chức Bàn tròn trực tuyến với chủ đề: TTCK Việt Nam : “lướt sóng” hay đầu tư dài hạn?” hôm nay cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Tham dự Bàn tròn trực tuyến hôm nay có ông Huy Nam, chuyên gia tài chính - chứng khoán, ông Quách Mạnh Hào, chuyên gia phân tích - CTCK Thăng Long và ông Bùi Quang Đàm, Giảng viên Học viện Ngân hàng. Chúng tôi hy vọng rằng, các chuyên gia có thể chia sẻ với quý vị độc giả những ý kiến bổ ích về xu hướng, dự báo tình hình thị trường sắp tới, những kinh nghiệm đầu tư ngay trong những thời điểm thị trường đi xuống và cả những vấn đề liên quan đến công bố và minh bạch thông tin vốn đang là đề tài rất nóng hổi trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Xin cảm ơn quý vị độc giả đã quan tâm, xin cảm ơn các chuyên gia đã dành thời gian đến chia sẻ ý kiến! Thay mặt Báo Đầu tư, tôi xin kính chúc quý vị sức khỏe và đầu tư thành công! Chúc buổi giao lưu của chúng ta hôm nay thành công tốt đẹp!
TS. Nguyễn Anh Tuấn
Tổng Biên tập Báo Đầu tư

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 2

Lê Việt Anh - Hà Nội (Email: vietanh_neu@yahoo.com): Chào anh Hào! Có lẽ, anh là chuyên gia đầu tiên đưa ra nhận định: Thị trường đang hình thành 1 mẫu hình đảo chiều Double bottom Buy (1 đáy ở mức 905 điểm và 1 đáy ở mức 883 điểm). Với hình mẫu này, xin anh trình bày rõ hơn thông qua chỉ số: Khối lượng giao dịch và Bollinger Band. Anh có cho rằng: chỉ khi VN_Index vượt mức 930 điểm thì mô hình này mới được xác nhận hay không? Anh nghĩ sao nếu có ý kiến cho rằng: VN Index đang dần hình thành mô hình Double Top Sell (1 đỉnh ở mức 1170 điểm và 1 đỉnh ở mức 1130 điểm)?

Ông Quách Mạnh Hào: Chào em. Trước hết, anh phải nhấn mạnh rằng đó là nhận định hoàn toàn dựa vào yếu tố kỹ thuật – nghĩa là yếu tố cơ bản nếu phát sinh hoàn toàn có thể làm sai lệch thị trường. Anh nhận định rằng mô hình hai đáy đảo chiều đang được thiết lập bởi anh nhận thấy rằng đáy thứ hai được kiểm tra hơn một lần nhưng vẫn không có dấu hiệu bị phá vỡ, chứng tỏ rằng mức hỗ trợ quanh mức 900 điểm là tương đối mạnh. Nếu nhìn vào khối lượng giao dịch, thì tại hai mức đấy, lượng giao dịch lớn hơn một chút dù không rõ ràng. Đường giá ở đáy thứ nhất vượt quá đường Bollinger và đáy thứ hai vẫn đang bám sát Bollinger. Cũng lưu ý là khi nói đường hỗ trợ thì chúng ta nên hiểu đó là một dải hỗ trợ. Anh nhìn nhận rằng hiện nay thị trường đang dao động trong dải hỗ trợ quanh mức 910+/-2.5-3%. Như vậy, nếu giả thuyết và hai đáy đảo chiều là đúng thì mức giá em đưa ra cũng phù hợp với việc giá vượt khỏi dải hỗ trợ mà anh nói.

Đúng là mô hình hai đỉnh đảo chiều cũng có thể được quan sát, nhưng quan trọng là với những thông số kỹ thuật và yếu tố cơ bản đang có, chúng ta tin vào điều nào nhiều hơn.

Mai Hong Nhung - (Email: maino trong dem@yahoo.com): Tôi mua cổ phiếu REE với giá 169.000 đồng với ý định đầu tư lâu dài, khi cổ phiếu lên giá là 181.000 đồng tôi đã không bán, còn bây giờ cổ phiếu này chỉ có 130.000đ. Tương tự như vậy với STB mua vói giá 157.000, cũng bị bắt buộc mua cổ phiếu thưởng với giá 15000 vậy là phải mua vói gia trung binh la 79000 đồng 1 cp, ngày 23/8 mới có cp .vậy trường hợp của tôi nên đầu tư như thế nào là có lợi?

- Ông Quách Mạnh Hào: Nếu quan điểm của bạn là đầu tư lâu dài, thì không nên quá lo lắng với diễn biến giá giảm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện giao dịch ở thời điểm hiện tại nhằm giảm chí phí hơn. Bạn có cách riêng của bạn, nhưng tôi gợi ý bạn điều này để suy nghĩ: mua thấp – bán cao là cách nghĩ thông thường, nhưng lợi ích của nó thực ra cũng tương tự bán cao – mua thấp.

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 3

Các chuyên gia trả lời trực tuyến

Thanh Mai - đường Bưởi, Ba Đình (Email: xcalet@vnn.vn): Trong giai đoạn như hiện nay,TTCK đang đi xuống và rất nhiều trong số chúng tôi đã bị mất khá nhiều, thậm chí đến 50% vốn. Một số ý kiến cho rằng, đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn, vậy tại sao các nhà đầu tư lớn, nhất là khối nước ngoài lại đẩy mạnh lướt sóng? Phải chăng họ đang lợi dụng báo chí và các chuyên gia phân tích để kiếm lợi?

- Ông Quách Mạnh Hào: Theo quan điểm của tôi, đầu tư dài hạn và lướt sóng nên được coi là hai hoạt động khác nhau và bạn nên phân bổ tiền cho hai hoạt động này. Các hãng đầu tư cũng vậy, họ vừa đầu tư dài hạn nhưng cũng đồng thời thực hiện lướt sóng để kiếm lợi ngắn hạn.

- Ông Bùi Quang Đàm: Theo tôi thì đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn. Tôi được biết các nhà đầu tư nước ngoài không phải họ tháo lui đầu tư mà họ chỉ có lời khuyên phân bổ lại vốn đầu tư sang một số thị trường mới như Trung Quốc đối với các vốn mới huy động. Còn các nguồn vốn mà họ đã đầu tư vào thị trường Việt Nam thì họ sẽ giữ trong dài hạn.

- Ông Huy Nam: Đúng, đây là thời điểm tốt để đầu tư dài hạn, nhưng bạn phải biết chọn lựa và có chủ trương, kỳ vọng riêng và rõ ràng. Việc “lướt sóng” trên thị trường luôn luôn có và không là điều lạ, chẳng những nước ngoài mà còn trong nước, tuy nhiên điều này chưa khẳng định là lướt sóng hay mua bán đơn thuần. Nhiều người hiện nay bán vẫn có lời lớn vì họ có thể đã sở hữu với giá rất thấp trước đây….

  Hoang - Hanoi (Email: hxquyen@hn.vnn.vn): Xin các chuyên gia vui lòng cho biết nhận định về thị trường CK VN trong Quý 4 và căn cứ vào đâu để đưa ra nhận định đó? Xin cảm ơn!

- Ông Huy Nam: Tôi nghĩ thị trường sẽ không xuống sâu, ví dụ 800 điểm, nhưng cũng khó tăng mạnh, ví dụ 1.200 điểm như nhiều người khác nhau nhận định. Lý do: mức giá hiện nay đã rất hấp dẫn, tiềm lực nhà đầu tư trong và ngoài nước khá mạnh, quí 4 là quý gặt hái của cả DN lẫn nền kinh tế, v.v… Tuy nhiên, chưa thấy dấu hiệu lạc quan đột biến nào cho thị trường từ nay đến cuối năm, nên việc chỉ số chứng khoán tăng cao sẽ khó xảy ra hơn. Có khả năng thị trường sẽ ở khoảng ngưỡng 1.000 điểm.

- Ông Quách Mạnh Hào: Tôi tin tưởng rằng thị trường sẽ có sự tăng trưởng, nhưng khó để hy vọng một tốc độ tăng trưởng cao. Thêm vào đó, tăng trưởng cũng cần đặt trong bối cảnh là tăng trưởng từ mức thấp. Tôi nhìn nhận như vậy dựa vào đánh giá các yếu tố kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp niêm yết.

- Ông Bùi Quang Đàm: Theo tôi, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi vào quý IV. Bởi vì kinh tế Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, kỳ vọng của các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mới sẽ ra đời cộng với một số lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước đang theo dõi và sẵn sàng ‘nhảy” vào TTCK Việt Nam.

 
Vũ Thành Trung - Thành phố HCM
(Email: Chungvbatq@yahoo.com): Đề nghị các chuyên gia đự đoán chỉ số VN-Index đến cuối năm 2007 sẽ dao động trong khoảng nào?


- Ông Huy Nam
: Bạn vui lòng xem câu trả lời trên.

- Ông Bùi Quang Đàm: Theo tôi, chỉ số VN-Index đến cuối năm 2007 sẽ dao động dưới mức 1000 điểm. Chúng ta nhìn vào tâm lý, động thái và sự thận trọng của các nhà đầu tư. Tôi nghĩ rằng, TTCK Việt Nam sẽ không có mức đột phá “cực mạnh” giống như năm ngoái (2006), một TTCK mới nổi chỉ có một thời kỳ tăng mạnh như thế, khó có một lần thứ hai.

- Ông Quách Mạnh Hào: Tôi nhìn nhận rằng thị trường sẽ tăng trưởng trở lại từ mức thấp với tốc độ không cao. Kết hợp với phân tích kỹ thuật và cân nhắc yếu tố mùa vụ, tôi dự báo thị trường khó vượt quá mốc 1.000 điểm vào cuối năm, và một đặc điểm thị trường trong thời gian tới là những điểm điều chỉnh nhỏ sẽ diễn ra với mật độ cao hơn.

Huỳnh Phú Sỹ - TP.HCM (Email: phusys@yahoo.com): Theo ông hiện nay việc áp dụng Phân tích kỹ thuật vào TTCK Việt Nam có hiệu quả ra sao, PTKT với VN còn rất mới mẻ, ông có cho rằng NĐT nước ngoài có khả năng bẽ gãy (hoặc điều chỉnh) chart theo ý muốn được không?

- Ông Huy Nam: Theo tôi, độ chính xác của phân tích kỹ thuật hiện nay có thể ứng dụng vào toàn thị trường, nhưng cần nhớ phân tích kỹ thuật là để mua bán cổ phiếu và còn cần áp dụng vào từng cổ phiếu, và điều này đối với thị trường VN cho độ tin chưa cao. Khả năng NĐT nước ngoài dẫn dắt thị trường là có, nhưng nếu nói họ có thể ‘bẻ gãy’ hay điều chỉnh chart e quá khẳng định…

- Ông Bùi Quang Đàm: việc phân tích kỹ thuật vào TTCK Việt Nam theo tôi không mang lại hiệu quả cao. Một điều kiện để phân tích kỹ thuật là thị trường tài chính, TTCK phải là một thị trường hiệu quả, tức là nó phản ánh tất cả thông tin thị trường, thông tin công ty niêm yết vào giá cả CK. Hơn nữa, học tập ở New York, tôi có nghiên cứu vấn đề này, tôi trao đổi với những người đầu tư chuyên nghiệp về phương thức dự báo. Họ trao đổi, những phần mềm như Metastock hay Esignal họ chỉ dùng để tham khảo. Những người phân tích kỹ thuật họ thường lập trình cho họ một mô hình riêng trên môi trường Matlap hoặc C++

Nghĩa Phương - Lý Thái Tổ (Email: nghiaphuongxyz@yahoo.com): Xin ông Huy Nam cho biết, có rất nhiều quan điểm khác nhau trong lựa chọn danh mục đầu tư, trong giai đoạn như hiện nay, tiêu chí lựa chọn như thế nào là hợp lý? Có người cho rằng nên lựa chọn đầu tư theo ngành, mà cụ thể là ngành tài chính, ngân hàng, nhưng cũng có quan điểm cho rằng nên lựa chọn blue chip... hay đơn giản chỉ là cổ phiếu nào P/E thấp thì mua? ý kiến của ông thế nào?

 -

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 4

Chuyên gia CK Huy Nam

Ông Huy Nam : Việc lựa chọn danh mục còn tùy vào chủ trương và kỳ vọng của mỗi người. Nếu bạn đầu tư dài một chút (trên 6 tháng) thì nên chọn cổ phiếu có current yield (tỷ suất thu nhập trên thị giá mỗi cổ phần) cao, (càng cao hơn lãi suất không kỳ hạn càng tốt). P/E thấp là tốt, nhưng chưa khẳng định lắm, hãy xem cái gì tạo nên E (EPS - lợi nhuận trên mỗi cổ phần)? Có thể cân nhắc lựa chọn các CP của công ty lớn (tôi tránh dùng ‘blue chip’) có core business (tạm dịch là mảng kinh doanh cốt lõi) vững và hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng đừng quên cổ phiếu các công ty nhỏ có kế hoạch phát triển tích cực, tiến công và đang làm ăn tốt…

Phạm Văn Lộc - 6, Vũ Ngọc Phan, Hà Nội (Email: Locpv@yahoo.com): Xin hỏi ông Quách Mạnh Hào 1 câu: Ông có tham gia đầu tư chứng khoán không? Nếu có thì lỗ hay lãi? Là một nhà tư vấn chứng khoán, theo ông, các cổ đông thiểu số hiện nay phải đối mặt với những rủi ro cơ bản nào?

- Ông Quách Mạnh Hào: Tôi có thể trả lời bạn thế này, năm trước khi về nước chúng tôi có dành dụm được một khoản tiền và dự định vay mượn thêm để mua một căn hộ nhỏ. Sau đó thì tôi quyết định ở nhà thuê và bỏ tiền vào chứng khoán. Bây giờ thì tôi đang nghĩ đến việc sẽ mua một căn hộ lớn hơn trong vòng 1-2 năm tới. Nói như vậy để thấy rằng tôi thực sự tin vào khoản đầu tư của mình và quan điểm đầu tư của cá nhân tôi là đầu tư dài hạn.

Một năm qua tôi đã trải qua những trạng thái khác nhau của niềm hân hoan và sự thất vọng khi giá biến động. Có những cổ phiếu đã được hiện thực hóa lãi khi thị trường tăng đầu năm nhưng cũng có những cổ phiếu đến bây giờ tôi vẫn giữ dù giá hiện tại thấp hơn quá nhiều so với đỉnh cao của nó. Điều quan trọng là việc trải qua những trạng thái khác nhau giúp tôi xóa bỏ được tâm lý sợ hãi. Sự điềm tĩnh sẽ luôn là một yếu tố của quyết định đúng.

Tôi cho rằng ngoài các yếu tố rủi ro vốn có là rủi ro thị trường và rủi ro đặc thù của công ty, các cổ đông thiểu số đang phải đối mặt với một vấn đề rất lớn về quản trị: là chủ sở hữu, nhưng họ biết rất ít về những gì mà những người điều hành công ty đang thực hiện. Bạn có thể tìm hiểu về thuyết Người đại diện (Agency) để hiểu rõ hơn.

Diệp Chí Dũng – TP. HCM (Email: fullpowervn@yahoo.com): trong tình hình hiện nay, thị trường đang đi xuống thủng đáy, chưa có đấu hiệu hồi phục, mà lượng cung hàng hóa lại không ngừng tăng lên (các công ty liên tiếp phát hành thêm, công ty mới niêm yết), xin hỏi có ảnh hưởng xấu đến tình hình chung?

- Ông Quách Mạnh Hào: Tôi cho rằng đáy chưa bị thủng bởi tôi luôn nhìn nhận đáy với biên độ dao động chứ không phải là một đường, một điểm. Việc tăng cung hàng hóa trên thị trường nhìn chung sẽ hàm ý rằng giá giảm- tuy nhiên điều này có thể sẽ là rất nhỏ bởi sự điều chỉnh giá đã được thực hiện từ trước chứ không phải khi niêm yết. Thậm chí, trong nhiều trường hợp niêm yết thêm hàm ý tính thanh khoản cao hơn lại là một yếu tố tích cực với thị trường.

Phùng Đăng Vũ - Hà Nội (Email: Vupd@yahoo.com): Gần đây, nhiều tổ chức nước ngoài đã đưa ra những nghiên cứu, đánh giá không mấy tích cực về TTCK Việt Nam , gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, Merrill Lynch khuyên các khách hàng của mình chuyển vốn sang thị trường chứng khoán Trung Quốc. Quan điểm của các chuyên gia về vấn đề này như thế nào, đánh giá của các tổ chức nước ngoài có chuẩn không? Các chuyên gia có lời khuyên gì trong việc xử lý thông tin của các nhà đầu tư ở thời điểm có quá nhiều thông tin trái chiều nhau được đưa ra như hiện nay?

- Ông Quách Mạnh Hào: Bạn nên hình dung vài điều thế này để kết luận: Thứ nhất, các tổ chức nước ngoài thường đầu tư theo danh mục nên họ sẽ lựa chọn đầu tư vào những thị trường có độ tương quan thấp. Việc Merill Lynch khuyến cáo như vậy hàm ý rằng không nên đầu tư vào cùng lúc Việt Nam và Trung Quốc. Điều này không có nghĩa rằng thị trường Việt Nam tự thân nó là không đáng để đầu tư. Thứ hai, mặc dù là phân tích được đưa ra dưới tên của các tên tuổi lớn, nhưng thực chất đó lại là quan điểm của người viết. Tôi đã từng có kinh nghiệm viết báo cáo cùng với các đồng nghiệp nước ngoài, tất nhiên là về lĩnh vực khác, khi còn làm việc tại Anh và thực sự thì trong nhiều trường hợp chúng tôi bị áp lực phải ra một báo cáo mà không có sự kiểm chứng số liệu một cách đầy đủ. Tôi cũng có dịp đọc các báo cáo của những sinh viên cũ ở Anh họ gửi tham khảo và nhận thấy có vẻ như khi đi học họ làm bài tập tính điểm còn tốt hơn nhiều (cười). Còn về lời khuyên với các nhà đầu tư trong việc xử lý thông tin, tôi cho rằng nên nghi ngờ tất cả và quyết định là của riêng mình.

Anh Thư - Cầu Giấy, Hà Nội (Email: anhthudo@yahoo.com): Xin hỏi chuyên gia Huy Nam : Nếu Bộ Tài chính đề nghị ông đóng góp ý kiến để vực dậy TTCK hiện nay, ông kiến nghị điều gì?

- Ông Huy Nam :  Tôi sẽ kiến nghị cân nhắc lại vấn đề đánh thuế thu nhập trong đầu tư chứng khoán. Quy định lại phí môi giới theo hướng hạ thấp phí ‘nhập lệnh đơn thuần’, khuyến khích các công ty chứng khoán tăng cường các dịch vụ khác phục vụ NĐT và thu phí cao…  Nghiên cứu sớm áp dụng các nghiệp vụ chuyên ngành khác (ví dụ margin account) thay vì chỉ là cầm cố đơn giản theo Chỉ thị 03 mới đây của Ngân hàng Nhà nước...

Phạm Minh Anh - Hà Nội (Email: phamminhanh1@yahoo.com): Ông Hào đánh giá thế nào khi cổ phiếu của các ngân hàng giảm giá khá mạnh, từ 30-50% so với thời kỳ đỉnh cao? Phải chăng, giá cổ phiếu ngân hàng đang trở về với giá trị thực hay thị trường đánh giá thấp tiềm năng của các ngân hàng?

- Ông Quách Mạnh Hào: Việc giảm giá mạnh của cổ phiếu ngành ngân hàng theo tôi có sự đóng góp không nhỏ của diễn biến thị trường nói chung, việc hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán và tăng tỷ lệ dự trữ. Những phân tích của tôi thường nghiêng theo quan điểm rằng thị trường luôn đúng. Thị trường trả giá cho tương lai của ngân hàng chứ không phải cho những gì đã qua. Các ngân hàng nhìn chung đã trải qua những đợt tăng vốn mạnh trong năm và câu hỏi thị trường ngay lập tức đặt ra là: tăng vốn để làm gì? Thị trường cũng ngay lập tức nhận được câu trả lời rằng quy mô vốn tăng rất khó dẫn tới việc kết quả kinh doanh tăng tương ứng. Thêm vào đó, sự mở rộng quy mô vốn của nhiều ngân hàng trong bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn hơn và cạnh tranh nhiều hơn sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm sút nhiều so với trước đây. Bởi vậy, việc giảm giá là điều dễ hiểu. Tôi không cho rằng thị trường đánh giá thấp cổ phiếu ngân hàng, nhưng tin rằng thị trường sẽ nhìn lại nếu hiệu quả sử dụng vốn được chứng minh qua thời gian.

- Ông Bùi Quang Đàm: Cổ phiếu của ngân hàng giảm giá mạnh theo tôi cũng là bình thường, bởi vì giá thị trường tăng mạnh và xa với giá trị thực của nó, tất yếu sẽ điều chỉnh về giá trị nội tại của nó. Nhưng không phải thị trường đánh giá thấp về giá trị tiềm năng của CP ngân hàng. Trong thời gian tới, hệ thống ngân hàng vẫn còn phát triển mạnh vì nhu cầu vốn của nền kinh tế Việt Nam là khá lớn, hơn nữa số lượng các ngân hàng thương mại còn “khiêm tốn” so với các nước khác. Tuy nhiên, nếu quý vị đầu tư vào ngân hàng, cũng nên nghiên cứu kỹ về tài chính của các ngân hàng, những điểm mạnh của của ngân hàng mình quan tâm.

Nguyến Bá Hiến - Vĩnh Yên (Email: hiennb@yahoo.com): Các chuyên gia đánh giá thế nào về quản trị của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay?

- Ông Bùi Quang Đàm: Tôi nghĩ rằng quản trị các doanh nghiệp niêm yết, quản trị tài chính nói riêng của các công ty niêm yết còn nhiều bất cập. Những người điều hành (CEO) của các doanh nghiệp này chưa thực sự đưa ra các chiến lược mang tính đột phá, các công ty chưa có “văn hóa” riêng của mình. Trong lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiêp, họ chưa sử dụng nhiều biện pháp để phòng chống rủi ro..v..v

Nguyễn Thị Anh - Quận 11, Tp HCM (Email: anchi912@yahoo.com): Trong tình hình giá cả trên TTCK do nhà ĐTNN quyết định thì các phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật sẽ kém tác dụng. Điều này có đúng không?

- Ông Bùi Quang Đàm: Trước hết, tôi phải nói rằng phân tích cơ bản không liên quan đến giá cả chứng khoán. Mục đích của phân tích cơ bản là chọn công ty để đầu tư, phân tích kỹ thuật chọn thời điểm để đầu tư. Nói chung cả 2 hình thức phân tích chưa mang lại hiệu qủa tối ưu, ví dụ các thông tin để phân tích cơ bản không phải lúc nào cũng chính xác và đầy đủ.

 Thuong - 135/20Thanh Thai, Q10- 0987319896 (Email: hoptacltd@yahoo.com.vn): Nếu có thể ước lượng bằng một con số cụ thể thì biến động về thị trường tài chính thế giới ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam bao nhiêu?

- Ông Bùi Quang Đàm: Thị trường tài chính thế giới không ảnh hưởng nhiều đến TTCK Việt Nam . Các bạn biết rằng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Ngân hàng trung ương Mỹ) cắt giảm lãi suất sẽ làm cho TTCK ở Mỹ được phục hồi, và cũng tác động đến các thị trường chứng khoán khác như Tokyo , hay London . Nhưng ở Việt Nam thì gần như không có tác động gì, vì TTCK Việt Nam không phải là thị trường quốc tế, hơn nữa TTCK Việt Nam không nhạy cảm, thậm chí còn “trơ” với biến động lãi suất. Có chăng việc biến động này sẽ tác động đến nhà đầu tư nước ngoài có đầu tư vào TTCK Việt Nam, nhưng tôi nghĩ không ảnh hưởng lớn vì số vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam so với tổng nguồn vốn của họ là không nhiều. Họ cũng không muốn tháo lui khỏi TTCK Việt Nam trong điều kiện giá CK đang xuống thấp.

Trung - Q6, TPHCM (Email: trxl25@yahoo.com): Xin chào! Xin cho hỏi các chuyên gia là khi xác định mức giá kỳ vọng thì thường nên bao nhiêu là được (7%, 10%, 15%, 20% hay hơn). Khi có thông tin tốt về một cổ phiếu nào đó tôi đang nắm giữ thì giá lên bằng với mức kỳ vọng của tôi(thường là 7-10%) thì có nên bán không. Bởi vì lúc đó với tâm lý giá đang lên nên rất khó đưa ra quyết định bán. Xin cám ơn.

- Ông Quách Mạnh Hào: Kỳ vọng của bạn nên phù hợp với thời điểm và mức giá bạn mua. Tôi có thể chia sẻ quan điểm của tôi với bạn: hãy bán khi ai cũng nghĩ rằng giá còn tăng và hãy mua khi ai cũng nghĩ rằng giá còn xuống.

 

Hậu - thành phố Quy Nhơn, Bình Định- 0913440836 (Email: hautcbd@yahoo.com.vn): Cục dự trữ liên bang Mỹ vừa giảm lãi suất để cứu vãn TTCK Mỹ đã làm cho TTCK thế giới tăng nhanh trở lại, trong đó có TTCK châu Á. Theo ông Huy Nam thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNNVN trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến TTCK VN khi mà thị trường chưa có dấu hiệu hồi phục? Cảm ơn ông.

- Ông Huy Nam : Về nguyên lý việc tăng dự trữ bắt buộc là biện pháp siết chặt tiền tệ. Tuy nhiên, sự điều chỉnh (tăng dự trữ) để tiến gần đến mức hợp lý cho hệ thống ngân hàng quốc gia lại là chuyên khác. Tôi nghĩ rằng, việc này tuy có được quan tâm nhưng thực tế sẽ chưa phải là vấn đề lớn (thực trạng vay và cho vay không quá căng thẳng) đối với TTCK VN, nên sẽ không tác động nhiều đến giá cả chứng khoán. Hơn nữa, DN tham gia TTCK hiện nay chưa có tính đại diện cho nền kinh tế, nhiều DN lại đang ‘no’ vốn huy động, do đó các biểu hiện có tính phản ứng cũng sẽ không rõ ràng.

 

Nguyễn Gia Bảo - Công ty XD319- 0903466228 (Email: bandieuhanhgoi@yahoo.com.vn): Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin khác nhau về TTCK trên các phương tiện truyền thông ,Vậy theo Ông, để có thông tin chuẩn thì NĐT nên tham khảo nguồn thông tin nào?

- Ông Bùi Quang Đàm: Các kênh thông tin khá tin cậy như Đầu tư Chứng khoán, Đầu tư Chứng khoán online, các chương trình chứng khoán trên VTV, và các trang website của Ủy ban Chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Minh Luan - 191 Phan Thanh Giản –Mỹ Tho –Tiền Giang- 073874551 (Email: Tinthanh_vn@yahoo.com.vn): Xin chuyên gia cho nhận xét tình hình biến động tài chính của Mỹ vừa qua thực chất có ảnh hưởng gì đến TTCK VN? Mức độ và thời gian ảnh hưởng?

- Ông Bùi Quang Đàm: Biến động tài chính Mỹ vừa qua là bắt nguồn từ cho vay để đầu tư bất động sản ở Mỹ. Và biến động ở thị trường tài chính Mỹ gần như không có tác động đến TTCK Việt Nam như tôi đã đề cập ở trên.

 

Sơn - Công ty cổ phần Bột giặt Net- 0917950119 (Email: nguyenvanson010862@yahoo.co.in): Cho tôi hỏi, nếu cổ phiếu mua đi , bán lại trong 1 thời gian ngắn thì gọi là lướt sóng ( ngắn), còn nhà ĐTNN mua 1 lượng lớn cổ phiếu rồi giữ 6 tháng đến 1 năm bán hết (lãi lớn) tôi có thể gọi là lướt sóng (dài) được không?

- Ông Quách Mạnh Hào: Thường thì chúng ta hay nói lướt sóng là hàm ý ngắn hạn. Nhưng thực chất là có những con sóng to và có những con sóng nhỏ.

 

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 5

Chuyên gia CK

Quách Mạnh Hào

Nguyễn Hoài Nam - Số 2, ngõ 141, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội- 0913573882 (Email: hhoaxdks@gmail.com): Thưa ông Huy Nam , ông có nhận định gì về xu hướng TTCK từ nay đến cuối năm 2007. Theo ông, cuối năm 2007 VNINDEX sẽ là bao nhiêu. Ông nghĩ gì về việc Chính phủ nên hay không nên tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài vì thực tế hiện nay hàn thử biểu VNINDEX lên hay xuống là do tác động rất lớn của khối đầu tư này. Nếu tăng room thì sao và không thì sao? Cảm ơn ông!

- Ông Huy Nam : Về VN-Index, như phân tích cho các câu hỏi khác (đã trả lời) tôi hy vọng sẽ nằm khoảng trên dưới 1.000 điểm. Về mở room cho NĐT nước ngoài, tôi nghĩ chỉ có ý nghĩa tức thời, giống như tăng thêm chút diện tích chứa để nước chảy qua, đến khi đầy thì đâu sẽ hoàn đấy. Đây chỉ như cảm giác mong đợi tình thế trong lúc khó khăn thôi, chưa là giải pháp căn cơ. Bằng chứng là việc tăng room các lần trước thì nay vấn đề vẫn lặp lại.

Vấn đề là khơi dậy ‘lửa’ đầu tư, mở rộng qui mô thị trường (khuyến khích niêm yết, chứ không chỉ là phát hành hay IPO), khơi thêm nguồn đầu tư, vì thực ra hiện nay lượng người tham gia vẫn còn rất nhỏ (kể cả trong lẫn ngoài nước). Và đây là những vấn đề khác.

Lại Khắc Chiến - Hà Nội- 0912564195 (Email: laikhacchien@yahoo.com): Tôi xin hỏi ông Bùi Quang Đàm: Ông đánh giá như thế nào về Tâm lý - Trình độ thị trường tại thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay? Việc hàng loạt các sai phạm của các thành viên HoSE liên tục xảy ra có mang tính hệ thống và xuất phát từ trình độ thị trường không? Sự sai sót trong tính toán current room của Trung tâm lưu ký CK Chi nhánh Tp HCM đối với CP STB có bị xử lý như HoSE từng xử lý các thành viên không?

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 6

Chuyên gia CK
Bùi Quang Đàm

- Ông Bùi Quang Đàm: Tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam không ổn định xuất phát từ mức độ am hiểu chuyên sâu về thị trường chưa cao, lượng vốn đầu tư không lớn, không đầu tư chuyên nghiệp, đặc biệt, số lượng các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam là rất lớn so với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Bạn hỏi về trình độ của thị trường, theo đánh giá của tôi, Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, nên các hoạt động kinh tế, khái niệm về kinh tế chưa thẩm thấu vào tiềm thức mỗi người dân. Hơn nữa, TTCK Việt Nam lại càng mới mẻ, và TTCK là một một thị trường “cao cấp” nên để am hiểu và làm chủ được nó lại không đơn giản.

Theo tôi được biết, sai sót trong tính toán current room của Trung tâm lưu ký không có ảnh hưởng gì, vì ngay sau đó hệ thống cảnh báo thị trường phát huy tác dụng khi nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều và ồ ạt như thế.

Lê Anh Tuấn - 100 Đặng Quốc Chinh -TP Hải Dương (Email: latvtd@vnn.vn): Đầu tư chứng khoán bằng Phương pháp Phân tích kỹ thuật có thích hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam như hiện nay không thưa ông? Xin cám ơn.

- Ông Quách Mạnh Hào: Phân tích kỹ thuật đòi hỏi một yêu cầu quan trọng là có một lượng đủ lớn các nhà đầu tư có hiểu biết về các yếu tố kỹ thuật để có thể tạo thành tâm lý đám đông. Với nhận định như vậy, tôi cho rằng việc áp dụng là hoàn toàn có thể nhưng độ tin cậy thì chưa cao. Tương tự như vậy, các chỉ số kỹ thuật đơn giản sẽ có sức nặng hơn là những chỉ số phức tạp. Và cuối cùng, phân tích kỹ thuật không thể nói hộ cho các yếu tố cơ bản (chính sách, tăng trưởng kinh tế) được.

Lê Việt Anh - Hà Nội (Email: vietanh_neu@yahoo.com): Thưa chuyên gia Huy Nam ! Theo ông giữa 3 giả thiết: Hủy bỏ Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước, Giãn tiến độ IPO các doanh nghiệp Nhà nước lớn và Mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, thì trường hợp nào tác động mạnh nhất đến sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam từ nay đến cuối năm 2007? Và nhân tố nào tác động mạnh nhất đến sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam trong dài hạn?

- Ông Huy Nam : Có vẻ như cả ba đều có tác động, nhưng nói tác động nào mạnh nhất thì tôi chưa thể suy nghĩ kịp. Tuy nhiên, tất cả có lẽ cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Căn cơ hay bền vững? Tôi nghĩ có mấy ý: mở rộng độ lớn của thị trường, khuyến khích thu hút các nguồn NĐT nói chung; hoạt động SXKD của DN niêm yết tích cực; quản trị tốt, hướng phát triển căn cơ (đúng sở trường); chính sách thu hút đầu tư rõ ràng và nhất quán, nhất là đầu tư tài chính nước ngoài(cần xây dựng một ‘cổng thông minh’ cho luồng đầu tư tài chính nước ngoài ).

Hương Huyền - 175E Đặng Văn Ngữ QPhú Nhuận (Email: hong_1952@yahoo.com): Xin Quý vị vui lòng cho chúng tôi bài học kinh nghiệm: khi nào phải lướt sóng và khi nào phải đầu tư dài hạn? Lướt thì lướt với loại CP nào? Thực tế hiện nay đầu tư CP dài hạn có lợi nhuận bằng đầu tư vào tiền tiết kiệm trong ngân hàng không? Xin cám ơn.

- Ông Quách Mạnh Hào: Kinh nghiệm từ cá nhân tôi cho thấy nên lựa chọn những cổ phiếu có các chỉ số cơ bản tốt để lướt sóng và những cổ phiếu càng có sự biến động giá lên - xuống thường xuyên thì càng là những cổ phiếu lướt sóng tốt. Lướt sóng có thể thực hiện tại mọi thời điểm còn đầu tư dài hạn thì bạn chắc chắn phải chọn những cổ phiếu có kết quả và triển vọng kinh doanh tốt. Thực sự với thời gian ít rất khó để diễn giải cụ thể hơn, nhưng với dài hạn thì điều quan trọng nhất bạn nên nhớ là chỉ cần bạn có một điểm nào đó không yên tâm về triển vọng công ty, thì tốt nhất không nên đầu tư. Việc đầu tư dài hạn tốt hơn gửi tiết kiệm hay không phụ thuộc vào việc bạn chọn những cổ phiếu nào để đầu tư.

Hoàng Anh Thơ - Hà Nội- 0912014263 (Email: hoanganhtho_2008@yahoo.com.vn): Xin đựơc hỏi Ông Huy Nam: Dự báo cá nhân Ông về chỉ số vn-Index của TTCK Việt nam từ nay đến cuối năm 2007.Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để chống lạm phát liệu có mâu thuẫn với mục tiêu phát triển của TTCK hay không? (ở góc độ ổn định chính trị và phát triển kinh tế). Xin cảm ơn.

- Ông Huy Nam : Về VN-Index tôi đã trả lời nhiều vị khác. Về chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để chống lạm phát, tôi nghĩ điều này có lý do riêng và cần thiết. Vấn đề là không nên thắng quá gấp và cần có sự giải thích để có sự thông hiểu cao và cảm nhận đúng mực (bởi đôi khi sự việc không tác động trực tiếp bao nhiêu, nhưng do tâm lý lây truyền lại tạo không không khí bi quan, ảm đạm). Cũng cần có sự phối hợp và cân nhắc vĩ mô, tôi thấy điều này có vẻ ta làm chưa triệt để lắm.

Lê Văn Tình - tp HCM (Email: Vantinh123@yahoo.com): Nhiều người cho rằng: Thị trường chứng khoán VN hiện tại bị bóp méo bởi các đại gia hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, chính họ là những người làm giá cổ phiếu? Và phiên khớp lệnh thứ 3 (xác định giá đóng cửa )ở sàn giao dịch HCM là phiên làm giá của các đại gia (kể NĐTNN). Ông suy nghĩ thế nào?

- Ông Quách Mạnh Hào: Tôi nghĩ rằng ở thị trường nào cũng luôn tồn tại những hoài nghi về sự thao túng giá. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ quy mô của những giao dịch nếu thao túng đó lớn hay nhỏ so với thị trường. Thị trường Việt Nam quá nhỏ và người ta có quyền đặt một tỷ trọng cao hơn cho sự nghi ngờ. Tôi thực sự không có kết luận về điều này và luôn nhìn nhận mọi giao dịch đều là các lực lượng thị trường.

Oldseal - HCM (Email: oldseal99@gmail.com):

- Theo các chuyên gia thì hiện nay tầm mức của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam ở mức độ nào? Các NĐT có chọn lọc (có những cơ sở phân tích tài chính, khoa học nhất định) ảnh hưởng đến thị trường ck VN như thế nào?

- Yếu tố nước ngòai đến TTCK VN, đánh giá về mức độ đàu tư ngắn hạn của yếu tố này?

- Thưa Ông Hào, những bài phân tích của TSC rất hay. Theo ông phân tích kỹ thuật sẽ đóng góp tỷ trọng % là bao nhiêu cho sự thành công của nhà đầu tư

- Ông Quách Mạnh Hào: Cám ơn bạn quan tâm tới sản phẩm phân tích của Thăng Long, tôi sẽ chuyển nhận xét này của bạn tới những cán bộ phân tích. Về câu hỏi của bạn dành riêng cho tôi, quan điểm của tôi là thực hiện đầu tư dựa trên phân tích cơ bản để chọn ra cổ phiếu tốt, còn phân tích kỹ thuật giúp tôi nhìn nhận thời điểm ra quyết định mua bán cổ phiếu được chọn đó. Bởi vậy theo tôi, nếu bạn coi việc xác định thời điểm mua và bán có tầm quan trọng như thế nào tới việc bạn thành công trong mỗi khoản đầu tư cụ thể thì đó chính là sự đóng góp của phân tích kỹ thuật.

Kakalotta - Q7- 0908910708 (Emai: bossofthebank@yahoo.com): Xin chuyên gia Huy Nam cho hỏi đầu tư cổ phiếu để đến cuối năm có lời ko?

- Ông Huy Nam : Một câu hỏi đơn giản quá lại khó trả lời… Nhưng tôi có thể nói rằng nếu bạn biết cách mua ngay vào thời điểm này thì khả năng đến cuối năm lời sẽ rất cao (dù rất muốn khẳng định tôi cũng không dám khẳng định tuyệt đối, vì đâu có gì là tuyệt đối phải không bạn).

Tran Tu - Vinh phuc- 0211882525 (Emai: Pharmavet_qm@yohoo.com.vn): Xin ông cho biết hình thức đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật nào? Tôi muốn tham khảo các phương pháp phân tích kỹ thuật thì tìm ở tài liệu nào? Xin chân thành cảm ơn ông!

- Ông Bùi Quang Đàm: Như tôi đã đề cập ở trên, phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Về mặt lý thuyết chỉ cần 51% là thắng lợi. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp ở thị trường Mỹ, xác suất dự báo đúng được 60-70% được đánh giá là khá tốt rồi.

Nếu như bạn đọc được tài liệu bằng tiếng Anh thì liên hệ với tôi qua địa chỉ email: buiquangdam@yahoo.com, tôi sẽ gửi cho bạn.

Trung Bap - Nam Thành Công - Hà Nội- 0904197187 (Email: th2010880@gmail.com): Xin ông Huy Nam cho biết ông đang làm gì? Và ông có nhận định thế nào về VN-Index cuối năm nay? Xin cám ơn

Ông Huy Nam : Tôi đã trả lời về nhận định của VN-Index từ đây tới cuối năm, xin bạn vui lòng xem lại những câu trả lời trước.

Hoàng Văn – Hà Nội (Email: hov1234@yahoo.com): Ông có nhận xét gì về phong trào phát hành cổ phiếu của các công ty niêm yết thời gian qua? Có phải vì để đáp ứng yêu cầu niêm yết hay huy động vốn phục vụ kinh doanh hay tận dụng cơ hội thị trường để bán được giá cao…? Thị trường đang ảm đạm trong khi tiếp tục có thêm nhiều doanh nghiệp lên niêm yết làm cho cung - cầu mất cân đối. Do đó, nếu tiến hành IPO các doanh nghiệp lớn trong thời điểm này có thể càng làm cho tình hình xấu hơn, ông có đồng ý với ý kiến này?

- Ông Huy Nam : Đúng là trong thời gian qua, có nhiều công ty đã tận dụng thị trường tốt để phát hành cổ phiếu, thậm chí phát hành trong các trường hợp không có dự án hoặc kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Việc phát hành và nhận về một lượng tiền lớn, sau đó lúng túng trong sử dụng vốn đã góp phần tạo tình trạng vốn kém thuyết, gây tâm lý không tốt cho nhà đầu tư. Ngoài ra, việc huy động vốn của một số công ty đã tạo hiệu ứng loãng.

Việc tham gia niêm yết của nhiều cổ phiếu mới cho cảm giác ảnh hưởng đến thị trường hiện nay, nhưng theo tôi việc niêm yết các cổ phiếu mới sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường mà ngược lại làm tăng quy mô thị trường và đưa thêm nhiều nhà đầu tư mới lên thị trường (những nhà đầu tư đã sở hữu cổ phiếu được niêm yết lên thị trường). Tóm lại, việc niêm yết cổ phiếu mới trong thời gian hiện nay là nên vì giúp tăng quy mô thị trường và tăng số lượng nhà đầu tư chứng khoán tham gia.

Việc IPO các doanh nghiệp lớn, thì khả năng ảnh hưởng là có thể có vì nguồn vốn của các nhà đầu tư có hạn nên có thể sẽ có việc chuyển luồng vốn từ thị trường niêm yết sang thị trường OTC.

Nguyen Thi Thu - Thang Cuu - Phu Xuan - Thai Binh (Email: minhthu2002vn@yahoo.com.vn): Quan điểm của ông về TTCK VN trong tương lai? Theo ông, những ngành nghề nào có thể gây đột biến trong thời gian tới?
Ông có đầu tư CK không? nếu có, hiện giờ ông đang nắm giữ loại cổ phiếu nào?
Xin cảm ơn ông!

- Ông Bùi Quang Đàm: Một thị trường chứng khoán mới nổi thường phải mất 10-15 năm mới đi vào ổn định. Tôi nghĩ rằng TTCK Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi TTCK Việt Nam đi vào ổn định thì chúng ta phải có sự am hiểu về thị trường, phân tích chuyên nghiệp.

Tôi thì không nghĩ có một ngành nào đó gây đột biến, những hiện tượng như FPT đã bão hòa, nhà đầu tư có sự nhìn nhận ổn định hơn đối với thị trường. Những ngành còn phát triển mạnh như ngân hàng, viễn thông và bất động sản (nhu cầu chung cư, nhà ở, văn phòng còn rất lớn trong các năm tới).

Tôi mới về nước khi mà TTCK điều chỉnh xuống, bản thân tôi cũng đầu tư từ năm 2001, nên tôi thận trọng trong việc đầu tư chứng khoán. Thú thật, đôi lúc ‘sợ” thị trường.

 

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 7

 

Võ Quốc Bảo - Tổ 3 Trung Hòa Cầu Giấy - 0976321289 (Email: voqucbao1983@yahoo.com): cho phép em hỏi các chuyên gia !
em là một nhà đầu tư . Vậy thị trường chứng khoán Việt Nam mình bây giờ có xu hướng phát triển mạnh như thị trường thế giới không ? Như hiện nay nên đầu tư lâu dài hay là lướt sóng là tốt nhất? Xin cảm ơn !

- Ông Bùi Quang Đàm: TTCK Việt Nam là thị trường mới nổi nên xét về dài hạn có sự phát triển mạnh, nhưng để phát triển đột biến như năm 2006 thì sẽ chắc chắn sẽ không xảy ra. Theo tôi, nên đầu tư dài hạn trong thời điểm hiện nay.

Dinh Ngoc Quang - Ha Noi (Email: dinhquang80@yahoo.com): Thưa ông Hào, Các chiến lược gia của Tập đoàn tài chính hàng đầu châu Âu Credit Suisse vừa đưa ra lời khuyên với các giới đầu tư toàn cầu là nên mua vào cổ phiếu tại thời điểm này. Theo ông các nhà đầu tư VN có nên làm theo lời khuyên này

- Ông Quách Mạnh Hào: Theo quan điểm của tôi thì mức giá hiện nay là cơ hội tốt để mua vào. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự rất rất cân nhắc tới thời điểm thì hãy chú ý rằng thị trường trong ngắn hạn vẫn là thị trường dao động. Bởi vậy tôi cho rằng thời điểm tốt nhất để mua vào xét ở khía cạnh tối ưu hóa hiệu quả sử dụng có thể chưa là thời điểm này.

 

Smiles - Ha Noi (Email: letienanh@gmail.com): Xin phân tích về khả năng tăng/giảm của VN-Index trong mối liên hệ cung cầu khi IPO một số tổng công ty lớn và mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian sắp tới. Xin cảm ơn.

- Ông Quách Mạnh Hào: Về cơ bản khi IPO các doanh nghiệp lớn thì lượng tiền bỏ vào các đợt đấu giá này sẽ tăng lên, do vậy nhiều khả năng làm giảm lượng tiền dành cho thị trường niêm yết. Cần lưu ý rằng, thực ra hiện tại các nhà đầu tư đã có tâm lý chuẩn bị tiền để đón chờ sự kiện này rồi. Việc mở room cho các nhà ĐTNN có thể dẫn tới việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường niêm yết nhiều hơn. Theo quan sát của tôi, các nhà đầu tư trong nước hiện nay luôn nhìn các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch như là một dấu hiệu thị trường. Bởi vậy, nếu hai sự kiện trên xảy ra được coi là đồng thời thì việc chỉ số VN-Index tăng tôi nghĩ sẽ nhiều hơn là giảm.

Khanh Linh – Hà Nội- 04.8777260 (Email: cuongdh2877@yahoo.com): Xin ông dự đoán về đáy của thị trường và thời điểm nào là đáy của thị trường. Ông có biết kế hoạch mở room cho nhà đầu tư nước ngoài không? Bởi vì tôi cho rằng đây chính là động cơ quan trọng để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, sự cố STB ngày 21/8 là một ví dụ.

- Ông Bùi Quang Đàm: Nếu theo phân tích kỹ thuật thì hiện nay chỉ số VN-Index có thể được phục hồi vì nó đạt đến điểm của đường hỗ trợ. Kế hoạch mở room phụ thuộc vào sự hoạch định chính sách của Nhà nước, tôi không thể đưa ra bình luận về vấn đề này.

Vũ Bá Trường - Tân Bình _ hcm (Email: thientruong2405@yahoo.com.vn): thưa ông BÙI QUANG ĐÀM xin ông cho biết những yếu tố nào làm cổ phiếu ngân hàng xuống thê thảm từ hai tháng nay ? theo ông có lên đầu tư vào cổ phiếu NH trong thời điểm này không ? và liệu thị trường có phục hồi vào cuối quí IV năm 2007 ? VN-INDEX có thể đạt 1200 không . XIN CẢM ƠN !

- Ông Bùi Quang Đàm: Theo tôi, yếu tố làm giá thị trường cổ phiếu ngân hàng xuống là giá cổ phiếu ngành này đã tăng quá xa so với giá trị thực của nó. Chỉ số P/E cao tất yếu sẽ làm cho giá thị trường có xu hướng điều chỉnh quay về giá trị thực của nó. Việc kinh doanh của các ngân hàng theo tôi là khá tốt, không có vấn đề gì đáng lo ngại về mặt tài chính.

Theo tôi, có thể đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên phải chọn ngân hàng để đầu tư. Bạn nên đi sâu vào phân tích tài chính. TTCK có thể phục hồi vào quý IV, nhưng khó đạt được mức 1200.

 

Trần Long - Hà Nội (Email: hoangdung57@yahoo.com): Thưa ông Hào, hiện nay, tôi có đọc được các bài phân tích của công ty CK Thăng Long trên báo Đầu tư chứng khoán. Vây ngoài các bài phân tích này, tôi có thể nhận thêm các phân tích phù hợp với nhu cầu đầu tư của mình hay không?

- Ông Quách Mạnh Hào: Ngoài bài phân tích trên báo ĐTCK, bộphận phân tích của chúng tôi cũng có các sản phẩm thường xuyên chẳng hạn như phân tích thị trường hàng ngày, phân tích công ty niêm yết, báo cáo nghiên cứu thị trường định kỳ. Chúng tôi cũng đang thực hiện việc tư vấn danh mục đầu tư cho các khách hàng của công ty. Đề biết thêm chi tiết xin mời bạn đến công ty của chúng tôi.

Bùi Việt Hà - 278/43. Bình Lợi.F13.Q.Bình Thạnh- 5532550 (Email: vietha_bui_1210@yahoo.com): 1.Theo ông hiện nay,các nhà đầu tư VN đang chơi chứng khoán theo kiểu lướt sóng hay đầu tư dài hạn ? / 2.Nếu lướt sóng hay đầu tư dài hạn thì tốt hay xấu so với thị trường chứng khoán VN hiện nay ? / 3.Theo ông với các điều tiết vĩ mô của VN hiện nay có dẫn đến sập thị trường không ?

- Ông Quách Mạnh Hào: Theo như những quan sát của tôi, các nhà đầu tư hiện nay họ chơi cả hai. Họ thường dành một phần tiền để đầu tư dài hạn và một phần tiền để đầu tư lướt sóng. Cả hai hình thức đầu tư này đều cần thiết với sự phát triển của thị trường bởi nó phản ánh những sự điều chỉnh kịp thời theo xu hướng. Với những điều tiết vĩ mô hiện nay tôi không cho rằng sẽ dẫn tới việc “sập” thị trường mà ngược lại còn tạo ra sự ổn định cho tương lai. Quan điểm của tôi về sự thành công của một thị trường chứng khoán không phải chỉ đơn giản là tăng trưởng của VN-Index.

- Ông Huy Nam : Theo tôi, vấn đề quan trọng là chủ trương và kỳ vọng riêng, còn việc có nên lướt sóng hay đầu tư dài hạn hay không là tùy thuộc vào diễn tiến thị trường. Ngay khi có một chủ trương đầu tư dài hạn thì nhà đầu tư cũng nên nghĩ đến những tình huống cần phải lướt sóng để tận dụng cơ hội. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các nhà đầu tư đang “chơi” trên thị trường thứ cấp.

Cả lướt sóng và đầu tư dài hạn đều tốt vì đầu tư dài hạn chừng mực nào đó thể hiện nhà đầu tư có kế hoạch và/hoặc ít nhiều bản lĩnh. Điều này góp phần giữ cho thị trường không diễn biến quá sâu sắc vào những thời điểm kém lạc quan. Thế nhưng, việc lướt sóng cũng góp phần giúp thị trường có thanh khoản. Vấn đề quan trọng là sự hiểu biết và bản lĩnh của nhà đầu tư.

Tôi không nghĩ các điều tiết vĩ mô sẽ dẫn đến việc sập thị trường bởi vì tất cả các chủ trương vĩ mô là nhằm khắc phục những nhược điểm hay nói đúng hơn là để bảo vệ sự hoạt động tốt hơn của thị trường. Vậy thì, khoan hãy vội kết luận điều gì sớm.

 

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 8

Trần Hoàng Quân - 112 -Phố Huế -Hà Nội (Email: quanth@yahoo.com):

- Tôi có một câu hỏi đặt ra cho ông Huy Nam: Theo ông thì hiện nay báo chí và các chuyên gia của ta có ý thức được tầm ảnh hưởng và tính chính xác của những thông tin mà mình cung cấp cho các nhà đầu tư?
- Một câu hỏi cho ông Quách Mạnh Hào: Chào anh Hào, được biết anh tu nghiệp ở nước ngòai, theo anh thì thị trường chứng khóan của ta so với TTCK các nước phát triển đang thiếu nhất điều gì?
Hiện nay thời gian của quy trình lưu ký chứng khóan của ta chính xác là T+4, ở HOSE một nhà đâu tư có thể mất 10% trong ngày giao dịch đó và đến 20% trong những ngày chờ đợi cổ phiếu về để bán, theo anh thì nó ảnh hưởng như thế nào đến những nhà đâu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngắn hạn?

- Ông Quách Mạnh Hào: Chào anh, sự khác biệt nhiều nhất giữa TTCK các nước phát triển với TTCK nước ta chính là yếu tố thông tin và sự minh bạch, những vấn đề liên quan đến luật chơi cũng nằm trong phạm vi này. Tuy nhiên, tôi cho rằng để đạt được những điều đó, chúng ta cần thời gian trải nghiệm.

- Ông Huy Nam : Theo tôi, đây là một câu hỏi rất hay. Do chứng khoán là một sản phẩm của niềm tin và lệ thuộc khá lớn vào thông tin, nên vai trò của báo chí là rất quan trọng, trong đó truyền tải các ý kiến của chuyên gia và các nhận định của những người viết nói chung. Tuy nhiên, nhà đầu tư và người đọc cũng nên biết rằng, thông tin nói chung và trên báo chí nói riêng chỉ là các nguồn để tham khảo. Việc chọn lọc, sử dụng các nguồn thông tin nói chung và của báo chí nói riêng là việc cần làm của mỗi nhà đầu tư và đây là một kỹ năng khác mà nhà đầu tư cần có trong quá trình ra quyết định đầu tư. 

Dang Thanh Tam - 27/19 chua hang hai phong- 0979815929 (Email: tam_thanh_ha_co@yahoo.com.vn): Tôi mới tham gia TTCK từ đầu năm, nhưng tôi thấy trên phương tiện thông tin đại chúng đưa tin có đúng, có sai. Nhưng không ai chịu trách nhiệm gì với tất cả những thông tin mà mình đưa ra, đúng thì tốt mà sai cũng không sao cả. Mà TTCK theo tôi là thị trường của thông tin, nhưng thật ra thông tin mà chúng tôi nhận được không biết là đúng hay sai. Tôi muốn hỏi căn cứ vào đâu để có thể xác định được giá trị thực của cổ phiếu?

- Ông Quách Mạnh Hào: Câu hỏi của bạn khá hóc búa. Đúng là thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng là thị trường của thông tin, việc bạn tiếp cận với nhiều nguồn thông tin là cần thiết nhưng việc xử lý thông tin đó như thế nào mới là điều quan trọng. Việc xác định giá trị thực của cổ phiếu theo tôi không ai biết mà người ta chỉ cố tìm gần tới nó mà thôi. Lời khuyên của tôi với các nhà đầu tư là về cơ bản thị giá của cổ phiếu sẽ xoay quanh giá trị của nó.

Hoàng Hải - Hà Nội- 0904221612 (Email: emailnet_hn@yahoo.com): Gửi ông Huy Nam : Ông Nguyễn Hải Trà từng nói: "Đừng làm sóng cho người ta lướt" . Nhưng hình như trên TTCK VN thời gian gần đây các nhà đầu tư nhỏ đang buộc phải lướt theo các con sóng thì đúng hơn, nếu đã lỡ mua CP? Liệu có điều đó không thưa ông?

- Ông Huy Nam : Theo tôi, ý của ông Lê Hải Trà cũng là một ý cần tham khảo, tuy nhiên đối với từng nhà đầu tư thì cần thiết phải có các chủ trương và toan tính cụ thể. Nôm na có thể nói là “hồn ai nấy giữ”, còn việc bị buộc phải lướt theo các con sóng thì điều này có thể có, nhưng quan trọng là đừng để bị “hút vào” và nếu đã lỡ “hút vào” thì cần có cách xử lý phù hợp nhất.

Hoàng Hải - Hà Nội- 0904221612 (Email: emailnet_hn@yahoo.com): Theo các ông. đầu tư dài hạn ở VN bây giờ nên xác định thời gian bình quân là bảo lâu?

- Ông Quách Mạnh Hào: Theo tôi bạn không nên xác định bao nhiêu là lâu mà bạn nên nghĩ đến việc bạn có khoản tiền nhàn rỗi trong bao lâu để từ đó xác định thời điểm mua và bán.

Nguyễn Thanh Hải - 229 Đồng Khởi Q1 TPHCM- 0902368789 (Email: bluesea10_ac@yahoo.com): Hiện tại những người đầu tư trên TTCKVN cho rằng TTCK VN có chuyển biến tốt hay không trong thời gian tới còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có nhắc đến sự ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, với room hiện tại của một số CP đã hết, như vậy có thể nói những cổ phiếu đó có còn khả năng tăng giá như trước đây không? nhưng nếu mở room ra lớn 49% liệu có ảnh hưởng đến quyền kiểm soát DN không ? Vậy trong tình thế những CK hết room như hiện nay nhà đầu tư trong nước có nên đầu tư không? Rất mong được sự giải đáp của quí vị!

- Ông Quách Mạnh Hào: Đúng là diễn biến giá chứng khoán trên thị trường phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố giao dịch nước ngoài tuy nhiên đó không phải là yếu tố duy nhất. Việc một số cổ phiếu đã hết room thì bạn nên hiểu đơn giản rằng yếu tố nước ngoài sẽ không còn tác động mà các yếu tố khác chẳng hạn diễn biến thị trường nói chung, và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là quan trọng. Bởi vậy nói rằng những cổ phiếu đó không còn khả năng tăng giá là không có cơ sở. Việc tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài đương nhiên sẽ dẫn tới vai trò ngày càng tăng của nhà đầu tư nước ngoài nhưng quyền kiểm soát doanh nghiệp hay không lại là vấn đề khác.

Như vậy trong trường hợp cổ phiếu hết room bạn hãy nhìn vào yếu tố tôi đã nêu trên thay vì chỉ nhìn vào yếu tố nước ngoài.

Nguyen Van Manh - 14/233 Hoàng Mai, Hanoi- 0913805110 (Email: manhphuchn@gmail.com): Xin Hỏi ông Huy Nam :Tôi được biết Ông là một nhà nghiên cứu chứng khóan và thường xuyên có bài viết rất hay trên một số tạp chí chuyên ngành như ĐTCK, Kinh tế SG... Vậy xin được hỏi ông: Ông và gia đình ông có tham gia đầu tư chứng khóan không? Nếu có thì thời gian này nhà đầu tư nên mua hay là bán chứng khóan? và cá nhân ông có mua hay bán ck lúc này không? Thì trường chứng khóan booming (bùng nổ) thì chính phủ được lợi gì và tại sao chính phủ lại tìm mọi biện pháp để kéo thị trường xuống khi VN- Index đạt 1170 điểm? Khi Thị trường xuống đưới 900 điểm thì chính phủ có phải là người thiệt ( mất tiền) nhiều nhất không? Có nên bỏ chỉ thị 03, bỏ đánh thuế đầu tư chứng khóan 25%,mở room , và dãn việc IPO các doanh nghiệp nhà nước không đề cứu thị trường không?

- Ông Huy Nam : Tôi và gia đình có tham gia vào đầu tư chứng khoán, có thể nói là tham gia rất sớm nhưng chúng tôi có chủ trương đầu tư riêng nhìn chung là dài hạn. Nên trước các diễn tiến thăng trầm của thị trường, tôi không quá nhạy cảm. Nếu nói lợi thì tôi cũng đã đạt được nguồn lợi khá, còn nếu nói thiệt hại về cơ hội thì bạn có thể tưởng tượng trong vòng một tháng những giai đoạn vừa qua, sự thiệt hại của chúng tôi có thể lên tiền tỷ.

Chúng tôi cũng có một khoản đầu tư ngắn hạn và cũng đã nếm trải việc lời lỗ khi thị trường lên xuống. Tôi không tin có sự can thiệp của Chính phủ vào vấn đề chỉ số thị trường trong thời gian gần đây, nhưng việc cảnh báo là có và điều này thể hiện đúng vai trò của các cơ quan quản lý vĩ mô.

Còn đối với Chỉ thị 03 thực sự ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, người ta áp dụng tài trợ bằng cách khác, chứ không phải bằng thế chấp cổ phiếu trực tiếp như ở ta. Do đó, vấn đề là tăng cường các nghiệp vụ phù hợp chứ không phải bỏ hay duy trì Chỉ thị 03.

Riêng việc đánh thuế chứng khoán, tôi đồng ý với những thị trường mới nổi như Việt Nam phải có những nghiên cứu áp dụng ở mức khuyến khích.

Việc mở room và giãn IPO, tôi đã trả lời trong các câu hỏi khác, xin bạn vui lòng tham khảo.

 

Thanh trung - Phố Huế, Hà Nội (Email: thanhtrung@yahoo.com.fr): Tôi xin hỏi ông Nam , trong điều kiện các nhà đầu tư đang quay lưng lại với đấu giá cổ phần, chúng ta có nên tham gia không? Bởi vì nếu ít người tham gia đấu giá, rất có thể chúng ta sẽ mua được mức giá rẻ hơn so với giá thị trường dự kiến?

- Ông Huy Nam : Theo ý tôi, việc tham gia mua cổ phiếu trong những đợt phát hành qua đấu giá cần có sự tính toán cơ bản, chứ không chỉ nhìn sự chào đón đơn thuần mà quyết định. Mặc dù đó cũng là một yếu tố để quyết định, nhưng chỉ là yếu tố phụ hoặc rất phụ. Vấn đề là giá cả hợp lý hay không?

Giang - Hà Nôi (Email: giang@yahoo.com): Nhiều người cho rằng khi có thêm nhiều doanh nghiệp IPO thì sẽ kéo theo số lượng nhà đầu tư OTC chuyển thành nhà đầu tư trên sàn niêm yết. Xin các chuyên gia cho biết ý kiến về các nhận định này?

- Ông Huy Nam : Đúng là Chỉ thị 03 của NHNN đã tác động nhất định đến nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, việc này có tác động tiêu cực tới sự phát triển của TTCK hay không là một ý khác bởi vì các biện pháp có tính vĩ mô liên đới đến nhiều ngành hoạt động khác chứ không riêng TTCK. Vấn đề là có các giải pháp thay thế Chỉ thị 03 hay không, ví dụ việc mở rộng nghiệp vụ “margin account”

Nguyen Tran Bach Nhat - 271 Kim Ma, Hanoi (Email: ce@weissker.com):

1)Có nhiều thông tin cho thấy nguồn vốn bên ngoài thị trường chứng khoán rất dồi dào. Tuy vậy, thời gian qua chỉ số chứng khoán 2 sàn và giá cổ phiếu OTC vẫn đang xuống và chưa có dấu hiệu dừng lại mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng rất nhiều cổ phiếu ở 2 sàn và OTC ở mức giá hợp lý để mua vào và những phiên gần đây các nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều hơn khối lượng bán ra. Ông/bà giải thích hiện tượng trên như thế nào và giá trị VnIndex và HaSTC Index hợp lý ở mức nào ?
2)Có ý kiến cho rằng trong thời gian qua, Ngân hàng NN đã phải có những biện pháp rất quyết liệt để kiềm chế lạm phát bằng cách rút bớt tiền trong lưu thông về, hạn chế tăng trưởng tín dụng. Nhưng có giải pháp nữa là tiến hành IPO một số doanh nghiệp lớn thay vì phải phát hành trái phiếu kho bạc? Ông/bà có ý kiến này nào về giải pháp này? Có nên đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát bằng giải pháp trên và số thu ít đi cho ngân sách nhà nước (thông qua IPO) trong tình hình thị trường chứng khoán hiện nay. Nếu chọn giải pháp IPO các doanh nghiệp lớn tại thời điểm này thì tác động đối với thị trường chứng khoán như thế nào?
Cảm ơn!

- Ông Bùi Quang Đàm: Về câu hỏi thứ nhất, bạn có thể xem ở câu trả lời trước. Với câu thứ hai, theo tôi, mục tiêu IPO nhằm huy động vốn của các doanh nghiệp khác với phát hành trái phiếu kho bạc nhằm huy động vốn của Chính phủ. Thực ra, khi Chính phủ huy động vốn thì đã tính toán đến mức độ ảnh hưởng đến thị trường.

Nói chung, IPO các doanh nghiệp lớn mà thực hiện nhiều sẽ làm cho cung thị trường tăng mạnh, trong khi cầu chững lại, sẽ làm cho thị trường có thể có sự điều chỉnh xuống. Tuy nhiên, IPO một số các công ty hàng đầu tốt thì lại là nguồn cung tốt cho thị trường, góp phần thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư.

Diem - Tân phú TPHCM (Email: midiem2000@yahoo.com): Có một số bài báo cho rằng, việc các công ty phát hành cổ phiếu thưởng chỉ là "rượu pha nước lã". Thế nhưng thực tế thị trường thì cứ mỗi khi có thông tin chia cổ phiếu thưởng thì giá cổ phiếu đó tăng mạnh liên tiếp nhiều phiên. Xin các vị cho biết đâu là bản chất đích thực của việc này.

- Ông Bùi Quang Đàm: Ở Việt Nam có sự hiểu sai về cổ phiếu thưởng, thực ra ở đây chỉ là việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, nói chung thì điều này tốt cho cổ đông hiện thời.

Trần Quang Hải - tp Thanh Hóa- 0987914661 (Email: valentin_days2003@yahoo.com): xin cho tôi biết cách phân tích kết hợp các chỉ số tài chính: ROA, ROE, EPS, P/E. Thông qua các chỉ số này tôi sẽ đọc được gì về giá cả hiện tại của cổ phiếu. tôi xin chân thành cảm ơn!

- Ông Bùi Quang Đàm: Sẽ rất chi tiết nếu tôi có thể nói hết ở đây. Nếu bạn quan tâm, có thể gửi email cho tôi theo địa chỉ: buiquangdam@yahoo.com., tôi sẽ gửi tài liệu cho bạn tham khảo.

 

Huy Bình - 101 Trần Bình Trọng- 8.298365 (Email: binhhuy@yahoo.com.vn): Xin cho hỏi áp lực lạm phát hiện nay và các chính sách tài khoá, tiền tệ đang được áp dụng có ảnh hưởng như thế nào tới diễn biến thị trường?

- Ông Bùi Quang Đàm: Ảnh hưởng không nhiều tới TTCK. Hiện nay, mức độ nhạy cảm của TTCK Việt Nam đối với tác động của các chính sách vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói chung, đặc biệt là sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng trung ương.


Giang - Hà Nôi (Email: giang@yahoo.com): Nhiều người cho rằng khi có thêm nhiều doanh nghiệp IPO thì sẽ kéo theo số lượng nhà đầu tư OTC chuyển thành nhà đầu tư trên sàn niêm yết. Xin các chuyên gia cho biết ý kiến về các nhận định này?

- Ông Bùi Quang Đàm: tôi nghĩ là không chắc chắn. Một doanh nghiệp sau IPO có thể lựa chọn niêm yết trên sàn hoặc không.

 

Nguyen Quoc Hoan - 60 Văn Cao- Ba Đình- 0904786989 (Email: quochoan_1977@yahoo.com): ­­Trong hơn mười phiên sàn GDHN mất điểm và chưa có dấu hiệu nào mạnh cho sự hồi phục. Nếu tiếp tục mất điểm trong thời gian dài nữa và có nguy cơ phá sản không? Các chuyên gia có lời khuyên gì cho NĐT tham gia tại sàn GDHN? Xin cảm ơn!

- Ông Bùi Quang Đàm: Về mặt dài hạn, không có thị trường nào chỉ toàn đi xuống hoặc ngược lại. Trong tình huống Hastc Index tiếp tục giảm giá, bạn hãy trở thành nhà đầu tư dài hạn thay vì là nhà đầu cơ. Nếu doanh nghiệp niêm yết mà bạn đầu tư vào là tốt thì bạn hãy yên tâm về quyết định của mình. Hãy bình tĩnh và tin tưởng vào thị trường. TTCK sẽ không quay lưng lại với nhà đầu tư!

 

Hoàng Hải - Hà Nội- 0904221612 (Email: emailnet_hn@yahoo.com): Xin các ông đánh giá về hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn gần đây? Liệu có hiện tượng nhảy sóng rất nhiều trong giai đoạn gần đây của các nhà đầu tư nước ngoài?
Bằng kinh nghiệm và khả năng của mình: các ông có thể dự đoán số lượng nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư dưới dang lướt sóng ở VN chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với số đầu tư dài hạn? Anh hưởng hành vi của họ tới thị trường?

- Ông Bùi Quang Đàm: Nói chung, nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư dài hạn. Họ thường ra quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu và có chiến lược rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có một số nhà đầu tư nước ngoài, có thể là các nhà đầu tư cá nhân cũng có hiện tưởng đẩy mạnh lướt sóng ở một số chứng khoán trong thời gian vừa qua. Hiện tượng này, xét về mặt bản chất thì không ảnh hưởng nhiều đến thị trường, nhưng do yếu tố tâm lý các nhà đầu tư cá nhân trong nước có sự phụ thuộc vào hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài nên đôi khi có sự thiệt hại.

 

Ngọc Thúy - Trần Hưng Đạo (Email: thang.tho@gmail.com): Theo các chuyên gia, việc mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài có làm cho thị trường sôi động trở lại hay không?

- Ông Bùi Quang Đàm: Đối với một số mã chứng khoán đã hết room, việc mở room sẽ góp phần làm cho thị trường ấm lên, tuy nhiên, xét trên bình diện chung và dài hạn, thì việc này có thể có những tác động ngược lại nếu chúng ta chưa đáp ứng ứng đủ các yêu cầu về kiểm soát và bình ổn thị trường. Mở room thuộc về vấn đề hoạch chính sách vĩ mô.

 

Nguyễn Nghĩa - 26a Bà Triệu- 0903448878 (Email: nghia15@gmail.com): Hiện nay các công ty của Việt Nam đang phát triển theo hướng nào? Vì tôi thấy rằng tất cả các công ty cô phẩn hiện nay đang lao vao kinh doanh tài chính và nguồn lợi nhuận chủ yếu là từ kinh doanh tài chính. Vậy thế liệu có bền vững hay không?

- Ông Huy Nam : Việc bạn quan tâm cũng là việc mà tôi quan tâm và đã phát biểu vấn đề này trên nhiều diễn đàn. Theo tôi, việc công ty tận dụng những cơ hội thị trường, đa dạng hóa hoạt động để nâng cao hiệu quả là tốt, nhưng cuối cùng, đây nên là quá trình vận động của doanh nghiệp để định hình hoạt động cho mình. Có nghĩa là để xác lập ngành hoạt động chính cho doanh nghiệp, chứ không thể chỉ là sự xoay xở lan man. Đặc biệt, việc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia vào thị trường tài chính cần sự cẩn trọng nhất định, vì hầu hết họ không đủ điều kiện chuyên nghiệp để tham gia vào loại thị trường cấp cao này.

Hơn nữa, các nhà đầu tư khi đầu tư vào một doanh nghiệp là họ đặt niềm tin

 

Nguyen Diem Hang - N1, Dinh Le, Hoan Kiem, HN- 0902288983 (Email: nguyen.diemhang@viet-tin.com): Tôi nhận thấy chứng khoán tại sàn HN đã down rất mạnh, điều đó làm nhà đầu tư không còn tin tưởng vào chính sách kinh tế của chính phủ đưa ra. Vậy nhà bảo vệ quyên lợi gì cho nhà đầu tư?

- Ông Huy Nam : Việc giảm giá chứng khoán là một tình trạng thị trường có tính chất tạm thời và điều này đã từng xảy ra trong quá khứ tại Việt Nam , đồng thời khá phổ biến trên thế giới. Do đó, không thể liên hệ đến việc tin tưởng hay không tin tưởng vào các chính sách kinh tế của chính phủ. Mặc dù các chính sách của chính phủ có thể có tác động nhất định đến thị trường, nhưng đấy chỉ là một nguyên nhân trong rất nhiều nguyên nhân khác (không liên quan đến chính sách, ví dụ: hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tâm lý nhà đầu tư…).

 

Thịnh - 16 Tan qúy Tan phú
(Email: huycuong2005@hotmail.com): Theo như tình hình hiện nay thì tỷ lệ nợ của các NHTM vẫn cao hơn mức 3% vậy trong tháng 10, 11 tới sẽ là kỳ trả nợ buộc NDT phải bán tháo cổ phiếu để trả nợ NH vậy khi đó lượng cung là khá lớn liệu VNINDEX có xuống dưới mốc 850 không thưa ông Huy Nam.
Xin chân thành cảm ơn.

 

- Ông Huy Nam : Rất tiếc tôi không có các số liệu cụ thể, do đó không thể trả lời cho câu hỏi này được. Tuy nhiên, tôi hy vọng tình trạng sẽ không quá sâu sắc như ý bạn đưa ra mà ngược lại, lực lượng các nhà đầu tư đang và sẽ tham gia mua vào ở những tình trạng thị trường hấp dẫn thế này có khả năng đẩy chỉ số VN-Index lên ngưỡng 1.000.

 

Hoàng Việt - Quận 1 TpHCM (Email: vviieett@yahoo.com): Các chuyên gia đánh giá sao về việc Trung tâm lưu ký TpHCM lại có thể tính sai về room của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB?

- Ông Huy Nam : Cũng có nhiều ý kiến ngờ ngợ như ý của bạn thật. Tuy nhiên, theo giải thích thì đó là sự sơ suất của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, do đó tạm thời chúng ta nên tin như vậy.

- Ông Bùi Quang Đàm: Vấn đề này tôi đã đề cập đến trong câu hỏi trước, bạn xem lại nhé!

 

 

NGUYEN LONG - HCM (Email: lighthouseresort@yahoo.com): 1. Theo các ông đánh giá, nếu tính theo giá trị tăng trưởng thực của các công ty thì hiện nay VN-Index là bao nhiêu? / 2. Làm thế nào để xác định biên độ an tòan trong đầu tư CK. / 3. Tại các nước phát triển giá trị P/E dao động trong khỏang 10-15 điểm, trong khi ở Việt nam chỉ số P/E bình quân khoảng 30, theo các ông đánh giá thì thế nào?

- Ông Huy Nam : Rất khó trả lời ý một trong câu hỏi của anh, vì giá trị tăng trưởng của công ty và chỉ số chứng khoán là hai vấn đề không có sự liên quan trực tiếp. Việc xác định biên độ an toàn trong đầu tư chứng khoán tốt nhất là dựa vào chủ trương và kỳ vọng riêng, tất nhiên nên có sự tham khảo các chỉ số tài chính và thị trường.

Chỉ số P/E chỉ là một số đo về giá cả chứng khoán và đôi khi không có tính quyết định đến giá chứng khoán hoặc việc mua – bán chứng khoán. Chẳng hạn, những công ty đang đầu tư tiến công chưa thu lợi nhuận thì tạm thời E (EPS) sẽ rất nhỏ, thậm chí không có, nên P/E sẽ rất cao. Thực tế này ngay ở Mỹ cũng đã từng là điều phổ biến.

 

Nguyen Van Manh - 14/233 Hoang Mai, Hà Nội- 0913805110 (Email: manhphuchn@gmail.com): Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư thua lỗ vì tin vào dự đoán của các chuyên gia chứng khoán là thị trường sẽ đạt 1300 điểm vào cuối năm nay. Xin hỏi các ông bình luận gì về sự kiện này như thế nào? dự đoán của các ông thì từ nay đến cuối năm 2007 thì thị trường chứng khóan sẽ như thế nào? Khi nào thì thị trường sẽ booming như cuối năm 2006 và đầu năm 2007? giá chứng khóan hiện tại đắt hay rẻ? nguyên nhân vì sao thị trường lại điều chỉnh sâu đến vậy? xin cảm ơn!

- Ông Quách Mạnh Hào: Một cách lạc quan nhất tôi cũng chưa bao giờ nghĩ VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm vào cuối năm nay. Tôi tin rằng thị trường sẽ tăng trưởng nhưng tốc độ không cao và việc booming như cuối năm 2006 đầu 2007 có vẻ như rất khó xảy ra.

 

Minhdn - APSC (Email: minhdn@apsc.vn): Xin Chuyên gia Hào giải thích lý do tại sao chuyên gia đã phát biểu rằng theo lý thuyết sóng Elliot thì Vn-Index sẽ quay lên vào cuối tuần này nhưng thực tế không diễn ra như vậy?

- Ông Quách Mạnh Hào: Nếu tôi nhớ không nhầm thì điều bạn đề cập được tôi trao đổi trong các buổi nói chuyện về phân tích kỹ thuật hoặc có thể bạn nhìn thấy điều đó qua bản tin tuần của Thăng Long. Những phân tích tuần trước đó nói rằng “thị trường sẽ xanh trở lại trong tuần tới”. Thực tế thì những ngày đầu tuần đã diễn ra đúng như vậy, tuy nhiên điều này kéo dài không lâu. Theo tôi đó là do các nhà đầu tư có tâm lý hiện thực hóa khoản lãi nhanh hơn thông thường. Diễn biến này là điều tốt với chúng tôi bởi nó bổ sung thêm kinh nghiệm cho bộ phận phân tích.

 

Uyen1971 - Tp Hồ Chí Minh - 0955572089 (Email: uyen1971@yahoo.com): Trong thị trường giá xuống hiện nay nhà dầu tư nên chọn những nhóm cổ phiếu nghành nào để mua,kèm theo những tiêu chí nào xin ví dụ cụ thể tên cổ phiếu. Cám ơn!

- Ông Quách Mạnh Hào: Tôi rất muốn trả lời bạn nhưng sợ rằng nếu tôi nói ra ở đây thì hàng chục nghìn người đang theo dõi trực tuyến có thể làm theo và bạn sẽ không thu được khoản lãi nào đâu (cười).

- Ông Bùi Quang Đàm: Bạn có phải là người ưa thích mạo hiểm không? Bản thân đầu tư chứng khoán đã là mạo hiểm, đầu tư trong điều kiện thị trường giảm lại càng cần bản lĩnh hơn. Tôi không bình luận về một mã chứng khoán cụ thể, nhưng nếu có sự phân tích cơ bản để chọn cho mình một mã chứng khoán tối ưu, để từ đó phân tích kỹ thuật để tìm ra thời điểm mua hợp lý.

 

Lại Khắc Chiến - số 6 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội- 0912564195 (Email: laikhacchien@yahoo.com): Xin hỏi ông Quách Mạnh Hào: Là người đã có nhiều năm học tập và công tác ở các trường ĐH nước ngoài, xin ông có thể cho biết sinh viên ở các trường đại học ở đó có quan tâm và tham gia đầu tư chứng khoán không? Quan điểm của ông về việc sinh viên Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán như thế nào? họ nên tham gia ở mức độ nào?

 

- Ông Quách Mạnh Hào:  Tôi có thể trả lời với bạn rằng sinh viên nước ngoài họ không chỉ quan tâm mà thực sự là những nhà đầu tư sinh viên. Trong chuyến làm việc gần nhất của tôi tại Mỹ, tôi đã tiếp xúc với lớp học mà ở đó sinh viên được nhà trường cấp tiền và được quản lý một quỹ đầu tư. Hàng tuần nhóm đầu tư phải trình bày trước giáo sư và các thành viên trong lớp về đề xuất đầu tư của mình. Sang tuần sau kết quả của họ được nhìn thấy bằng sự thay đổi giá cổ phiếu. Đây thực chất là một phần của môn học nhưng theo quan sát của tôi thì nó chuyên nghiệp như là một quỹ đầu tư thực thụ.

Tôi nghĩ rằng các trường đào tạo chuyên ngành chứng khoán tại VN có thể mô phỏng hình thức này với hướng dẫn của giáo viên và các nhà đầu tư có kinh nghiệm nhằm giúp sinh viên có kiến thức thực tiễn hơn là để tự họ phải mày mò với những lý thuyết trên giảng đường.

 

Ngọc Thúy - Trần Hưng Đạo (Email: thang.tho@gmail.com): Hiện nay, ở Việt Nam có một hiện tượng là các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến nghĩa vụ với tư cách là cổ đông của mình. Họ chỉ hành động với tư cách là nhà đầu tư, ít tham gia vào các cuộc họp đại hội cổ đông, ít có sự đóng góp cho việc phát triển công ty mà phó mặc cho ban quan trị. Các ông nghĩ gì về vấn đề này? Theo các ông, tỷ lệ nhà đầu tư lướt sóng và nhà đầu tư dài hạn phải là bao nhiêu thì sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thị trường? Xin cám ơn!

- Ông Bùi Quang Đàm: Ở Việt Nam, theo một thống kê khoảng 2/3 quy mô vốn là của các nhà đầu tư cá nhân, và các nhà đầu tư này chủ yếu là đầu tư ngắn hạn theo kiểu “lướt sóng” cho nên họ không quan tâm nhiều đến vai trò của mình công ty như một cổ đông. Hơn nữa, khả năng am hiểu về quản trị doanh nghiệp của họ cũng không nhiều. Bạn hỏi tôi tỷ lệ nhà đầu tư “lướt sóng” và nhà đầu tư dài hạn bao nhiêu là hợp lý, tôi không thể trả lời chính xác, vì đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Theo tôi, với điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, nếu tăng được tỷ lệ các nhà đầu tư chuyên nghiệp và đầu tư dài hạn sẽ làm cho thị trường bình ổn hơn.

 

Tuấn Anh - Hà nội (Email: tuanda81@gmail.com): Việt Nam đang thực thi nhiều biện pháp để chống lạm phát, vậy theo các chuyên gia trong thời gian ngắn tới liệu NHNN VN có áp dụng chính sách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 15% hay không? Và nếu áp dụng thì liệu TTCK VN có "nằm im" hay không?

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 9

Chuyên gia CK
Bùi Quang Đàm

- Ông Bùi Quang Đàm: Việc áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 15% là công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ mà ít nước hiện nay áp dụng. Tôi không rõ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thực hiện chính sách này hay không. Nhưng với quy định về tỷ lệ dự nợ 3% cho vay đầu tư chứng khoán của các ngân hàng thương mại đã là một biện pháp mạnh để hạn chế sự chuyển vốn từ hệ thống ngân hàng sang chứng khoán. Tuy nhiên, việc TTCK có sự điều chỉnh giảm như hiện nay, mà bạn gọi là “nằm im” không hoàn toàn do nguyên nhân từ Chỉ thị 03 mà còn nhiều yếu tố khác tác động, vì lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư còn khá lớn nhưng họ chưa đẩy vào TTCK.

Hồng Hà - 19 Ngõ 172, Phố Thái Thịnh, Hà Nội- 0903246999 (Email: hongha999@gmail.com): Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có kế hoạch khả thi nào về việc sẽ thành lập: QŨY TIỀN TỆ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM(có số vốn hàng chục ngàn tỷ VND) ? Để trong trường hợp nếu thấy các thị trường chứng khoán (HOSE, HaSTC, OTC) lâm vào tình trạng bất ổn, thì "bộ ba chiến lược" đó sẽ tung VND ra để can thiệp thị trường?

- Ông Bùi Quang Đàm: Theo tôi việc lập “Quỹ tiền tệ chứng khoán Việt Nam ” là khó khả thi. Với giác độ quản lý Nhà nước, các Bộ, ngành mà bạn đề cập đến nên sử dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết thị trường, tránh các biện pháp mang tính hành chính. Ví dụ thời gian vừa qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ sử dụng biện pháp cắt giảm lãi suất, nhờ vậy TTCK Mỹ và một số nước khác phục hồi.

- Ông Huy Nam : Đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước. Ở vị trí là một chuyên gia độc lập, hiện tôi cũng chưa rõ là các cơ quan nhà nước đã có kế hoạch hay chưa về chính sách này. Ý kiến riêng của tôi cho rằng, đây cũng là một vấn đề cần quan tâm, ít ra là trong tương lai gần. Lý do là các nước có thị trường chứng khoán phát triển, họ đều có nguồn để thực hiện các biện pháp điều tiết vĩ mô khi cần thiết. Có thể tham khảo các động thái của các nước Mỹ, Tây phương, Nhật Bản… trong sự cố sụt giảm của TTCK thế giới vừa qua.

 

Nguyễn Văn Thương - Tân Yên - Bắc Giang- 0988450907 (Email: domusopro@gmail.com): Xin các chuyên gia trả lời một câu hỏi: Theo ý kiến của các chuyên gia vừa khuyên thì việc phân tích kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay có tính khả thì chưa cao. Vậy cần sử dụng phương pháp gì hữu hiệu nhất để có thể đưa ra quyết định đầu tư trong thời điểm hiện nay của thị trường Việt Nam ?

- Ông Bùi Quang Đàm: Việc quan trọng nhất là sử dụng phân tích cơ bản để chọn danh mục đầu tư cho mình, còn sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật mang tính chất tham khảo trong lựa chọn thời điểm mua – bán. Trong giai đoạn cuối 2006, khá nhiều chuyên gia phân tích đưa ra cảnh báo TTCK đã nóng, nhưng thực tế giá chứng khoán không ngừng tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư đã có lợi suất đầu tư rất cao. Hoặc là thời gian gần đây, nhiều chuyên gia phân tích kỹ thuật đưa ra bình luận thị trường đã đạt đến đáy và sẽ phục hồi, nhưng VN- Index vẫn chưa phục hồi. Đôi khi, sự cảm nhận và yếu tố “liều” cũng giúp bạn thành công!
-Ông Quách Mạnh Hào: Phân tích kỹ thuật ở VN không phải là tính khả thi không cao mà là độ tin cậy thấp. Lời khuyên của tôi là bạn hãy phân tích tài chính và dự báo triển vọng công ty trước khi dùng phân tích kỹ thuật.

 

Đinh Ngọc Minh - APSC- 0935133166 (Email: minhdn@apsc.vn):

Xin các chuyên gia cho biết nếu có thêm 1 tổ chức nước ngoài dự đoán về VNIndex cuối năm (ví dụ PXP) thì mức độ tin cậy của dự báo đó đến đâu và mức độ ảnh hưởng đến thị trường là thế nào?

- Ông Bùi Quang Đàm: Các báo cáo chỉ mang tính tham khảo và chỉ cho một thời điểm, không ai kiểm định mức độ tin cậy đến đâu. Bạn phải tự mình xem xét và đưa ra quyết định dựa trên các nguồn thông tin và dựa vào lời khuyên của các chuyên gia

 

Trần Huy Vũ - Đà Nẵng (Email: kyexim@gmail.com): Xin hỏi anh Huy Nam
Hiện nay ở Đà Nẵng có lớp thị trường chứng khoán về phân tích kỹ thuật không?Nếu chỉ với 10 triệu đồng thì theo anh có chơi được không? Xin cảm ơn

- Ông Huy Nam: Về việc ở Đà Nẵng có lớp phân tích kỹ thuật hay không, tôi không được rõ lắm, nhưng vừa qua, qua chuyến thăm Công ty Chứng khoán Đà Nẵng, tôi được biết ở đây cũng có một số tổ chức một số chuyên đề ngắn ngày để phổ biến kiến thức chứng khoán.

Nếu chỉ với 10 triệu đồng, theo tôi, chưa nên tham gia TTCK. Bạn hãy cố tiết kiệm đến chí ít là khoảng 100 triệu hay 50 triệu đồng rồi bắt đầu chơi thì tốt hơn.

 

 

Minh Nhan113 – Đà Nẵng (Email: minhnhan113@yahoo.com): Xin ông Huy Nam cho biết: tại sao thị giá của STB lại thấp hơn của LBM, liệu đây có phải là một nghịch lý hay không?

- Ông Huy Nam : Xin lỗi bạn, do tôi không nắm hết giá cổ phiếu của tất cả các chứng khoán trên thị trường, nên không thể trả lời câu hỏi này được. Tuy nhiên, nói chung, việc nhìn giá thị trường của các cổ phiếu để cho rằng giá thấp hay cao là không đủ cơ sở, nhất là trong những trường hợp có sự chia tách cổ phiếu.

 

Pham Thi Dung - TP Ho Chi Minh (Email: dungdung108@yahoo.com): Tôi đã mua CK lúc giá cao nhất. Hiện nay tôi vô cùng hoang mang va khủng hoảng tinh thần. Tôi đã mất niềm tin vào thị trường CK VN. Tôi thấy đợt vừa qua các loại cp đều giảm giá mạnh, thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nhỏ trong nước. Theo tôi thì nguyên nhân chủ yếu là do Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước ban hành đúng lúc thị trường đang điều chỉnh giảm mạnh. Không biết là căn cứ vào đâu để NHNN ra chỉ thị đó. Liệu NHNN có nới thêm tỷ lệ cho vay cầm cố CK từ 3% đến 6 -7% không? Tôi nghĩ nếu các chuyên gia CK lên tiếng thì có thể NHNN sẽ thay đổi lại tỷ lệ cho vay để đầu tư CK. Và xin hỏi các chuyên gia: liệu thị trường CK VN có bị giảm mãi không thể phục hồi được không? Xin cảm ơn!

- Ông Quách Mạnh Hào: Tôi cho rằng chỉ thị 03 là cần thiết đối với sự an toàn của thị trường tài chính nhưng có thể nó có thể là quá chậm khi mọi việc đã đi quá xa. Bởi vậy người ta càng đổ lỗi cho nó khi thị trường đang trong xu thế giảm. Quan điểm của tôi là chúng ta hãy chấp nhận luật chơi hơn là ngồi suy nghĩ về việc liệu chính sách có được sửa đổi hay không. Về câu hỏi liên quan đến thị trường, bạn có thể xem những câu trả lời bên trên của tôi.

 

Lý Minh Tâm – TP. HCM (Email: tamlm_sg@hotmail.com): Minh bạch hóa trước hết là nhà đầu tư phải được cập nhật thông tin nhanh nhất. Khi đầu tư ở Pháp đã tôi nhận được các hỗ trợ rất lớn thông qua các hệ thống cung cấp thông tin và giao dịch điện tử. Tôi đang muốn đầu tư về Việt Nam nhưng tôi không rõ các dịch vụ trực tuyến của các công ty chứng khoán có đảm bảo không?

- Ông Quách Mạnh Hào: Sự quan tâm của bạn cũng chính là điều công ty chúng tôi đang nỗ lực triển khai. Tôi tin tưởng rằng với sự đầu tư vào công nghệ thông tin thời gian qua chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của bạn. Mời bạn liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ http://thanglongsc.com.vn

 

Tran Doan - Quang Minh - Vinh Phuc- 0987222895 (Email: Hidi71277@yahoo.com.vn): Xin chào các chuyên gia chứng khoán ! Xin các ông cho biết Lý thuyết sóng đ­­uọc áp dụng như thế nào trên TTCK Việt Nam ? Tại sao lại chỉ có 5 bước sóng lên và 3 bước sóng xuống .Tôi muốn tìm hiểu Lý thuyết này thì tham khảo ở đâu ? Xin cảm ơn ông!

- Ông Quách Mạnh Hào: Các lý thuyết liên quan đến phân tích kỹ thuật hầu hết đều dựa trên những quan sát thực nghiệm với số lớn, nói cách khác nó chính là kinh nghiệm được đúc kết qua các mô hình. Bởi vậy tôi chỉ có thể trả lời rằng 5 bước sóng lên và 3 bước sóng xuống là những gì thường xảy ra trên thị trường chứ nó không phải là một khoa học chính xác. Nếu bạn muốn tham khảo hãy tìm mua các cuốn sách dạy về phân tích kỹ thuật.

 

Tuyet Sinh - 96 Tô Hoàng, Hà Nội (Email: sanotc24h@yahoo.com): Xin hỏi anh Quách mạnh Hào. Khi PTKT em dùng các chỉ số MA,MACD,EXP,ADX,RSI,Bolliger Band Wid và Volume để đưa ra quyết định đầu tư cho mình nhưng em vẫn chưa tự tin lắm về những chỉ số trên .Mong có được lời khuyên của anh!

- Ông Quách Mạnh Hào: Quan điểm của anh đối với phân tích kỹ thuật là nó phải dựa trên yếu tố đám đông. Những chỉ số đơn giản sẽ được nhiều người biết và theo nên khả năng dự báo cũng sẽ tốt hơn. Em thử tưởng tượng một chỉ số mà chỉ một mình em biết thì khó có thể giải quyết điều gì. Những chỉ số em nêu là cần thiết nhưng anh đề nghị em nên quan sát các mô hình xu hướng trước khi dùng chỉ số và hãy nhìn mối tương quan giữa lượng và giá như là dấu hiệu xác nhận cuối cùng.

 

Hà Phương Chi - Học viện tài chính- 0982217187 (Email: giomuadongbac14@yahoo.com): Hiện nay tôi là Sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh doanh Chứng khoán của Học Viện tài chính. Tôi muốn hỏi về cơ hội nghề nghiệp của mình sắp tới có rộng mở không ạ?

- Ông Quách Mạnh Hào: Các công ty chứng khoán hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng lớn với những ứng viên có trình độ phù hợp với yêu cầu công việc. Bởi vậy tôi cho rằng cơ hội là rộng mở nhưng nó phụ thuộc vào khả năng của bạn.

- Ông Bùi Quang Đàm: Cám ơn câu hỏi của bạn. Theo tôi được biết, nhu cầu nhân lực trong ngành chứng khoán còn thiếu, đặc biệt là các chuyên gia về định giá, tư vấn… nên cơ hội còn mở rộng cho các bạn. Nếu bạn có đầy đủ 3 chứng chỉ đào tạo, hãy liên hệ với tôi theo email ở trên.


MAI THANH CHƯƠNG - CẨM PHẢ -QUẢNG NINH-0975688915 (Email: chuonglangtu1522000@yahoo.com): Trước khi tham gia thị trường chứng khoán chiến lược định ra của tôi là đầu tư dài hạn theo chiến thuật của William JONeil và tôi đã mua REE vào đúng đỉnh của tháng 5 và phải chịu đợt điều chỉnh sâu. Tôi vẫn kiên trì ôm "quả bom" này cho đến nay hy vọng nó sẽ bùng nổ. Vậy theo các chuyên gia thì hiện tại có nên lướt sóng hay là nên "LẶN" chờ gió yên bể lặng rồi mới ra khơi? Và nên lướt như thế nào? Xin nói rõ hơn về "sóng ELIOT" và các lý thuyết khác có thể dùng để lướt sóng. Xin cảm ơn.

- Ông Quách Mạnh Hào: Trước hết tôi phải khâm phục bạn vì bạn đã ôm một quả bom tương đối dài (cười). Lời khuyên của tôi với bạn là bạn có thể sử dụng một phần trong đó để thực hiện cái gọi là lướt sóng. Quan điểm của tôi là bán ở giá cao để rồi mua lại ở giá thấp trong điều kiện thị trường xuống là hợp lý chứ không nên “lặn”. Về sóng Eliot, trước hết bạn phải xác định xu hướng, sau đó theo nguyên tắc: 3 bước sóng chính theo xu hướng kèm theo 2 bước sóng điều chỉnh nhỏ.

 

ĐẶNG ĐÌNH THẮNG - ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI- 0902144499 (Email: ddthang999@gmail.com): Tại sao trên thị trường chứng khoán ở TP.HCM, Hà Nội và OTC lại có những nghịch lý:
1/ Nhiều Ngân hàng TMCP, nhiều Công ty đang kinh doanh, sản xuất có lãi, nhưng thị giá cổ phiếu lại xuống quá thấp ?
2/ Hiện nay, thị trường chứng khoán trong nước đang trong giai đoạn đi xuống mạnh, nhưng các cơ quan chức năng lại cấp Giấy phép hoạt động cho hàng loạt Công ty Chứng khoán. Liệu có quá nhiều công ty này hay không ? Kinh nghiệm của các nước trong vùng châu Á-Thái bình dương (có cùng điều kiện phát triển kinh tế như Việt Nam ) thì bao nhiêu Công ty Chứng khoán là vừa ?
3/ Tiến độ cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước (đặc biệt là những Tổng Công ty 90. 91, những Ngân hàng Thương mại quốc doanh, các Công ty có số vốn lên tới cả chục ngàn tỷ đồng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu)là quá chậm, vì sao ?

-  Ông Bùi Quang Đàm: Về thị giá của các mã chứng khoán ngành ngân hàng, tôi đã đề cập ở trên rồi.

Với câu hỏi thứ 2, việc cấp giấy phép cho các CTCK không ảnh hưởng đến TTCK. Ở các TTCK khác, các CTCK nếu hoạt động không hiệu quả sẽ hoặc phá sản, hoặc sáp nhập với các CTCK khác, thị phần cung cấp dịch vụ chủ yếu tập trung ở các CTCK lớn (khoảng 4-5 công ty) còn các CTCK nhỏ làm đại lý.

Về tiến độ CPH của các Tổng công ty, ngân hàng lớn trong thời gian vừa qua chậm theo tôi là do quá trình xử lý, định giá, tư vấn, thủ tục diễn ra chậm. Hơn nữa, theo tôi được biết, hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như Ngân hàng ngoại thương Việt Nam mong muốn chứng khoán của mình niêm yết trên TTCK Singapore thì phải tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, điều này không đơn giản.

 

Trần Nghĩa - TP Nam Định- 0988080523 (Email: nghiatt.it@gmail.com): Theo các chuyên gia thì khi 1 công ty niêm yết trên sàn quốc tế thì có những khó khăn và thuận lợi gì?

- Ông Bùi Quang Đàm: Khi niêm yết trên TTCK Quốc tế yêu cầu về tài chính rất cao, quy mô doanh nghiệp lớn, yêu cầu về quản trị công ty chuyên nghiệp… Các tiêu chí này đều cao hơn yêu cầu niêm yết của Việt Nam . Bên cạnh đó, nếu được niêm yết trên TTCK Quốc tế, đặc biệt là các TTCK lớn như: New York , London … thì các công ty này có cơ hội huy động lượng ngoại tệ lớn, có cơ hội quảng bá hình ảnh công ty. Tất nhiên, khi đó, cơ hội mở rộng kinh doanh cũng ngày càng lớn hơn.

 

Phạm Ngọc Thưởng - 100/2 Ngưyễn Công Trứ,F.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM- 0909.588.655 (Email: vietbankhcm@yahoo.com): Theo các chuyên gia thì Lướt sóng và đầu tư dài hạn nên nhìn nhận như thế nào cho đúng để tránh bị ngộ nhận. Mỗi phương pháp có ưu,nhược điểm gì? Mỗi phương pháp nên áp dụng khi nào và với loại cổ phiếu như thế nào? Làm sao biết được một cố phiếu nào đó đang bị đầu cơ và NĐT cá nhân nên làm gì để tránh rơi vào bẫy của những tay "lướt sóng" chuyên nghiệp. Em xin cảm ơn,chúc diễn dàn thành công tốt đẹp và nên tổ chức nhiều buổi chuyên đề như thế này để người dân Việt Nam được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia?

 

- Ông Quách Mạnh Hào: Theo tôi, tạm thời bỏ qua yếu tố thời gian thì đầu tư dài hạn hàm ý việc đầu tư dựa trên phân tích các yếu tố cơ bản về triển vọng của công ty. Đầu tư theo kiểu lướt sóng hàm ý việc tận dụng sự biến động của thị giá quanh xu hướng giá trị của công ty. Quan điểm của tôi là đầu tư dài hạn nên tập trung vào những cổ phiếu có triển vọng tốt còn đầu tư lướt sóng nên thực hiện với những cổ phiếu có biến động giá thường xuyên và phải có tính thanh khoản cao. Thực ra rất khó để khẳng định rằng một cổ phiếu nào đó đó đang bị đầu cơ nhưng bạn hoàn toàn có thể nghĩ rằng nếu phân tích kỹ thuật của bạn là tốt thì sẽ không rơi vào bẫy của những tay lướt sóng chuyên nghiệp. Bẫy họ giăng ra nhưng bạn không nhảy vào thì ai có thể bẫy được bạn? (cười)

Long - Ha Noi- 098756243 (Email: piratesweden@yahoo.com): Kính chào ông Huy Nam . Tại thời điểm này theo ông nên mua những loại cổ phiếu nào?

- Ông Huy Nam : Bạn hỏi tôi một câu rất khó trả lời. Thứ nhất, trên thị trường có quá nhiều “người đẹp”, thứ hai, bản thân kế hoạch của bạn tôi không được biết, do đó phải nói làm sao cho phải đây? Thế nên, tôi có ý chung là bạn nên chọn mua những loại cổ phiếu mà theo tính toán của bạn là sẽ cho “gain” (lợi nhuận) sau 6 tháng tới, thay vì chỉ nghĩ đến lướt sóng để kiếm lợi nhuận ngắn hạn.

 

Mai Hương – Hà Nội: Nhân viên môi giới kinh doanh trên tài khoản của khách hàng  ở Việt Nam có là bất hợp pháp không? Kế hoạch thành lập thị trường OTC theo định hướng của cơ quan quản lý hiện đã tiến hành đến đâu, bao giờ thực hiện và khi thực hiện sẽ tác động tới thị trường như thế nào?

-  Ông Huy Nam : Đây là việc làm chẳng những bất hợp pháp mà còn không phù hợp về phương diện đạo đức nghề nghiệp. Riêng kế hoạch thành lập  thị trường OTC tại Việt Nam của cơ quan quản lý đã tiến hành đến đâu, bao giờ thực hiện là nằm ngoài tầm hiểu biết của tôi. Tuy nhiên, qua thông tin tôi được biết việc này đang được các cơ quan quản lý tích cực chuẩn bị.

Nếu thị trường này được thực hiện, tôi nghĩ sẽ làm cho môi trường giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết trở nên nề nếp hơn, đồng thời sẽ kích thích hoạt động đầu tư chứng khoán lên một mức cao hơn. Các công ty cổ phần đại chúng sẽ hoạt động minh bạch hơn, hiệu quả hơn và khả năng họ tham gia niêm yết trên TTCK sẽ cao hơn.

 

Nguyễn Đức Toàn - Giảng Võ, Hà Nội.- 0989966206 (Email: trungtruc2006@yahoo.com.vn): Thưa ông Huy Nam , hiện nay đã có nơi nào trên toàn quốc đã có hiệp hội tổ chức các nhà đầu tư chưa? Chúng tôi muốn thành lập để có các ý kiến phản hồi đối với UBCKNN và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, ý kiến ông thế nào? Hiện tại trên TTGDCKHN đã có ý định thay đổi về phương pháp giao dich chưa?

- Ông Huy Nam : Hiện nay, tại Việt Nam đã có Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI). Còn việc có nên thành lập một hiệp hội khác nữa hay không là còn tùy thuộc vào các điều kiện thực tế (pháp lý, nhu cầu của nhà đầu tư…).

Còn việc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội có ý định thay đổi phương thức giao dịch hay chưa, theo tôi, bạn nên đặt câu hỏi này trực tiếp với TTGDCK Hà Nội.

TTCK Việt Nam: “Lướt sóng” hay đầu tư dài hạn? ảnh 10

Được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả, tinnhanhchungkhoan.vn đã nhận được rất nhiều câu hỏi quan tâm gửi đến cho các chuyên gia trong chương trình Bàn tròn trực tuyến hôm nay. Mặc dù theo kế hoạch, chương trình dự định chỉ kéo dài 2 giờ đồng hồ, nhưng các chuyên gia đã nhiệt tình kéo dài thời gian giao lưu thêm 30 phút. Tuy nhiên, do lượng câu hỏi quá nhiều trong khi thời gian có hạn, còn nhiều câu hỏi khác chưa kịp được trả lời. Chúng tôi sẽ tiếp tục chọn lọc và chuyển những câu hỏi đó đến cho các chuyên gia. Nội dung sẽ được tiếp tục đăng tải trên tinnhanhchungkhoan.vn trong những ngày tới.

Chúng tôi hy vọng quý vị độc giả có thể hài lòng phần nào với nội dung giao lưu trực tuyến hôm nay và có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Ý thức rõ được nhu cầu của độc giả, tinnhanhchungkhoan.vn sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chủ đề bàn tròn trực tuyến khác trong thời gian sắp tới.

Ban Biên tập Báo Đầu tư, Đầu tư Chứng khoán và tinnhanhchungkhoan.vn xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị độc giả!